Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Độc quyền bán thuốc, độc quyền y tế - bệnh quen, Dân mãi hứng " bệnh lạ".

 Bệnh " chân tay miệng " chưa chữa nổi thì bệnh " lạ" mới lại xuất hiện, ngành y trong nước bó tay, đang cầu cứu Quốc tế.
 Bệnh lạ thì cầu cứu Quốc tế nhưng thuốc thì độc quyền không cho Quốc tế can thiệp, tất tần tật từ viên thuốc trị giá vài xu nếu nhập khẩu cũng phải do bộ, cục này nọ áp đặt mọi thứ, giá rổ và cửa nhập qua đây qua kia.
  Dạo trước bênh chân tay miệng loang ra thành dịch thì cũng bó tay, vẫn để mình Ông già Ozon Nguyễn Văn Khải vật lộn bỏ tiền túi ra mang nước tực bào chế ra rửa tay chân cho con bệnh hai ba ngày là về nhà, nếu nằm viện thì tốn cả vài chục triệu nhưng chết hơn trăm người rồi, bộ trưởng Tiến vẫn chém gió ba hoa và chưa chịu trách nhiệm gì hết. Bà ta chỉ hô xin tiền để làm dự án, dự án, dự ...án !

Bộ trưởng y tế đang đếm ngón tay ?

 Nay bệnh " lạ " được các hội đồng dưới bà Tiến tạm gọi là " sừng da", " vảy nến"...vv gì đấy bởi cũng chịu không biết gọi nó ra sao, đồng bào dân tộc thì cúng để chữa bệnh, dân Kinh thì vẫn cầu cứu Ông già Ozon xin nước chữa vậy.
    Khó có thể tìm ra nơi đâu trên Thế giới này có nền y tế và bộ máy y tế như tại Việt nam, thói độc quyền đủ thứ từ quyền phán bệnh, chữa bệnh, bán thuốc, nâng giá, tăng phí, coi bệnh nhân như mẻ, y đức cạn kiệt...đến mức không còn ra gì. Hết đời bộ trưởng này đến bộ trưởng kia vẫn chỉ chém gió, ngu ngơ như những con gà con bò.
   Dân vẫn phải tự kết hợp nhiều phương pháp để tự lo cho mình, cả đông tây y kết hợp với cúng ...tất tần tật mọi cách kẻ cả phải cầu cứu đến Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải - biệt danh Ông già Ozon - để cứu lấy tính mạng.
 Đúng là một nền y tế quái thai dị dạng !

" Làm giá" thuốc móc túi người bệnh.



   Nhiều nhà máy dược phẩm mọc lên chỉ để làm nhiệm vụ đóng gói hoặc sản xuất ăn theo, nhiều công ty dược chỉ “cắt lô” để dễ bề làm giá. Trong khi đáng ra, các doanh nghiệp này phải tiếp cận được các loại thuốc vừa hết bảo hộ độc quyền (generic) để có thể sản xuất thuốc giá rẻ hơn bán cho người bệnh, thay vì vẫn phải nhập khẩu...
Phần lớn công ty dược trong nước chỉ đóng gói hoặc sản xuất được các thuốc thông thường  Ảnh: L.N
Phần lớn công ty dược trong nước chỉ đóng gói hoặc sản xuất được các thuốc thông thường Ảnh: L.N.
“Cắt lô” làm giá
Có một nhà máy nhưng nhiều năm nay ngoài sản xuất một vài loại thuốc nhức đầu xổ mũi thông dụng, giám đốc công ty dược V. ở TPHCM vẫn sang các nước để “cắt lô” một số thuốc phân phối độc quyền về Việt Nam. Bằng cách mua gom một lô thuốc trị bệnh tim mạch hay tiểu đường từ hãng dược nước ngoài sản xuất, đưa về Việt Nam và phân phối độc quyền. Cách làm này theo giám đốc công ty dược V. là “cắt lô” để kiếm lời nhanh. “Khi đưa các thuốc này về, công ty phân phối lại qua các tầng nấc trung gian để kiếm lời”- người này nói. Một dược sĩ cho biết, tình trạng kinh doanh “cắt lô” đang rất phổ biến, dẫn tới doanh nghiệp dược dễ bề thao túng thị trường, đẩy giá.
Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc, công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức đóng gói bán thành phẩm nhập khẩu, gia công; công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập. Trong khi phân loại mức phát triển công nghiệp dược của WHO, Việt Nam đang đứng ở mức sản xuất được một số thuốc generic, đa số phải nhập khẩu.
Khi tìm mua loại thuốc Amiodaron- một loại thuốc dùng để điều trị rối loạn nhịp tim, ông Hoàng 56 tuổi ở quận 7 được các nhà thuốc cho biết hết hàng. Tuy nhiên theo tìm hiểu, thực chất đây chỉ là “chiêu trò” của đơn vị phân phối, bởi thuốc này theo các công ty dược nhập khẩu đã bị nhiều doanh nghiệp “cắt lô” độc quyền phân phối. Một tuần sau, ông Hoàng ghé lại nhà thuốc mua, loại thuốc này đã bị thổi giá tăng thêm 7.000 đồng/hộp. Hỏi ra mới biết, nhà phân phối yêu cầu điều chỉnh giá lên vì hàng thiếu lại hiếm.
Tình trạng khan hiếm thuốc và đẩy giá diễn ra phổ biến hiện nay, bởi những đơn vị kinh doanh theo kiểu “cắt lô” hoặc tạo ra những “liên minh ma quỷ” trong kinh doanh dược. Anh Hoàng Văn Huy- chuyên nhập hàng và phân phối thuốc ở TPHCM, cho biết: “Mình chỉ “cắt lô” một hai mặt hàng chuyên điều trị tiểu đường thôi, bởi dễ bán và được giá”. Theo người này bật mí thì việc “cắt lô” độc quyền, doanh nghiệp rất dễ thao túng và làm giá. Chỉ cần nói hết hàng để tạo sự khan hiếm giả, sau đó bung hàng ra và đẩy giá lên. Vì đặc thù, có bệnh không thể không mua thuốc chữa vì giá tăng.
Trên thực tế, ngay cả người không có công ty hoặc công ty không đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực dược, vẫn mượn pháp nhân để “cắt lô” bao tiêu sản phẩm, do dễ kiếm lợi nhuận cao. Giá thuốc “cắt lô”, sau khi làm xong các thủ tục, có loại được đẩy giá lên cao gấp hàng trăm lần. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ quan nào giám sát hay chế tài nào xử lý những sự vụ như vậy.
Ông Lương Đăng Khoa- Tổng Giám đốc Boston Pharma Việt Nam cho biết: Nhiều doanh nghiệp sợ sản xuất phải đầu tư tốn kém, nên mới làm kiểu ăn xổi như vậy. Trong khi đó, việc đánh giá tương đương sinh học đối với thuốc gốc (generic)- thuốc đã hết bảo hộ độc quyền của các công ty dược trong nước lại quá hiếm hoi.
PGS-TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp dược học thừa nhận trình độ công nghiệp dược Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và lép vế so với các nước, bởi còn không ít công ty dùng công nghệ lạc hậu, chỉ đóng gói. Việt Nam có gần 100 nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO nhưng gần như chưa tiếp cận được các loại thuốc vừa hết bảo hộ độc quyền (generic). Thay vì chớp lấy các thuốc generic để cạnh tranh với các hãng dược nước ngoài thì các công ty trong nước vẫn tập trung cho các chủng loại hàng thông thường và nhái mẫu mã dẫn đến hiện tượng đầu tư trùng lắp, cạnh tranh lẫn nhau…
Ăn theo
Phụ thuộc vào 90% nguồn nguyên liệu nhập khẩu, hàng chục công ty dược trong nước xây dựng nhà máy chỉ để đóng gói các loại thuốc của hãng dược nước ngoài sau khi mua về, một số ít sản xuất thuốc nhưng là những loại thuốc thông thường. Dược sĩ Nguyễn Văn K., giám đốc một công ty dược có trụ sở tại TPHCM, cho biết hầu như các công ty dược trong nước làm ăn kiểu “tát nước theo mưa”. 50% nhu cầu thuốc mà công ty nội sản xuất chỉ có vài ba phần trăm thuốc độc quyền, còn lại là thuốc thông thường, thuốc bị thay tên đổi họ.
Ông Trương Hữu Dũng- Giám đốc Cty dược T.Đ ở quận 10, cho biết: “Người bệnh bị cảm cúm nhức đầu tưởng rằng chỉ có Panadol, Paracetamol hay Decolgen nhưng thực tế thị trường có hàng trăm loại thuốc có tác dụng điều trị tương tự như vậy do trong nước sản xuất. Họ sản xuất theo kiểu bắt chước. Thấy thuốc nước ngoài bán chạy là mình làm theo, giá cả thì mỗi nơi mỗi giá, có khi bán giá cao hơn thuốc ngoại”- ông Dũng tiếp.
Hàng trăm loại kháng sinh nội cũng được các công ty trong nước đua nhau sản xuất, chỉ khác tên gọi thương mại, còn phòng và điều trị giống nhau. Hễ thấy công ty nào có sản phẩm bán chạy thì một tháng sau cũng thấy vài ba công ty dược khác sản xuất theo. “Đua nhau sản xuất kháng sinh, nên các công ty dược nội “giẫm đạp” nhau để cạnh tranh đưa thuốc vào bệnh viện, đua nhau tăng chi hoa hồng, nên đẩy giá thuốc lên cao bắt người bệnh gánh”- ông K. thừa nhận.
Khi hỏi mua thuốc Panadol, chị Vinh được nhân viên nhà thuốc Ái Mỹ trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 tư vấn có loại thuốc tương tự như Panadol nhưng giá cao hơn 200 đồng/viên. Chị Vinh đã chọn thuốc ngoại, vì chất lượng cao hơn, trong khi giá lại thấp hơn thuốc nội. Đại diện một công ty dược ở quận 7, thừa nhận, tình trạng sản xuất đại trà, sản xuất kiểu “ăn theo” nhưng giá vẫn cao do nguyên liệu phải nhập khẩu khiến cho thuốc nội khó tiêu thụ, người bệnh vẫn chưa thực sự tin tưởng.
PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết chỉ trong một năm Cục quản lý dược đã cấp tới 87 số đăng ký thuốc cho cùng hoạt chất Cefuroxime, 98 số đăng ký cho hoạt chất Cefixim và hàng chục số đăng ký cho các loại thuốc cùng hoạt chất khác như Amlodipin, Azithromycin, Metformin…trong khi những loại này đã quá nhiều ở Việt Nam. Đây là lý do khiến các công ty trong nước giẫm lên nhau sản xuất mà không cạnh tranh được với các thuốc cùng loại của các hãng dược nước ngoài.
Theo TS Lê Hậu, Khoa dược- Đại học Y Dược TPHCM trong khi chưa có điều kiện để nghiên cứu phát minh ra những loại thuốc mới, ngành dược Việt Nam vẫn không tập trung sản xuất thuốc generic cho nhu cầu điều trị trong nước. Theo tính toán của Bộ Y tế, hiện mỗi năm có khoảng 25-30 hoạt chất hết bản quyền với trị giá hàng chục tỷ USD được các nước trên thế giới đổ xô vào khai thác. Trong khi các công ty dược trong nước thờ ơ, chỉ tập trung “cắt lô”, “ăn theo” kiếm lời nhanh. Với cách làm ăn này, người bệnh không biết tới khi nào mới thôi bị móc túi.
Lê Nguyễn -  net

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Côn đồ Phú xuyên bắt cóc phụ nữ giữa ban ngày !

  Sáng nay vào lúc 5 giờ 40, khi chị Mây ở thôn Tư sản, xã Phú túc cùng chị gái mình đi làm tăm hương tại xã Quảng Phú cầu thì có bốn tên bịt mặt lao đến bịt miệng chị bằng giẻ, bẻ quặt tay và xách lên xe ô tô đi mất !
 Chị gái của chị Mây lao ra cản lại thì bị chúng đẩy ngã ngất đi.
 Chủ cơ sở làm tăm hô hào mọi người lao ra : xã hội đen bắt người ! nhưng chúng đã chạy xa. Họ cùng kéo ra xã Quảng Phú Cầu lập biên bản về sự việc, xã  đã ký xác nhận nội dung, đóng dấu đỏ.
Biên bản xác nhận sự việc của xã Quảng Phú Cầu.
  Cả công an xã Quảng Phú Cầu Ứng hòa cũng kéo sang xã Phú túc để làm rõ sự việc bắt cóc người của cơ sở sản xuất tăm.

   Cả làng, cả họ nhà chị Mây đã hô hào bà con thôn Tư sản kéo ra ủy ban xã để yêu cầu làm việc với lãnh đạo xã. Xã nói rằng không biết, đấy là huyện làm, hóa ra huyện Phú xuyên làm, trong tốp côn đồ đó có một tên bà con biết mặt và tên vì lảng vảng ở thôn, giả vờ mua vịt từ hôm trước, hắn tên Sơn sống ở thôn Hàm Lung, số điện thoại bà con nêu trên Face book : 0915584527.
  Đến tận 16 giờ hôm nay bà con vẫn tiếp tục bao vây cổng ủy ban xã, căng biểu ngữ đòi người.
  Họ quay phim chụp ảnh và đưa lên mạng, có cả mặt các an ninh của Thành phố có mặt trong ủy ban xã, có vị tên Sơn phụ trách an ninh văn hóa như trên Face đăng.

 Ngày mai theo như thông báo của ủy ban là sẽ cưỡng chế cánh đồng đang tranh chấp. Thực tế, cánh đồng đó là ruộng 5% của bà con, một doanh nghiệp làm về mây tre đan đã chung chi cho các cấp vì vậy các cấp từ Thành phố đến xã đã làm việc rất nhiệt tình, có thể cố tình cướp đất cho doanh nghiệp.
  Sáng mai bà con sẽ kéo nhau ra Thành phố để đòi người và tiếp tục phản đối việc cướp đất 5% của mình.
 Đêm nay bà con tiếp tục bao vây nhà chủ tịch xã để đòi người.

 Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy tin từ bà con và cập nhật 24 /24  để bạn đọc đón xem.

Nóng - Biểu tình khiếu kiện đất đai tại số 1 Ngô Thì Nhậm Hà đông !

 Cả ngàn người mang theo banron biểu ngữ biểu tình tại Văn phòng tiếp dân trung ương đảng và Nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm Hà đông :









Bà con dùng cả ban ron biểu ngữ tiếng Anh, rất chuyên nghiệp !
 Với tình trạng các doanh nghiệp lấy đấy ồ ạt của dân, bất chấp pháp luật, lợi dụng sự tiếp tay của chính quyền các cấp, người dân ngày càng bị dồn vào chân tường nên đã bắt đầu phản ứng mạnh.
  Tình hình như vậy đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định xã hội nghiêm trọng, Ô khảm, Tiên lãng là những ví dụ điển hình của sự đối đầu giữa dân và chính quyền mà tâm điểm chỉ riêng vấn đề đất đai.
 Nếu không có một giải pháp đủ để trấn an và lấy lại lòng tin của dân thì chưa biết sẽ xảy ra những gì từ những tâm điểm ấy. Hôm nay là hàng ngàn dân, mai sẽ vài ngàn, khi cả vạn dân oan bất bình thì khó có thể lường hết những gì sẽ xảy ra.


Dân bao vậy huyện Hoằng hóa Thanh hóa lúc nửa đêm !


   Từ lúc 22h30 ngày 15-4 đến 0h ngày 16-4, hàng chục người dân của xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã tập trung về trụ sở UBND huyện Hoằng Hóa đối thoại với lãnh đạo huyện để phản ánh một số bức xúc mà theo họ là chưa được chính quyền địa phương giải quyết thấu đáo.
Chiếc bè của anh Phong bị đốt tối 14-4, thiệt hại gần 100 triệu đồng Ảnh: Hoàng Lam
Chiếc bè của anh Phong bị đốt tối 14-4, thiệt hại gần 100 triệu đồng Ảnh: Hoàng Lam.
Các nội dung mà người dân bức xúc, kiến nghị nhiều lần với chính quyền địa phương như: Chính quyền phải quy hoạch lại bến bãi, đường đi ra biển để ngư dân thuận lợi trong việc khai thác hải sản; các công ty du lịch ở khu vực này phải tạo điều kiện cho con em trong xã vào làm việc; người dân phải được bàn bạc trong quy hoạch bến bãi; giải quyết tình trạng tại các bến cá xuất hiện một số đối tượng chuyên ép giá, đe dọa ngư dân và làm rõ việc kẻ xấu đốt bè mảng của ông Trương Ngọc Phong ở thôn 3, xã Hoằng Thanh xảy ra 14-4...
Trả lời báo chí, ông Phạm Bá Oai, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho biết: Để xảy ra tình trạng người dân tập trung, bức xúc như trên cho thấy đội ngũ cán bộ cơ sở ở xã Hoằng Thanh “có vấn đề” và thiếu năng lực. Sáng 16-4, sau khi nghe đầy đủ kết luận của UBND huyện liên quan đến những kiến nghị của mình, về cơ bản người dân thống nhất với những giải đáp cũng như cách thức tiến hành giải quyết những vướng mắc. Trong những ngày tới, cơ quan chức năng của huyện sẽ tập trung giải quyết triệt để những kiến nghị của nhân dân.
Dự án khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch 400,64 ha. Đây là dự án có nhiều nhà đầu tư và liên quan đến 5 xã ven biển của huyện Hoằng Hóa như các xã Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ…
HL - net

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Ecopark có thể nổ lớn !


Trần Đức Việt - Dự án Ecopark (Hưng Yên) ngày càng nóng, có thể nổ lớn!


Trần Đức Việt, nhà báo tự do

Vừa về đến nhà, vợ tôi thông báo: Điện thoại của anh reo chuông liên tục, có cả tin nhắn nữa. Cầm máy lên xem, hóa ra những ngày tôi vắng nhà xẩy ra quá nhiều chuyện. Tại phố Tràng Thi (trụ sở Mặt trận Tổ quốc), Ngô Quyền (trụ sở Quốc hội), rồi trụ sở Thanh tra Chính phủ ở Mỹ Đình liên tục xẩy ra khiếu nại đông người. Điểm mới là những cuộc tập trung này diễn ra cùng lúc của nhiều đoàn khác nhau. Có thể nhận ra dấu hiệu các đoàn bắt đầu liên kết lại, tạo ra áp lực mạnh hơn trước. Tất nhiên, sự liên kết này là chưa đủ mạnh, chưa bền chặt và thống nhất. Nhưng được như hiện nay cũng là quý lắm rồi, không nên vội vàng, vì "dục tốc bất đạt".
Ngày 12/2/2012 có một sự kiện đặc biệt không thể bỏ qua. Đoàn thanh tra Chính phủ do một Phó Tổng thanh tra Chính phủ dẫn đầu đến UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đối thoại trực tiếp với nhân dân. Nhưng rồi cuộc đối thoại này đổ vỡ vì mục tiêu của 2 bên quá khác nhau. Về phía đoàn nhà nước, UBND huyện Văn Giang chỉ mời 166 hộ gia đình ở xã Xuân Quan đến họp. Theo chủ tịch huyện, đây là các hộ có đất liên quan trực tiếp đến việc giải phóng mặt bằng 72 ha sắp tới để bàn giao cho chủ đầu tư. Huyện chỉ nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ này trước khi giải phóng mặt bằng, thực chất là cho dân nói "xả hơi" rồi... cưỡng chế! Về phía nhân dân, các đại biểu đòi hỏi phải đối thoại về toàn bộ dự án liên quan đến gần 2000 hộ dân, phải có đại biểu của cả 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao dự họp. Chủ tịch huyện không đáp ứng yêu cầu này, tuyên bố sẽ thực hiện lệnh cưỡng chế vào ngày 20/4/2012. Đáp lại, nhiều người dân bày tỏ quyết tâm giữ đất, dù có phải "đổ máu" cũng không chịu mất đất. Cuộc đối thoại chưa thành đã phải giải tán, chưa biết được rồi ngày 20/4 sắp tới sẽ xẩy ra điều gì?
Nhìn sắc thái của tôi, bà xã hỏi: Trông anh khác lắm, có chuyện gì vậy? Quả thật là sau khi biết thông tin tôi bứt rứt không yên. Có hiện tượng mới đang diễn ra: Một vài nhóm trí thức yêu nước bắt đầu đến với các hộ dân khiếu nại, động viên, tư vấn người dân về mặt pháp luật. Được động viên đúng lúc, nhiều người dân trở nên tự tin hơn, quyết tâm cũng tăng lên. Một số nhóm yêu nước ở xa đã đến Hà Nội, lẳng lặng quan sát sự kiện diễn ra ở Văn Giang. Trong đội hình các hộ dân mất đất ở Văn Giang đang nổi lên câu hỏi: Đến 20/4 liệu chính quyền có cưỡng chế không? Nếu có thì đối sách sẽ thế nào? Kinh nghiệm cho thấy trước đây chính quyền đã dùng côn đồ "xã hội đen" cưỡng chế rất tàn bạo, nhiều người bị thương, có bà mẹ 80 tuổi bị đánh ngất. Bây giờ chính quyền xem ra còn hung hãn hơn. Tuy nhiên, thời điểm này tình hình cũng khác trước. Sự kiện Tiên Lãng, Hải Phòng đã động viên nhân dân rất nhiều. Bộ mặt của chính quyền cấp huyện lộ rõ không che dấu được ai. Chính quyền huyện cưỡng chế, thực chất là cướp đất, cướp trắng từ tay nhân dân. Có lý nào người dân đang cầm sổ đỏ trong tay mà chính quyền bán đất cho công ty, không hề hỏi người chủ là nhân dân một tiếng?
Tôi nghĩ những người đứng ở tuyến đầu trong đội hình các hộ dân Văn Giang đang phải đắn đo, cân nhắc kỹ. Nên phản đối thế nào? Mức nào là vừa? Họ không muốn để nhân dân tổn thất, nhưng cũng không muốn đầu hàng bọn cướp ngày! Bây giờ đất là sự sống. Sau sự kiện Tiên Lãng, những người dân mất đất trong cả nước đang cần đến một "sự kiện" khác mạnh mẽ hơn, có tiếng vang hơn nữa để thúc đẩy cuộc đấu tranh giành quyền sống. Thì đây, "sự kiện Văn Giang" đang đến. Khác với Tiên Lãng, Văn Giang là cả nghìn con người, trong đó có nhiều người muốn cầm lấy vũ khí. Trận đấu này có thể dẫn đến cái chết cho một số người thuộc cả 2 phía. Đó là hậu quả đau lòng nhất có thể thấy trước. Cũng có vài người hi vọng sự kiện Văn Giang sẽ mở màn một loạt sự kiện lớn lao hơn cho đất nước. Tôi không nghĩ thế. Dù biết rằng có một số nhóm yêu nước đã và đang đến theo dõi sát sự kiện Văn Giang nhưng cũng phải thấy rằng các nhóm chưa tạo ra mối liên kết đủ mạnh, có thể hỗ trợ lẫn nhau. Điều kiện khách quan và chủ quan chưa chín muồi cho những sự kiện lớn và đặc biệt lớn. Có thể có người sẽ hỏi: Lúc nào mới chín muồi? (Ai cũng bảo nó đổ này, nó đổ này... mà mãi không thấy nó đổ? Sốt ruột ơi là sốt ruột!). Tôi thì nghĩ phải đến năm 2013, khi hết hạn giao đất trên toàn quốc, chính quyền cấp cao phải phạm sai lầm tạm gọi là cực kỳ ngu xuẩn trước nhân dân (điều này tất yếu sẽ xẩy ra, những cái đầu đất của lãnh đạo không nhận thức được đâu), các đầu mối của nhiều phong trào (trong đó có phong trào giữ đất, đòi đất) liên lạc được để hỗ trợ lẫn nhau, lúc đấy mới có thể nói đến chuyện đã chín muồi hay chưa? Để đến được lúc ấy, về mặt chủ quan các nhóm yêu nước cần tích cực xây dựng niềm tin, liên lạc với nhau từ bây giờ. Sự kiện Văn Giang sắp đến chính là cơ hội để các nhóm yêu nước nhận ra nhau, tạo ra mối liên kết ngày mai. Tôi nghĩ bây giờ là lúc cần xúc tiến các hoạt động theo hướng này. Thế liệu Văn Giang có thể trở thành đốm lửa đốt cháy cả cánh đồng được không? Cũng có khả năng, dù chỉ là một phần nghìn tia hi vọng. Vì thế mới cần theo dõi tình hình thật sát sao và kỹ lưỡng. Cho dù thế nào thì các nhóm yêu nước cũng được thắp sáng niềm tin vào nhân dân. Nếu Tổ quốc và nhân dân kêu gọi, chúng con sẽ đến với Người.

 Net.

Bàn tay " vàng " Vũ Thị Thanh - Giám đốc Viện mắt Hà nội.


VỀ VỤ VIỆC NGHIÊM TRỌNG VÀ KÉO DÀI Ở VIỆN MẮT HÀ NỘI


Đề nghị khai trừ Đảng, đuổi khỏi ngành và truy cứu hình sự


Đó là đề nghị của Bà Lê Hiền Đức đối với trường hợp Bà Vũ Thị Thanh, Giám đốc Viện Mắt Hà Nội (ảnh bên - internet). Đề nghị này được đưa ra đối với GĐ Sở Y tế HN và ban lãnh đạo Sở, sau khi bà đã nghiên cứu hồ sơ, tiếp cận nhân chứng và hiện trường Viện Mắt Hà Nội, nơi bà Thanh làm Giám đốc.

Vụ việc này đã được báo chí nhà nước phanh phui đã lâu và dưới thời GĐ Sở Y tế Hà Nội Lê Anh Tuấn được giải quyết xuê xoa, bao che, không đến nơi đến chốn, khiến bức xúc ngày một gia tăng. Nay, Sở đã có GĐ mới - Ông Nguyễn Khắc Hiền, vốn là cán bộ Hà Tây ra, không hiểu ông Hiền sẽ xử lý như thế nào? Liệu Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền có hành xử đúng lương tâm của một Thầy thuốc Ưu tú và trách nhiệm của một người đang đứng đầu ngành y tế thủ đô không?
Để nắm được ngọn ngành vụ việc, mời chư vị đọc loạt bài dưới đây:

Báo Người lao động:


Dưới đây là Kết luận của của Thanh tra Sở Y Tế HN về đơn tố cáo của cán bộ:





Và cán bộ và bệnh nhân tiếp tục tố cáo:













Mời chư vị xem Video clip bệnh nhân tố cáo:  
.