Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Đại tá Lê Trọng Nghĩa, nạn nhân vụ án " xét lại chống đảng " qua đời.

  BBC nhận được tin Đại tá Lê Trọng Nghĩa, cựu thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cựu Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu vừa qua đời, hưởng thọ 93 tuổi.
   BBC cũng nhận được bản thảo di chúc của ông trong đó ông yêu cầu được minh oan. Ông là một trong những nạn nhân của vụ án xét lại chống Đảng và bị giam và cải tạo lao động từ năm 1968-1976. Một nạn nhân khác, nhà báo Trần Đĩnh vừa ra hai tập sách Đèn Cù trong khi nhà văn Vũ Thư Hiên, con trai thư ký Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Đình Huỳnh cũng ra cuốn Đêm Giữa Ban Ngày kể về thời gian tám năm bị giam giữ.








Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Hàng ngàn trẻ em Việt nam làm nô lệ trong các xưởng cần sa ở Anh.

Hàng ngàn trẻ em Việt làm nô lệ trong các xưởng cần sa ở Anh

(TNO) Hàng ngàn trẻ em Việt bị bán sang Anh làm nô lệ trong các xưởng cần sa trái phép ở Anh. Khi các xưởng trồng cần sa bị phát hiện, những trẻ em này bị bắt, truy tố và không được xem là nạn nhân của nạn buôn người, theo Reuters.

Hàng ngàn trẻ em Việt làm nô lệ trong các xưởng cần sa ở Anh - ảnh 1
Cảnh sát kiểm tra một xưởng cần sa ở Anh - Ảnh: Reuters
Bộ Nội vụ Anh ước tính có 13.000 nô lệ ở Anh trong năm 2013. Đa số nạn nhân đế từ Việt Nam, Albania, Nigeria và Romania.
Bọn tội phạm buôn người bắt nhiều trẻ em Việt Nam phải đi bộ hàng ngàn cây số, đi thuyền và xe trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới đến Anh.
“Bọn buôn người thường đưa trẻ em Việt Nam đến Anh thông qua các nước Nga, Đức, Pháp. Một số trẻ bị ép đi bộ trong rừng để tránh bị phát hiện hoặc ngủ trong những chiếc xe tải”, luật sư người Anh Philippa Southwell cho hay.
Trong những năm gần đây, bà Southwell chuyên thụ lý những án đại diện cho những trẻ em Việt Nam bị bán sang Anh để làm nô lệ lao động trong những xưởng trồng cần sa trái phép.
Một khi đến nước Anh, trẻ em Việt bị bọn buôn người giam cầm như nô lệ và phải làm việc quần quật trong những căn nhà ngụy trang làm xưởng trồng cần sa.
“Thật nguy hiểm. Hàng rào lưới điện bao quanh những căn nhà. Cửa sổ bị đóng đinh dính chặt để không ai có thể trốn thoát”, bà Southwell nói.
Mặc dù cần sa là bất hợp pháp ở Anh kể từ năm 1928, nhưng nó ngày càng trở nên phổ biến ở nước này, theo Reuters.
Cơ quan Giám sát ma túy độc lập của Anh ước tính có đến 2,7 triệu người Anh tiêu thụ trên 1.000 tấn cần sa mỗi năm.
Hàng ngàn trẻ em Việt làm nô lệ trong các xưởng cần sa ở Anh - ảnh 2
Một xưởng cần sa bị phát hiện trong một quán rượu ở thủ đô London, Anh - Ảnh: Reuters
Các xưởng trồng cần sa đội lốp là những căn nhà bình thường nằm cách xa các thành phố lớn để tránh tầm ngắm của cảnh sát.
Khi các xưởng cần sa bị cảnh sát phát hiện, những trẻ em mặc dù bị ép phải trồng cần sa lại bị xem là tội phạm hình sự hơn là nạn nhân của nạn buôn người, các nhà hoạt động vì quyền trẻ em cho biết. Chính vì thế mà bà Southwell đang nỗ lực làm việc để giúp trẻ em bị bắt làm nô lệ cho các xưởng cần sa không bị truy tố tội hình sự, theo Reuters.
Vào năm 2013, chính phủ Anh từng tuyên bố dự thảo luật Nô lệ hiện đại. Theo đó, nạn nhân của nạn buôn người có thể được miễn truy tố tội hình sự. Dự kiến dự luật này sẽ được thông qua trong năm nay.

www.thanhnien.com.vn/the-gioi/hang-ngan-tre-em-viet-lam-no-le-trong-cac-xuong-can-sa-o-anh-536569.htmlPhúc Duy

VinaSun Taxi và cướp giật TP HCM cùng hội.

Đầu năm, mùng 7. Người mẫu Lan Hương chia sẻ chuyện đi taxi. Có thể túm lại vầy nè:

Hai chị em đi qua bạn chơi. Trên đường từ quận 2 trở về nhà, Lan Hương leo lên một taxi của VinaSun bảo:
- Anh ơi, cho về B. đi!
Taxi (không nói gì).
Hai chị em tiếp tục câu chuyện đang 8 giữa chừng, bỗng nghe taxi lấy điện thoại ra gọi:
- Bây giờ tao chở khách từ Q.2 về B. mày chạy ra đó đi!
Không biết bên kia trả lời gì đó, taxi nói tiếp:
- Ok. Vậy bây giờ mày chạy ra đoạn Đông Tây và Trần Não đi.

Theo Lan Hương thì đoạn đó thường không một bóng người. Cô tạm dừng câu chuyện và khều cậu em im lặng để cố tình lắng nghe cuộc điện thoại của taxi. Cô cảm thấy nó không được bình thường, và giống câu chuyện mà mọi người hay... share trên mạng. Lan Hương bèn lấy điện thoại ra sms cho cậu em kế bên: "Chúng ta có vẻ sẽ bị cướp rồi. Chuẩn bị ứng phó thôi!". Mặc khác sms cho người bạn mà lúc nảy từ đó đi về. Cô nói người bạn này chạy ra trên đoạn đường gần nhà, rồi nói taxi:
- Anh ơi, em để quên đồ ở nhà bạn. Anh quay lại đó dùm!
Taxi chẳng nói câu nào, lấy phone ra gọi lại cho người kia:
- Bây giờ khách đòi quay lại điểm cũ quận 2. Mày chạy tới đó luôn đi nha. Nhanh lên!

Theo Lan Hương, vì biết trước trên đường mình chạy về điểm cũ quận 2 chắc chắn là lại đi ngang một khúc rất vắng, vì thế cô nhắn kêu bạn chạy ra đó, với ý định giảm ngắn lại khoảng cách để giải cứu nhanh hơn. Mặc khác, cô kêu taxi ngừng lại giữa khúc ngã 4 có xe tải qua lại để tránh việc phải đi ngang qua cái đoạn vắng. Taxi cũng dừng lại và ngồi trong xe. Trong lúc chờ đợi người bạn tới, Lan Hương thấy đồng bọn của taxi lần lượt kéo tới và taxi ra khỏi xe đứng nói chuyện với họ; gồm có 2 chiếc xe máy và 3 người. May mắn sao, bạn cô vừa chạy xe tới. Theo quan sát của Lan Hương, thì lúc này một xe đang chuẩn bị cướp của 2 chị em, còn một xe đứng xa xa nói chuyện với anh taxi.

Bạn Lan Hương hỏi:
- Ủa, anh chạy taxi sao quần áo xộc xệch, biển hiệu mã số gì đâu, sao không thấy?
- Taxi: Tại khuya rồi.
- Bạn Lan Hương: mà anh chạy taxi sao giờ này lại đi hẹn hò gì ai. Anh điện thoại kêu người này người kia là sao!?
- Taxi: À không. Em chỉ kêu bạn em tới giao ca. Trả xe cho ca khác làm!

Hai chị em về được đến nhà an toàn và gửi lời...chào thân ái Vinasun

P/s: Tui lược thuật lại ý Lan Hương theo cách dễ hiểu nhất. Trước đó, nhiều bạn bè cũng từng gặp chuyện tương tự khi đi về khuya. Điển hình là vụ của diễn viên Kim Khánh, hay người mẫu Trang Trần bị cướp ngay trước cửa nhà mà taxi chỉ đứng nhìn. Iem xin hết.
Fb Huong Le

Bản tin Lao động Việt ngày 22.2.2015

Kính thưa quý anh chị,
Vì trang web : www.laodongviet.org đã bị chặn ở VN nên chúng tôi đăng lại bản tin của LDV trên FB cho các bạn ở VN:

Trong 2 tuần qua đã xảy ra ba vụ đình công tập thể với hơn 4000 công nhân tham gia mà chủ yếu là do vấn đề không được đối xử đúng mức trong vấn đề thưởng tết.

illus 1 ban tin ldv Tin LĐV Tổng Hợp 21022015

Nghệ An: 3.000 công nhân nhà máy BSE đình công