Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013
Bệnh viện lại giết mẹ con sản phụ !
Bức xúc khi mẹ con sản phụ chết bất thường tại bệnh viện
TTO - Sáng 18-10, sản phụ Nguyễn Thị Xuân (sinh năm 1973, trú tại làng Mật Thôn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) cùng con trai đến ngày sinh đã tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Gần trưa 18-10, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa khi người thân của chị Xuân đang tụ tập rất đông tại khoa phụ sản của bệnh viện kêu khóc thảm thương, yêu cầu bệnh viện và cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của chị Xuân và con trai chưa kịp cất tiếng khóc chào đời.
Sau khi nghe tin chị Xuân và thai nhi tử vong bất thường, hàng chục người nhà của chị đã kéo đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa yêu cầu bệnh viện và cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân. Người thân chị Xuân yêu cầu phải khám nghiệm, phẫu thuật tử thi để điều tra nguyên nhân.
|
Người thân của chị Xuân kể lại lúc hơn 19g ngày 17-10, chị Xuân được chồng và chị gái đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa để chờ sinh, khi chị có triệu chứng chuyển dạ. Sau đó, các bác sĩ của bệnh viện thăm khám, làm xét nghiệm máu, nước tiểu, đưa ra kết luận là: thai nhi, sản phụ khỏe mạnh, bình thường, không có triệu chứng lạ nên có thể sinh thường.
Nằm tại phòng chờ sinh dưới tầng một khoa phụ sản của bệnh viện, đêm 17-10 chị Xuân liên tục có những cơn đau bụng dữ dội. Người thân nhiều lần gọi bác sĩ trực đêm (theo người nhà sản phụ thì có hai bác sĩ tên Dũng và Tâm, không nhớ họ) đến thăm khám thai cho chị Xuân, nhưng các bác sĩ vẫn ở trong phòng trực và chỉ nói: “Sản phụ côn chưa mở hết, mọi người cứ bình tĩnh chờ đợi”.
Đến hơn 3g sáng 18-10, chị Xuân đau dữ dội, người thân nhiều lần yêu cầu các bác sĩ can thiệp, mổ ngay để cứu mẹ và cháu bé.
Đến gần 4g sáng 18-10, gia đình tha thiết đề nghị các bác sĩ mổ cho chị Xuân, chính người thân đẩy băng ca đến để đưa lên phòng mổ ở tầng hai của khoa phụ sản để chờ mổ.
Bà Nguyễn Thị Hoa - chị gái chị Xuân, người trực tiếp đưa chị Xuân nhập viện, chứng kiến sự việc - bức xúc kể lại: “Sau khi thấy em gái tôi có triệu chứng bất thường, các bác sĩ trực tại khoa phụ sản Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa mới chuẩn bị mổ đẻ cho Xuân. Tuy nhiên, đến hơn 5g sáng 18-10 Xuân mới được các bác sĩ tiến hành mổ. Đến hơn 5 rưỡi sáng cùng ngày, các y bác sĩ của kíp mổ lẳng lặng lần lượt ra khỏi phòng phẫu thuật, thông báo em gái tôi và cháu bé đã tử vong. Khi người thân vào phòng mổ thấy Xuân và cháu bé nằm thẳng đơ, ngừng thở, người bắt đầu tím tái. Gia đình tôi rất bức xúc trước sự thờ ơ, tắc trách của y bác sĩ trong ca trực này đã dẫn đến em gái và cháu trai của tôi chết oan uổng. Những người trong ca trực và ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa phải chịu trách nhiệm về cái chết của em gái và cháu tôi”.
Bà Hoa cho biết thêm đây là lần sinh thứ ba của chị Xuân, hai lần trước chị sinh hai con gái. Ngày 16-10, chị Xuân còn đi siêu âm thai nhi với kết quả: thai 40 tuần tuổi, thai thuận, bình thường, tim thai bình thường, nặng trên 3kg, có thể sinh thường vào ngày 17 hoặc 18-10.
Ông Đỗ Đình Hùng - giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa - cho biết khoảng 4g sáng 18-10 thấy chị Xuân có dấu hiệu vỡ ối. Đến 4g30, thời điểm này ca trực do bác sĩ Lê Văn Định trực lãnh đạo cùng 10 người khác đã trực tiếp đến khám, thấy sản phụ này có dấu hiệu mạch nhanh, tím tái, nguy kịch. Khoảng 5g, các y bác sĩ đã khẩn trương mổ cấp cứu nhưng cả hai mẹ con chị Xuân đã không qua khỏi. Bước đầu, các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến ca tử vong này do thuyên tắc mạch ối.
Ngay sau khi xảy ra sự việc nêu trên, ban giám đốc bệnh viện đã quyết định cho tạm dừng công việc đối với toàn bộ ca trực đêm 17 rạng sáng 18-10 để phục vụ công tác điều tra.
Bài và ảnh: HÀ ĐỒNG
*****************
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013
Tiếp tục khen thưởng ngành y tế.
Bắt quả tang bác sĩ 'ép' bệnh nhân mua thực phẩm chức năng
Bệnh gì cũng phải uống... thực phẩm chức năng
Quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú được bộ Y tế ban hành năm 2008 đã quy định rõ không kê đơn thuốc không nhằm mục đích phòng, chữa bệnh; không kê thuốc theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh; không kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc. Tuy nhiên, ở viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực phẩm chức năng dạng si-rô bổ sung vitamin, kích thích trẻ ăn ngon miệng xuất hiện ở hầu hết các đơn thuốc, bất kể trẻ mắc căn bệnh gì, có suy dinh dưỡng hay cần kích thích ăn uống hay không.
Với mong muốn con mình phát triển tốt hơn, nhưng nhiều bà mẹ trẻ đã phải "ôm" "cục tức" với hóa đơn bạc triệu theo chỉ dẫn của một số bác sĩ ở viện này.
Qua nhiều ngày “mai phục” tại viện Dinh dưỡng, PV phát hiện ra một chiêu thức “lách” luật của các bác sĩ tại đây, đó là khi kê đơn thuốc cho người bệnh, bác sĩ không kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc, tránh bị “soi”, mà kê vào phần “chế độ ăn”. Điều này cộng với khi tư vấn, các bác sĩ “lờ” đi việc nói đến các loại TPCN kê trong đơn, vậy là người nhà bệnh nhân khi đi mua thuốc “vô tư” mua cả phần thực phẩm bổ xung ghi trong “chế độ ăn” mặc dù giá cao hơn nhiều so với thuốc chữa bệnh!
Nguồn: http://vietbao.vn/Xa-hoi/ Bat-qua-tang-bac-si-ep-benh-nha n-mua-thuc-pham-chuc-nang/ 2131711817/157/
Vạch ngay ra - vạch đứa nào ?
Chuyên gia Phạm Chi Lan:
Phải vạch ngay địa chỉ chịu trách nhiệm cụ thể tại EVN
(Doanh nghiệp) -Tôi rất mong Thanh tra Chính phủ sẽ vạch ra được tên, địa chỉ cụ thể của những ai, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trước những sai phạm này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ quan điểm trước những tranh cãi xung quanh sai phạm của EVN vừa được Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố mới đây.
Chi phí phát sinh tính vào giá điện: "Tôi nghi ngờ từ lâu"
PV:- Vừa rồi TTCP đã chỉ ra nhiều sai phạm của EVN như đầu tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ 45.000 tỷ; xây nhà, mua xe, đào tạo thạc sĩ… và theo đơn vị này, tất cả đều được tính vào giá bán điện. Bà có bất ngờ trước thông tin nói trên hay không và vì sao?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi không bất ngờ trước việc EVN tính các chi phí ngoài ngành vào giá bán điện và bắt dân phải gánh.
Đây là vấn đề tôi vẫn nghi ngờ từ trước tới nay, vì chắc chắn cách tính giá thành điện của EVN là có vấn đề cho nên EVN không dám công khai và không thể công khai được.
Bản thân EVN cũng như các cơ quan giám sát của nhà nước đã nhiều lần hứa hẹn sẽ minh bạch thông tin với dư luận, công chúng, minh bạch về cách tính giá điện của EVN, giá xăng dầu của PVN nhưng đến giờ vẫn không thể đưa ra được.
Điều này chứng tỏ vấn đề tôi nghi ngờ là có cơ sở. Họ không dám minh bạch giá điện và giá xăng dầu vì sợ sẽ gây phản ứng xấu cho xã hội. Kết luận của TTCP đã chứng minh những nghi ngờ đó là thật.
Thứ hai, lâu nay mọi lần tăng giá điện EVN đều viện lý do giá thành thế giới tăng lên, chi phí đầu vào tăng, họ phải tăng giá bán để giảm lỗ. Nhưng, giá thực tăng lên bao nhiêu, lỗ bao nhiêu thì không ai biết.
Ở đây có thể thấy hai vấn đề. Đối với EVN, đã không tuân thủ các quy tắc tính toán giá thành của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp không ai dám tính giá thành chi phí đó vào giá bán. Vì vậy, trong việc này EVN phải chịu trách nhiệm chính.
Mặt khác cũng phải xem lại vai trò, trách nhiệm của cơ quan giám sát. Họ đã thực hiện chức năng của mình như thế nào, tại sao mỗi lần EVN xin tăng giá điện đều được chấp thuận?
Hơn nữa, nhà nước cũng nhiều lần tuyên bố sẽ tính giá điện, xăng dầu theo giá thị trường nhưng hạch toán theo kiểu độc quyền thế này đã chứng tỏ nhà nước không làm, không thực hiện hết vai trò của mình. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì không biết sẽ gây nguy hại cho xã hội thế nào.
PV: EVN đã đầu tư vốn ngoài ngành vượt quá vốn điều lệ 45.000 tỷ và lỗ trên 2.000 tỷ. Theo bà những con số này nói lên điều gì trong cách thực hoạt động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đối với một tập đoàn lớn của nhà nước, thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Dù có nói tái cơ cấu và đổi mới nhưng cái mà EVN thiếu chính là cơ cấu hệ thống quản trị doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc EVN không có động lực để thay đổi. Bởi cái kiểu độc quyền thích làm gì thì làm của EVN, nhà nước cũng không thể giám sát được thì họ sợ gì mà không làm.
Tôi cho rằng, ngay cả khi EVN đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi thì hiệu quả kinh doanh của EVN cũng đã có vấn đề rồi, tuy nhiên việc EVN đầu tư ngoài ngành với con số vượt vốn điều lệ khổng lồ như vậy là điều không thể chấp nhận được.
Với khả năng của EVN không phải không thể đánh giá được những tác động, thua lỗ khi đem tiền đầu tư ngoài ngành, nhưng họ vẫn làm. Vậy thì họ phải có lợi gì họ mới làm chứ.
Tôi cho rằng có thể do EVN có động lực riêng rằng: Kinh doanh lỗ doanh nghiệp phải chịu, qua đó nhà nước chịu và cuối cùng là đổ lên đầu người dân. Vì vậy mới có chuyện, EVN đầu tư ngoài ngành với con số như vậy mà vẫn dửng dưng không làm sao, không phải chịu trách nhiệm đến cùng.
Đây cũng là bài học chung cho các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế.
Chính vì chủ trương của nhà nước đã cho họ được đầu tư ngoài ngành và bây giờ khi xảy ra lỗ thì muốn rút lại vốn cũng không hề đơn giản. Vì đã đầu tư rồi, số tiền đó chỉ có thể đổ vào nhà nước, vào thuế và người dân phải gánh chịu.
Lấy lãi bù lỗ: ‘Ai cho EVN quyền chi tiêu kiểu đó?’
PV: - EVN cũng phản pháo lại cho rằng kết luận thanh tra là sai. Riêng chuyện mua xe, xây nhà… được EVN giải thích là hạch toán riêng, không tính vào giá điện, khoản tiền mua xe vượt quy định sẽ được bù bằng lợi nhuận sau thuế của EVN. Theo bà, giải thích này của EVN có thỏa đáng không?
Bà Phạm Chi Lan: Trên thực tế họ đã làm rồi, đã hạch toán chi phí đó vào giá điện rồi. TTCP đưa ra kết luận và EVN phản pháo thì đó là cái lý của họ.
Nhưng phải xem lại cái lãi của họ ở đâu ra, mấy lần EVN công bố lãi thì hầu hết là từ tăng giá bán điện và thu thêm tiền từ người tiêu dùng.
Tiền lãi đó, EVN chi thưởng, chi mua xe sang, trả lương cao... nghĩa là EVN có lãi thì được phép chi tiêu kiểu đó hay sao? Trong khi đó, nguồn lãi đều dựa trên cơ sở là vốn của nhà nước hoặc được huy động từ vốn của nhà nước.
PV:- Còn việc EVN giao chỉ tiêu lỗ cho các công ty thành viên thì phải hiểu như thế nào và tại sao lại xảy ra tình trạng này, thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Trên thực tế, các công ty thành viên có thể được phép lỗ trong một vài năm đầu mới có lãi. Nhưng lỗ đó không thể coi là lỗ chung. Nếu TTCP cho rằng việc giao chỉ tiêu lỗ là đúng thì không đúng lắm đâu. Tôi mong là TTCP có thể giải thích rõ vì sao công ty này công ty kia được phép lỗ.
Tôi hi vọng, TTCP sẽ đưa ra được một kết luận cụ thể, tỉ mỉ phân tích được vì sao năm nay công ty này lỗ, sang năm công ty kia lỗ chứ không phải là một bản kết luận khơi khơi rồi cuối cùng toàn bộ cái lỗ đó đổ lên đầu người tiêu dùng.
Phải vạch ra địa chỉ chịu trách nhiệm cụ thể
PV:- Thời gian vừa rồi, cũng đã ghi nhận sự việc EVN và PVN gây thất thu ngân sách cho nhà nước. Bà nghĩ sao trước việc các Tập đoàn kinh tế trụ cột của nhà nước nhưng lại trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Điều này cho thấy, cách đặt vấn đề về vai trò chủ đạo trong các doanh nghiệp nhà nước cần phải xem lại. Vì nếu là vai trò chủ đạo thì họ phải đi đầu trong thực hiện luật, thực hiện nghĩa vụ, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động.
Nhưng với nghĩa vụ tối thiểu là phải nộp thuế mà cũng không thực hiện được thì vai trò chủ đạo ở chỗ nào, tính tiên phong của các doanh nghiệp nhà nước ở chỗ nào.
Một tập đoàn lớn hay một doanh nghiệp lớn mà có hiện tượng né thuế nó sẽ lớn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần các doanh nghiệp nhỏ khác.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần chậm thuế một chút thôi cũng đã bị phạt tới nơi tới chốn, nhưng đây là các tập đoàn lớn mà lại né thuế như vậy nhất là trong bối cảnh mấy năm nay tình hình hụt thu ngân sách thì tôi cho rằng việc này là không sòng phẳng với nhà nước, với xã hội và với người dân.
PV:- Với những sai phạm của EVN theo bà sẽ phải xử lý như thế nào? Ai là người phải chịu trách nhiệm? Theo bà, đã phải xử lý hình sự những sai phạm như vậy chưa?
Bà Phạm Chi Lan: Các cơ quan nhà nước bây giờ phải vào cuộc làm rõ sai phạm của EVN ở mức độ nào, nằm ở cấp bậc nào để có hình thức xử lý thỏa đáng.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng sai phạm đó không chỉ có những người vận hành trực tiếp EVN mà phải Hội đồng quản trị cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Các cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này. Tôi rất mong TTCP sẽ vạch ra được tên, địa chỉ cụ thể của những ai, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trước những sai phạm này.
PV: Xin cảm ơn bà!
Hiếu Lam
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ quan điểm trước những tranh cãi xung quanh sai phạm của EVN vừa được Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố mới đây.
Chi phí phát sinh tính vào giá điện: "Tôi nghi ngờ từ lâu"
PV:- Vừa rồi TTCP đã chỉ ra nhiều sai phạm của EVN như đầu tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ 45.000 tỷ; xây nhà, mua xe, đào tạo thạc sĩ… và theo đơn vị này, tất cả đều được tính vào giá bán điện. Bà có bất ngờ trước thông tin nói trên hay không và vì sao?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi không bất ngờ trước việc EVN tính các chi phí ngoài ngành vào giá bán điện và bắt dân phải gánh.
Đây là vấn đề tôi vẫn nghi ngờ từ trước tới nay, vì chắc chắn cách tính giá thành điện của EVN là có vấn đề cho nên EVN không dám công khai và không thể công khai được.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan |
Điều này chứng tỏ vấn đề tôi nghi ngờ là có cơ sở. Họ không dám minh bạch giá điện và giá xăng dầu vì sợ sẽ gây phản ứng xấu cho xã hội. Kết luận của TTCP đã chứng minh những nghi ngờ đó là thật.
Thứ hai, lâu nay mọi lần tăng giá điện EVN đều viện lý do giá thành thế giới tăng lên, chi phí đầu vào tăng, họ phải tăng giá bán để giảm lỗ. Nhưng, giá thực tăng lên bao nhiêu, lỗ bao nhiêu thì không ai biết.
Ở đây có thể thấy hai vấn đề. Đối với EVN, đã không tuân thủ các quy tắc tính toán giá thành của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp không ai dám tính giá thành chi phí đó vào giá bán. Vì vậy, trong việc này EVN phải chịu trách nhiệm chính.
Mặt khác cũng phải xem lại vai trò, trách nhiệm của cơ quan giám sát. Họ đã thực hiện chức năng của mình như thế nào, tại sao mỗi lần EVN xin tăng giá điện đều được chấp thuận?
Hơn nữa, nhà nước cũng nhiều lần tuyên bố sẽ tính giá điện, xăng dầu theo giá thị trường nhưng hạch toán theo kiểu độc quyền thế này đã chứng tỏ nhà nước không làm, không thực hiện hết vai trò của mình. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì không biết sẽ gây nguy hại cho xã hội thế nào.
PV: EVN đã đầu tư vốn ngoài ngành vượt quá vốn điều lệ 45.000 tỷ và lỗ trên 2.000 tỷ. Theo bà những con số này nói lên điều gì trong cách thực hoạt động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đối với một tập đoàn lớn của nhà nước, thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Dù có nói tái cơ cấu và đổi mới nhưng cái mà EVN thiếu chính là cơ cấu hệ thống quản trị doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc EVN không có động lực để thay đổi. Bởi cái kiểu độc quyền thích làm gì thì làm của EVN, nhà nước cũng không thể giám sát được thì họ sợ gì mà không làm.
Tôi cho rằng, ngay cả khi EVN đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi thì hiệu quả kinh doanh của EVN cũng đã có vấn đề rồi, tuy nhiên việc EVN đầu tư ngoài ngành với con số vượt vốn điều lệ khổng lồ như vậy là điều không thể chấp nhận được.
Với khả năng của EVN không phải không thể đánh giá được những tác động, thua lỗ khi đem tiền đầu tư ngoài ngành, nhưng họ vẫn làm. Vậy thì họ phải có lợi gì họ mới làm chứ.
Tôi cho rằng có thể do EVN có động lực riêng rằng: Kinh doanh lỗ doanh nghiệp phải chịu, qua đó nhà nước chịu và cuối cùng là đổ lên đầu người dân. Vì vậy mới có chuyện, EVN đầu tư ngoài ngành với con số như vậy mà vẫn dửng dưng không làm sao, không phải chịu trách nhiệm đến cùng.
Đây cũng là bài học chung cho các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế.
Chính vì chủ trương của nhà nước đã cho họ được đầu tư ngoài ngành và bây giờ khi xảy ra lỗ thì muốn rút lại vốn cũng không hề đơn giản. Vì đã đầu tư rồi, số tiền đó chỉ có thể đổ vào nhà nước, vào thuế và người dân phải gánh chịu.
Lấy lãi bù lỗ: ‘Ai cho EVN quyền chi tiêu kiểu đó?’
PV: - EVN cũng phản pháo lại cho rằng kết luận thanh tra là sai. Riêng chuyện mua xe, xây nhà… được EVN giải thích là hạch toán riêng, không tính vào giá điện, khoản tiền mua xe vượt quy định sẽ được bù bằng lợi nhuận sau thuế của EVN. Theo bà, giải thích này của EVN có thỏa đáng không?
Bà Phạm Chi Lan: Trên thực tế họ đã làm rồi, đã hạch toán chi phí đó vào giá điện rồi. TTCP đưa ra kết luận và EVN phản pháo thì đó là cái lý của họ.
Nhưng phải xem lại cái lãi của họ ở đâu ra, mấy lần EVN công bố lãi thì hầu hết là từ tăng giá bán điện và thu thêm tiền từ người tiêu dùng.
Tiền lãi đó, EVN chi thưởng, chi mua xe sang, trả lương cao... nghĩa là EVN có lãi thì được phép chi tiêu kiểu đó hay sao? Trong khi đó, nguồn lãi đều dựa trên cơ sở là vốn của nhà nước hoặc được huy động từ vốn của nhà nước.
PV:- Còn việc EVN giao chỉ tiêu lỗ cho các công ty thành viên thì phải hiểu như thế nào và tại sao lại xảy ra tình trạng này, thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Trên thực tế, các công ty thành viên có thể được phép lỗ trong một vài năm đầu mới có lãi. Nhưng lỗ đó không thể coi là lỗ chung. Nếu TTCP cho rằng việc giao chỉ tiêu lỗ là đúng thì không đúng lắm đâu. Tôi mong là TTCP có thể giải thích rõ vì sao công ty này công ty kia được phép lỗ.
Tôi hi vọng, TTCP sẽ đưa ra được một kết luận cụ thể, tỉ mỉ phân tích được vì sao năm nay công ty này lỗ, sang năm công ty kia lỗ chứ không phải là một bản kết luận khơi khơi rồi cuối cùng toàn bộ cái lỗ đó đổ lên đầu người tiêu dùng.
Phải vạch ra địa chỉ chịu trách nhiệm cụ thể
PV:- Thời gian vừa rồi, cũng đã ghi nhận sự việc EVN và PVN gây thất thu ngân sách cho nhà nước. Bà nghĩ sao trước việc các Tập đoàn kinh tế trụ cột của nhà nước nhưng lại trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Điều này cho thấy, cách đặt vấn đề về vai trò chủ đạo trong các doanh nghiệp nhà nước cần phải xem lại. Vì nếu là vai trò chủ đạo thì họ phải đi đầu trong thực hiện luật, thực hiện nghĩa vụ, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động.
Nhưng với nghĩa vụ tối thiểu là phải nộp thuế mà cũng không thực hiện được thì vai trò chủ đạo ở chỗ nào, tính tiên phong của các doanh nghiệp nhà nước ở chỗ nào.
Một tập đoàn lớn hay một doanh nghiệp lớn mà có hiện tượng né thuế nó sẽ lớn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần các doanh nghiệp nhỏ khác.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần chậm thuế một chút thôi cũng đã bị phạt tới nơi tới chốn, nhưng đây là các tập đoàn lớn mà lại né thuế như vậy nhất là trong bối cảnh mấy năm nay tình hình hụt thu ngân sách thì tôi cho rằng việc này là không sòng phẳng với nhà nước, với xã hội và với người dân.
PV:- Với những sai phạm của EVN theo bà sẽ phải xử lý như thế nào? Ai là người phải chịu trách nhiệm? Theo bà, đã phải xử lý hình sự những sai phạm như vậy chưa?
Bà Phạm Chi Lan: Các cơ quan nhà nước bây giờ phải vào cuộc làm rõ sai phạm của EVN ở mức độ nào, nằm ở cấp bậc nào để có hình thức xử lý thỏa đáng.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng sai phạm đó không chỉ có những người vận hành trực tiếp EVN mà phải Hội đồng quản trị cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Các cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này. Tôi rất mong TTCP sẽ vạch ra được tên, địa chỉ cụ thể của những ai, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trước những sai phạm này.
PV: Xin cảm ơn bà!
Công an Hà nội đang biến thành thảo khấu ?
Chung ' con " trùm lục lâm thảo khấu Hà nội đang hàng ngày ghi thêm tội ác.
Sáng nay dân oan đang kéo ra sứ quán Mỹ để tố cáo chính quyền :
Tối qua, Chung" con" trùm đám lục lâm thảo khấu Hà nội đã cho quân tới nhà thờ Thái hà để yêu cầu đuổi hết dân oan người dân tộc H'Mong đang được nhà thờ giúp đỡ tạm thời chỗ nghỉ.
Tất cả mấy chục người lại kéo ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng trong mưa rét :
9 am tại cổng sứ quán Mỹ.
Tối qua, Chung" con" trùm đám lục lâm thảo khấu Hà nội đã cho quân tới nhà thờ Thái hà để yêu cầu đuổi hết dân oan người dân tộc H'Mong đang được nhà thờ giúp đỡ tạm thời chỗ nghỉ.
Tất cả mấy chục người lại kéo ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng trong mưa rét :
Ban ngày họ đến vườn hoa dân oan để khiếu nại việc phá nhà ma theo tập quán của họ.
Trong nhà thờ Thái hà.
Hôm trước công an Hà nội đã đánh các dân oan này nhập viện
Người dân Hà nội tới thăm họ tại bệnh viện Hà đông
Vết đánh kín.
Các gương mặt công an giả dạng côn đồ đánh dân oan
Khác gì côn đồ không ?
Tên này chỉ huy đám thảo khấu đánh dân oan.
Chung " con" - một lính hình sự từ Hải dương từ khi về Hà nội làm giám đốc đã gây nhiều tội ác với dân oan, từ một tên trùm bảo kê rượu lậu của cả Thủ đô sau khi Giám đốc Nhanh về vườn ( khi còn GĐ Nhanh thì mỏ rượu lậu được anh Nhanh giao cho Toản, Chung cay cú lắm nhưng phận phó không dám cướp cửa làm ăn, khi anh Nhanh về hưu lập tức Chung con cho Toản về ngồi chơi xơi nước, phụ trách mảng lính nghĩa vụ mà mọi chi tiết phải thông qua Chung).
Chung con đang phải ôm tiền lên bộ chạy vụ chót chỉ đạo lính đi tháo băng đen cờ rủ ngày Quốc tang, tội bôi nhọ Quốc gia qua việc hạ cờ rủ mà Chung con góp phần đắc lực sẽ được nhân dân phán xét sau này. Còn việc đàn áp dân oan hàng ngày tại Thủ đô vẫn đang được mạng xã hội ghi chép, Chung con khó có thể thoát được ngày nhân dân phán xử.
Chúng tôi vẫn hàng ngày ghi chép những tội ác mà Chung con, kẻ cầm đầu đám lục lâm thảo khấu đàn áp những dân oan mất đất, khiếu kiện tại các cơ quan, trụ sở nhà nước đòi quyền lợi của chính họ.
Xem trò ăn bớt chất lượng đường tại Hương sơn Hà tình
Đường không có các lớp tiêu chuẩn, khi lũ cuốn phăn để lộ ra lớp bê tông nhựa mỏng dính trên mặt. Vậy mà họ cũng nghiệm thu và thanh toán tiền ngân sách để chia nhau được mới tài.
Kinh hoàng lũ cuốn phăng đường
- Trận lũ quét kinh hoàng vào sáng 16/10 đã cuốn trôi hàng trăm mét đường, chia cắt giữa Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với khu vực phía dưới.
Trận lũ quét sáng ngày 16/10 đã gây sạt lở hàng trăm mét đường tại KM72 - QL8A (địa bàn xã Sơn Kim 2). Toàn bộ phần đường dài khoảng 300m đã bị sạt xuống vực gây chia cắt khu vực Cửa khẩu với vùng phía dưới.
Ghi nhận của PV. VietNamNet, hàng trăm mét đường tại KM72 đã bị lũ cuốn trôi, toàn bộ phần đường chỉ còn khoảng 30cm sát mép taluy dương.
Thiếu tá Trần Đức Hà – Đồn phó Đồn Cửa khẩu Biên phòng Cầu Treo thông tin, lũ cuốn trôi đường đã làm hàng trăm hành khách bị mắc kẹt tại khu vực cửa khẩu trong ngày 16/10.
“Đến hôm nay (17/10), người dân đã di chuyển bộ qua khu vực sạt lở, hàng trăm hành khách đã quay trở lại Lào, di chuyển về qua đường Cha Lo (Quảng Bình)”, ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, hiện cán bộ chiến sỹ tại khu vực chia cắt vẫn đang trong tình trạng tốt. Lương thực dự trữ có thể đảm bảo 1 tuần cho toàn lực lượng tại đây.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tuyến đường bị sạt lở rất nghiêm trọng. Do thuộc quản lý của Khu QL đường bộ 4 nên trong sáng ngày 18/10, UBND tỉnh sẽ có văn bản đề nghị cơ quan quản lý vào cuộc nhanh chóng để giải quyết sớm việc chia cắt.
Một số hình ảnh sát lở nghiêm trọng:
Duy Tuấn – Bùi Tiến