Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Bệnh viện đa khoa Vinh lại giết mẹ con sản phụ !

Mẹ con sản phụ chết bất thường, người nhà 'vây' bệnh viện

(TNO) Rạng sáng nay 5.9, một sản phụ và thai nhi đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa TP.Vinh, Nghệ An. Bức xúc trước cái chết bất thường này, người nhà sản phụ đã “vây” bệnh viện khiến việc khám, chữa bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.

Chị Nguyễn Thị Hoài, chị gái của sản phụ Nguyễn Thị Vinh (24 tuổi, ngụ xóm 4, xã Nghi Phong, H.Nghi Lộc, Nghệ An), cho biết chị Vinh mang thai lần đầu, được chẩn đoán là một bé gái, thai khỏe.
Khoảng 22 giờ đêm 4.9, chị Vinh có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa TP.Vinh để sinh. Sau khi làm các thủ tục xét nghiệm máu, nước tiểu, sản phụ Vinh được đưa đến phòng chờ khoa Sản để chờ sinh.
Chị Hoài kể: “Lúc đó, nó (sản phụ Vinh - PV) kêu đau bụng. Một y tá đưa cho tui một vỉ thuốc 6 viên dặn cho uống ngay 3 viên, 6 giờ sau cho uống tiếp 3 viên còn lại. Tui hỏi đây là loại thuốc chi thì cô y tá này nói cứ cho uống đi, đừng hỏi".
"Tui cho nó uống 3 viên thuốc đó, sau đó, nó đau bụng dữ dội, miệng sùi bọt mép và ngất xỉu. Chồng nó liền bồng đến phòng khám. Khi đó tại phòng này có một y tá và hai sinh viên thực tập. Một lát sau, cô y tá này chạy đi gọi bác sĩ, chừng 5 phút sau thì một bác sĩ đến. Sau khi thăm khám xong, ông bác sĩ này đi ra khỏi phòng gọi điện thoại cho ai đó nhưng gọi 2 - 3 lần bên kia vẫn không nghe máy, sau đó ông bác sĩ này quay vô phòng. Ít phút sau, cô y tá ra gọi chồng của Vinh vào thông báo chỉ cứu được mẹ còn con đã tử vong. Chồng nó đồng ý và y tá bảo đi ra ngoài chờ. Khoảng 3 giờ sáng, chúng tôi thấy rất nhiều công an đến và sau đó nhận được tin cả mẹ con nó đã tử vong”, chị Hoài bức xúc cho biết thêm.
Sáng nay, Công an TP.Vinh đã có mặt tại bệnh viện niêm phong hồ sơ bệnh án để điều tra nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ Vinh. Lãnh đạo bệnh viện tổ chức họp với đại diện gia đình sản phụ. 
Đến 10 giờ sáng, cuộc làm việc vẫn chưa xong. Bức xúc trước cái chết bất ngờ của sản phụ Vinh, người nhà sản phụ này đã đưa thi thể sản phụ từ nhà xác đến để trước hành lang bệnh viện, cạnh khoa Cấp cứu, khiến hoạt động khám chữa bệnh ở đây bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Ông Hoàng Văn Hảo, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An, cho biết sở đã nhận được báo cáo qua điện thoại của lãnh đạo bệnh viện về trường hợp tử vong của sản phụ Vinh và sáng nay đã chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ đến để làm rõ nguyên nhân gây tử vong.
Tuy nhiên, đến 11 giờ trưa nay, Sở Y tế Nghệ An cho biết vẫn chưa nhận được báo cáo từ phía bệnh viện nên chưa thể kết luận được gì.
Sản phụ tử vong bất thường tại bệnh việnNgười nhà sản phụ Vinh bàng hoàng trước cái chết bất thường của cả hai mẹ con
Sản phụ tử vong bất thường tại bệnh việnNgười nhà sản phụ bức xúc đưa thi thể sản phụ để trước hàng lang bệnh viện khiến tình hình trở nên căng thẳng
Tin, ảnh: Khánh Hoan

Bệnh viện Thanh Nhàn Hà nội cần được điều tra, truy tố hình sự !

   Qua điều tra độc lập của chúng tôi tại một số bệnh viện trong đó có viện Thanh nhàn, chúng tôi đã có được hàng loạt thông tin từ các quản lý, nhân viên của các hãng dược đã nhiều năm cũng cấp dược vào các bệnh viện, chúng tôi sẽ cho đăng tải từng bài liên quan đến từng bệnh viện trong thời gian sắp tới.

  Hưng một dược sỹ - từng làm quản lý dược cho một công ty của Ấn độ tại Hà nội có tên Cipla - cho biết :

  " Chúng tôi từng nhiều năm cung cấp các loại thuốc kháng sinh vào viện Thanh nhàn và nhiều viện khác, tới đó phải gặp chị Việt trưởng khoa dược và giám đốc viện để thoả thuận hoa hồng cho từng loại dược vào viện qua chương trình "đấu thầu " hai lần cho mỗi năm. 

 Hồ sơ thầu được Giám đốc viện và Trưởng khoa dược '' phím " cho và tôi tự đưa thành phần dược vào, các chủng loại được hãng cho quản lý dược, trình dược viên tới " làm việc" trước với chị Việt và Giám đốc viện, sau đó đưa vào hồ sơ " đấu thầu".
  Hoa hồng tối thiểu cho các loai kháng sinh cấp vào viện được thống nhất ( thường là từ 15 đến 25 % tuỳ loại ) trước khi hồ sơ thầu được hoàn thiện, thuốc cấp vào viện theo yêu cầu của khoa dược bao nhiêu thì cắt hoa hồng dứt điểm bấy nhiêu...
  Việc đàm phán và " chốt " mức chiết khấu hoa hồng được quản lý dược của hãng tới nhà riêng của chị Việt ở Kim Giang và giám đốc viện ở Kim mã lúc ngoài giờ, sau đó cứ thế mà làm, không quan tâm đến giá của loại dược đó được cấp vào viện khác là bao nhiêu...
  Còn các bệnh viện khác cũng vậy, cơ chế chung đều như vậy cả, hãng Ấn độ hay Đức, Trung quốc...gì thì cũng chỉ được nhập hẩu hết qua các công ty được Bộ y tế và cục dược chỉ định, việc tiếp thị là hãng giao cho văn phòng đại diện tại Việt nam làm, nhập qua các nhà nhập khẩu và phân phối do bộ, sở y tế cấp phép. Giá thành của dược phẩm chỉ có Bộ y tế và cục biết là chênh lệch bao nhiêu so với giá gốc. Giá FOP ( giá bên nước ngoài do hàng cung cấp ) và giá CIF ( nhập về đến Việt nam chưa gồm thuế, chỉ gồm thêm chi phí vận chuyển) thì ngay cả nhân viên trình dược, quản lý dược của hãng tại Việt nam cũng không được biết. Vì giá CIF có thể được hãng nâng lên theo yêu cẩu của phía Việt nam..."

  Đó chỉ là một phần nhỏ những tiết lộ của các quản lý dược đã và đang cấp thuốc vào các bệnh viện dưới cái mác " đấu thầu". Thế mới hiểu rằng : các trưởng khoa dược và giám đốc các bệnh viện tuyến trung ương vì sao có nhiều nhà lầu, biệt thự, xe hơi như vậy. 

Bài tiếp : Báo chí giám sát đấu thầu mua bán dược tại bệnh viện Việt Đức - màn kịch diễn vụng.
  

http://m.dantri.com.vn/su-kien/tiet-lo-dong-troi-tu-khoa-duoc-benh-vien-thanh-nhan-774753.htm

Tiết lộ “động trời” từ khoa dược, bệnh viện Thanh Nhàn

   Dự trù mua thuốc không sát với thực tế nên tại BV Thanh Nhàn thường xuyên thiếu thuốc để cấp phát và sử dụng cho bệnh nhân đến đây khám chữa, điều trị, đặc biệt là thuốc sử dụng trong cấp cứu.
Một số loại thuốc khác lại…thừa dẫn tới lượng tồn kho lớn, bác sĩ phải “đổ đống, đổ tháo” trên đầu bệnh nhân cho…hết. Phản ảnh rợn người từ khoa dược của BV Thanh Nhàn có thể khiến tất cả các bệnh nhân “sợ toát mồ hôi”.
Thuốc thiếu, thuốc thừa, kê đơn “loạn xạ”
Phản ảnh với phóng viên PLVN, một số cán bộ, nhân viên khoa dược, BV Thanh Nhàn cho hay tình trạng “thuốc thiếu, thuốc thừa” diễn ra từ cuối năm 2011 và thể hiện rõ nhất vào cuối năm 2012 vừa qua. Hồ sơ, tài liệu mà các cán bộ, nhân viên này cung cấp cho nhóm phóng viên cho thấy do BV dự trù mua thuốc không sát với thực tế nên đã dẫn đến tình trạng có loại thuốc không đủ để dùng, có loại thuốc lại thừa, phải dùng quá nhiều dẫn đến việc kê đơn thuốc không an toàn.
đề xuất xin thuốc của khoa cấp cứu bv thanh nhàn
Đề xuất xin thuốc của khoa cấp cứu BV Thanh Nhàn
Đơn cử, loại thuốc corticoid dạng tiêm truyền, nhu cầu sử dụng của bệnh viện này mỗi tháng khoảng 1100 lọ, thế nhưng lãnh đạo khoa dược xác nhận loại thuốc nói trên luôn trong tình trạng không có và cũng không có thuốc thay thế.
Trong khi đó, có khoảng 272 loại thuốc được nhập về quá nhiều dẫn tới tồn kho. Đại diện lãnh đạo khoa dược phản ảnh: vì thuốc tồn kho nhiều ( năm 2012 tồn khoảng 20 tỉ tiền thuốc) nên đầu năm 2013 Ban giám đốc đã “hò” tất cả các khoa dùng thuốc.“Đắc lực nhất trong việc sử dụng thuốc tồn kho là khoa khám bệnh. Những mặt hàng thuộc nhóm thuốc beta như Dorocardyl 40mg (propranolol) đều được các bác sỹ kê cho bệnh nhân từ 100 – 200 viên/ tháng (nhưng bệnh nhân chỉ dùng 1 viên/ ngày). Theo quy chế kê đơn thì các bệnh nhân mãn tính được cấp thuốc trong vòng 1 tháng. Các bệnh nhân được BHYT hỗ trợ thuốc chỉ được 30 viên, nếu vượt quá thì bệnh nhân phải bỏ tiền ra mua theo đơn của bác sỹ. Thế nhưng để “giải phóng thuốc tồn kho”, các bác sỹ đã kê đơn cho bệnh nhân thành 200 ngày.
Thấy hiện tượng dùng thuốc ồ ạt, ngày 10/12/2012 khoa dược đã báo cáo ban giám đốc nhưng chỉ nhận được câu trả lời “ở bệnh viện này đã bao giờ sử dụng thuốc hợp lý an toàn bao giờ đâu”, vị đại diện khoa dược bức xúc cho biết.
Trước sự thờ ơ của Ban lãnh đạo BV, khoa dược đã có đơn phản ảnh lên Thanh tra Sở Y tế Hà Nội. Thông báo kết quả xác minh đơn thư số 179 của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về “tình hình cung ứng và sử dụng thuốc tại BV Thanh Nhàn” khẳng định : nội dung phản ánh có mặt hàng thuốc thiếu, mặt hàng thuốc thừa, lúc không đủ để dùng, lúc dùng quá nhiều là đúng. Thanh tra Sở Y tế cũng xác định có việc bệnh nhân có thẻ BHYT, bệnh nhân cấp cứu nhưng phải mua thuốc ngoài vì thuốc BV không đủ. Nghiêm trọng hơn, công tác thanh tra cũng đã xác nhận việc BV Thanh Nhàn kê đơn thuốc không hợp lý, không an toàn là có thực.
Uẩn khúc hoạt động đấu thầu thuốc
Theo phản ảnh của khoa dược BV Thanh Nhàn, không chỉ để xảy ra tình trạng “thuốc thừa, thuốc thiếu” mà ngay cả hoạt động cung ứng, đấu thầu thuốc tại BV cũng “có vấn đề”.
Cụ thể, ngày 01/11/2011, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Thanh Nhàn đã họp và đã thông qua danh mục thuốc (DMT) mua năm 2012, khoa Dược đã tập hợp và trình giám đốc BV ngày 10/11/2011. Thế nhưng, BV không thực hiện theo DMT đã được Hội đồng thuốc thông qua ngày 01/11/2011 mà lại tự ý mua thuốc theo tên biệt Dược (chỉ định thầu). Phát hiện của khoa dược cho thấy có tới 27 thuốc không có trong DMT Hội đồng thuốc và điều trị đã thông qua ngày 01/11/2011 nhưng vẫn được mua về. Điều này trái với Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Lề lối làm việc của Hội đồng thuốc và Điều trị.
đề xuất xin thuốc của khoa cấp cứu bv thanh nhàn
Thông báo xác minh đơn thư phản ánh những sai phạm của BV Thanh Nhàn trong hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
Vẫn theo phản ảnh của khoa dược, chỉ tính riêng 05/27 thuốc trong DMT mua theo tên Biệt Dược (chỉ định thầu) là các thuốc khoa Dược không nhận được đề nghị được sử dụng của các khoa lâm sàng trong bệnh viện, chưa bao giờ được sử dụng tại BV Thanh Nhàn và không có bất cứ thành viên khoa Dược nào trong Hội đồng thuốc và điều trị biết và tham gia là: Fortum 1g; Rigofin 1g; Rigotax 1g; Albuminar 25%_50ml; Human albumin 20%_50ml Behring; Amigol 8,5%_500ml đã có trị giá: 5,096,612,000đ. Bệnh viện Thanh Nhàn mua với giá (82.000đ/lọ), cao hơn nhiều so với giá thuốc này trúng thầu tại Bắc Giang (67.500đ/lọ), BV Bạch Mai (62.160đ/lọ).
Với số lượng mua năm 2012 của bệnh viện Thanh Nhàn (35.766 lọ), số tiền chênh lệch cao hơn so với kết quả trúng thầu của Bắc Giang là: 518.607.000đ  và so với kết quả trúng thầu của Bạch Mai: 709.597.440đ. Như vậy có nghĩa là giá trúng thầu của bệnh viện Thanh Nhàn 82.000đ/lọ, thì giá kế hoạch ít nhất cũng phải là 82.000đ/lọ.
Đây là một số tiền rất lớn và khoa dược đã có phản ảnh lên Sở Y tế đề nghị cần quy trách nhiệm rõ ràng. “Không chỉ một mặt hàng Rigofin 1g, toàn bộ các thuốc trong DMT mua theo tên biệt Dược bệnh viện Thanh Nhàn xác định giá kế hoạch trên cơ sở nào? Số tiền thực chênh lệch với kết quả trúng thầu của các cơ sở y tế công lập khác là bao nhiêu? Ai phải chịu trách nhiệm trong việc này? Có sự thông đồng với nhà thầu không”, đại diện lãnh đạo khoa dược bức xúc phản ảnh.
Cứ lên tiếng là bị…trù dập?
Bức xúc trước những sai phạm trong việc đấu thầu, cung ứng thuốc, tình trạng thuốc thừa, thuốc thiếu, kê đơn không an toàn cho bệnh nhân, một số cán bộ, nhân viên khoa dược đã lên tiếng. Đáp lại họ là thái độ trù dập từ BGĐ, thậm chí một số người bị điều chuyển sang công việc khác không đúng chuyên môn. Bà B.T.A.V, khoa dược cho biết do bà không đồng ý với việc BGĐ tự ý thay đổi nhà thầu các gói thuốc khi gói thầu thuốc 6 tháng cuối năm 2011 đang thực hiện theo đúng quy định về đấu thầu, đã chấm, xét thầu xong nhưng chưa được phê duyệt nên từ cuối năm 2012 đến nay bà gần như bị vô hiệu hoá, “ngồi chơi xơi nước”, bị trừ thi đua vô căn cứ và bị gây áp lực đủ bề.
Bà B.T.A.V còn cung cấp cho phóng viên PLVN bằng chứng về việc BGĐ BV Thanh Nhàn phân công bà Bùi Kim D một dược sỹ mới ký hợp đồng về làm thủ kho chính mặc cho trưởng khoa dược phản đối vì cho rằng dược sỹ này không đủ năng lực. Sau đó, chính dược sỹ D đã làm thất lạc 390 ống Golvaska và tự ý mua thuốc của công ty không có hợp đồng với BV, hàng không rõ nguồn gốc, không thông qua hội đồng kiểm nhập, đưa hàng vào sử dụng tại bệnh viện. Kết quả thanh tra của Sở Y tế Hà Nội xác nhận việc dược sỹ Bùi Kim D làm mất thuốc và mua thuốc ngoài bù vào là có thật và việc làm này không đúng quy định. Sở Y tế đã có chỉ đạo xử lý trách nhiệm cá nhân của dược sỹ D.
Thanh tra Sở Y tế tại văn bản số 179/TB-TTr cũng nêu rõ: đã chỉ đạo BGĐ BV Thanh Nhàn khắc phục, xử lý ngay những sai phạm trong hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc tại BV và tổ chức kiểm điểm trách nhiệm những tập thể, cá nhân có liên quan tới những sai phạm đã được Thanh tra Sở kết luận.
Tuy nhiên, những sai phạm tại BV Thanh Nhàn không chỉ dừng lại ở khoa dược. Điều tra của PLVN còn cho thấy nhiều sai phạm “động trời” khác đang diễn ra tại BV Thanh Nhàn.
Liên quan đến việc sử dụng thuốc trong khám chữa bệnh tại BV Thanh Nhàn, PLVN nhận được đơn tố cáo của ông Lê Văn Ngọc ở 76 Hàng Mã, Hà Nội về việc mẹ của ông Ngọc là cụ Nguyễn Thị Tâm, đã tử vong ở BV Thanh Nhàn năm 2012. Ông Ngọc cho rằng việc cụ Tâm tử vong có nguyên nhân từ việc sai sót của BV Thanh Nhàn khi sử dụng thuốc và phác đồ điều trị cho cụ Tâm. Hiện ông Ngọc đã khởi kiện vụ việc ra TAND Thành phố Hà Nội.
Theo Pháp luật Việt Nam

Công an Nghệ an đàn áp khát máu, dã man người dân.

 

CTV Danlambao - Cách đây 2 tháng, CA Nghệ An đã có hành vi bắt cóc 2 giáo dân xứ Mỹ Yên, Nghệ An là Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Khải. Mãi đến khi người dân tìm đến, họ mới đưa ra lí do bắt giữ là “Gây rối trật tự công cộng”. Bức xúc trước hành vi bắt giữ người tùy tiện, trái pháp luật và vô cớ buộc tội với 2 anh Khởi và Khải, ngày 03.09.2103, hàng ngàn người dân đã tụ tập tại UBND xã Mỹ Phương, Nghi Lộc, Nghệ An để phản đối hành vi bắt người tùy tiện của lực lượng CA, yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho thân nhân của họ.
Trước áp lực của người dân, các cơ quan của tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc đã hứa với người dân là vào 16h ngày hôm nay, 04.09.2013 sẽ trả tự do cho 2 anh Khởi và Hải. Hàng ngàn người dân gồm anh em, bạn bè, giáo dân quanh xứ đã đợi đón người thân của họ về.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền không những đã nuốt lời khi không trả tự do cho 2 người đã bị họ phục kích bắt giữ trái phép mà còn đem một lực lượng rất lớn với hàng ngàn CSCĐ và dân quân trang bị dùi cui, pháo, vũ khí, chó nghiệp vụ đến để đàn áp, đánh đập người dân rất dã man. 










Đặc biệt, họ còn đánh đập trọng thương nhiều phụ nữ và cả trẻ em. Đã có rất nhiều người dân bị đánh và bắt lên xe thùng mang đi. Hiện tại, họ đã đánh đập làm trọng thương hơn 20 người, trong đó có em học sinh Nguyễn Văn Được, bị chấn thương sọ não và đang cấp cứu tại Bệnh viện Xã Đoài.



Hiện tại, nhà cầm quyền tiếp tục tăng cường lực lượng để tiến về hiện trường, đàn áp nhân dân một cách dã man, khát máu.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Cảnh sát hay côn đồ có giấy phép ?

Giây phút kinh hoàng của tài xế bị cảnh sát hành hung

'Xe vừa dừng, một viên cảnh sát thuộc Công an TP. Hải Dương lao lên nắp capô, dùng gậy vụt vào kính xe, đồng thời mở cửa bóp cổ tôi đến tắc thở. Khi được đưa lên xe về trụ sở, tôi liên tiếp bị vụt vào vai. Họ còn dùng đầu dùi cui thọc liên tiếp vào ngực khiến tôi bất tỉnh', Hải nhớ lại trong bệnh viện.

Thụi dùi cui, bóp cổ đến bất tỉnh
Sau 2 ngày nằm bất tỉnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, chiều ngày 01/09/2012, tài xế Phạm Đức Hải (SN 1979, Dương Hòa, Minh Đức, Mỹ Hào, Hưng Yên) đã hồi tỉnh và có thể chia sẻ với PV báo Người đưa tin toàn bộ sự việc.
Đã hồi phục sau gần 2 ngày nằm bất tỉnh, anh Hải vẫn cố thoi thóp kể với phóng viên về giây phút kinh hoàng đó
"Nghe tin con gái bị ốm, tôi và vợ vội vàng lao về. Do vội vàng và đi với tốc độ quá nhanh, tôi không nhìn thấy tín hiệu dừng xe của các đồng chí cảnh sát giao thông. Thấy vợ nhắc có chiến sĩ giao thông đang chạy đằng sau. Tôi nghĩ chắc không phải lỗi của mình, nên cứ cho xe chạy. Đến đoạn đường Quốc lộ 5, đối diện Khu công nghiệp Đại An (TP Hải Dương), tôi có va quyệt với một nam thanh niên đi xe máy cùng chiều. Tôi dừng xe lại. Ngay lập tức chiến sĩ cảnh sát giao thông kia đứng ở đầu xe, nhảy lên lắp dùng dùi cui đập vỡ kính xe của tôi.
Ông Đàm Xuân Lộc cho biết, không hiểu lý do gì mà hơn trăm cảnh sát có mặt tại bệnh viện không cho Hải nhập viện ngay, mặc dù Hải rất nguy kịch.
Chưa hết bàng hoàng về sự việc, vừa mở cửa xe, tôi bị bóp cổ đến tắc thở. Cùng lúc đó, tôi bị hơn chục chiến sĩ cảnh sát khóa tay đưa lên xe. Chưa biết chuyện gì đang xảy ra, tôi bị một chiến sĩ dùng dùi cui vụt thẳng vào bả vai", Hải kể trong kinh hoàng.
Theo tài xế Hải, do quá đau đớn, nhưng anh ta vẫn cố gượng ngồi dậy. Nhưng tiếp đó, Hải bị cảnh sát dùng đầu dùi cui liên tiếp thúc thẳng vào ngực khiến tôi không thể thở. Tôi ngất lịm đi và nằm miên man mất gần 2 ngày.
Cảnh sát túc trực tại bệnh viện, quây người nhà và nạn nhân
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, chú nạn nhân, ông Đàm Xuân Lộc bức xúc cho biết, lúc gia đình nghe tin Hải bị Công an Hải Dương đánh bất tỉnh, cả gia đình kéo xuống để xem tình hình. Nhưng kỳ lạ, hơn trăm cảnh sát có mặt tại đó không cho gia đình làm thủ tục cho Hải nhập viện. Họ bỏ mặc nạn nhân nằm bất tỉnh trong phòng cấp cứu.
Điều khiến nhiều người tỏ ra kỳ lạ, luôn có ít nhất 6 chiến sĩ công an luôn túc trực trong và ngoài phòng bệnh nhân. Cảnh sát không cho người lạ vào hỏi thăm.
"Quá bức xúc, chúng tôi xin làm giấy thanh toán để chuyển đi lên tuyến trên vì cháu nó nguy kịch nhưng họ nhất quyết giữ người lại. Chẳng hiểu sao, đến giờ họ không cho ai vào thăm, chỉ cho một người túc trực bên cháu. Luôn có ít nhất 6 cảnh sát trực trong và ngoài phòng”, ông Lộc kể.
Và kỳ lạ hơn nữa, khi ông Lộc và người thân muốn xem bệnh án của cháu mình để biết đường lo liệu nhưng các cảnh sát túc trực tại đó trả lời với họ mập mờ: “Chỉ tiết lộ bệnh tình thật của Hải cho vợ, không cung cấp cho bất kỳ ai”, ông Lộc cho biết thêm.
Phóng viên báo Người đưa tin đã quay lại toàn bộ những hình ảnh cảnh sát tuc trực 'gác' nạn nhân tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương và trần tình của nạn nhân trong cơn nguy khốn.
Trước đó, Bộ Công an yêu cầu Công an Hải Dương bồi thường gần 700 triệu đồng do cảnh sát môi trường và cảnh sát kinh tế tỉnh này nhũng nhiễu sai phạm làm hàng tấn thực phẩm của các tiểu thương TP Hồ Chí Minh bị hư hỏng.
(Tiếp tục cập nhật).

Đông Phong

Nữ hộ sinh chống tham nhũng từ chối khen thưởng.

  Tố cáo những sai phạm của trưởng trạm y tế, chị Thủy được tuyên dương, khen thưởng nhưng một mực từ chối vì cho rằng việc tố cáo chưa được giải quyết đến nơi đến chốn, vẫn còn bao che.


Sáng 3/9, Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho chị Dương Thị Thu Thủy, nữ hộ sinh Trạm y tế thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình vì "đã có thành tích phát hiện những biểu hiện tiêu cực của viên chức trạm y tế thị trấn Hà Lam".
Nữ hộ sinh Thủy được chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình về Trạm y tế thị trấn Hà Lam tháng 6/2011. Trong quá trình làm việc và công tác tại trạm, chị Thủy thu thập số liệu, bằng chứng để tố cáo ông Nguyễn Đức Đạo, trưởng Trạm Y tế thị trấn Hà Lam tham nhũng số tiền hơn 150 triệu đồng.
Theo đơn tố cáo và các bằng chứng của chị Thủy cung cấp, thanh tra y tế huyện Thăng Bình vào cuộc và có kết luận về những sai phạm của ông Đạo. Cụ thể trong năm 2012 và 2013 tổng kinh phí thu được từ việc khám sức khỏe cho học sinh các trường hơn 96,4 triệu đồng nhưng ông Đạo chỉ đưa ra hồ sơ chứng từ hợp lệ số tiền là 29,6 triệu đồng.
a1-1378186973.jpg
Nữ hộ sinh Thủy từ chối nhận khen thưởng. Ảnh: Thu Bồn
Trong năm 2011, 2012 nguồn ngân sách cho hoạt động thường xuyên của trạm y tế hơn 18,3 triệu đồng, nhưng chỉ có 4 triệu đồng khớp với hồ sơ chứng từ tài chính. Tổng kinh phí thu được từ tập huấn qua các năm 2011 đến 2013 là 19,6 triệu đồng, ông Đạo chỉ cung cấp hồ sơ chứng từ số tiền hơn 8,7 triệu đồng.
Ngoài ra, ngày 26/4/2013, ông Đạo tự mở một lớp tập huấn vệ sinh ATTP cho 147 hộ sản xuất và kinh doanh ăn uống, thu mỗi hộ 100 ngàn đồng. Sau đó, ông Đạo đã giả mạo chữ ký của ông Mai Văn Mười, giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình làm giấy chứng nhận giả để cấp cho 130 hộ.
Chị Thủy là người tố cáo nhưng đến nay số tiền thanh tra phát hiện sai phạm của ông Đạo giải quyết như thế nào, những giấy chứng nhận do ông Đạo giả chữ ký cấp cho các hộ kinh doanh đã thu lại hay chưa chị Thủy vẫn chưa rõ.
Ngoài ra, chị Thủy còn tỏ ra rất bức xúc cho rằng ông  Lê Văn Ty là một trong số những người ký vào lá đơn có nội dung trù dập, đẩy chị khỏi Trạm Y tế thị trấn Hà Lam sau khi chị tố cáo tiêu cực nhưng được bổ nhiệm quyền phó trưởng trạm, điều hành công việc của trạm là điều không hợp lí.
Có mặt tại buổi lễ nhưng chị Thủy từ chối nhận khen thưởng. Chị nói ngắn gọn: "Tôi từ chối, không nhận khen thưởng vì đơn tố cáo của tôi giải quyết chưa thỏa đáng, chưa đến nơi đến chốn. Còn có dấu hiệu bao che của cấp trên. Tôn trọng mọi người tôi mới đến đây, chứ không phải đến để nhận thưởng, tôi mong mọi người hiểu và tôn trọng tôi".
Theo chị Thủy với những sai phạm như đã nêu, nhất là việc scan, giả chữ ký của giám đốc Trung tâm Y tế huyện, ông Đạo chỉ bị cách chức là quá nhẹ, chỉ bằng với mức xử lí kỷ luật đối với cán bộ sinh con thứ ba. Chị cho rằng ông Mười đã bao che cho cấp dưới của mình.
Ông Mai Văn Mười, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, cho biết mặc dù chị Thủy từ chối, nhưng việc khen thưởng là trách nhiệm của Trung tâm Y tế huyện. Việc khen thưởng ngoài mục đích khích lệ, động viên còn là lời cảnh báo đối với những trưởng trạm y tế có sai phạm.
Về những thắc mắc của chị Thủy, ông Mười lí giải rằng việc cách chức và điều chuyển công tác đối với ông Đạo là phù hợp. Ông Mười cho biết sự việc đã làm mất uy tín của ông, cho rằng không có sự bao che đối với người sai phạm. "Việc scan con dấu, giả chữ ký thì ông Đạo đã thừa nhận, vụ việc được bàn giao cho cơ quan công an tiếp tục điều tra để xử lí theo pháp luật", ông Mười nói.
Ông Mười cho biết, số tiền phát hiện sai phạm của ông Đạo và những giấy chứng nhận không hợp lệ Trung tâm Y tế huyện đã giao cho trạm y tế thị trấn Hà Lam thu lại. Còn ông Ty chỉ được bổ nhiệm điều hành công việc trong thời gian chờ trưởng trạm y tế mới.
Thu Bồn