Ông Phùng Xuân Quýnh đang giải trình trước UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thanh Luận. |
Theo kết quả thanh tra của tỉnh, thông thường, căn cứ vào tình hình nhu cầu mua thuốc của năm trước, ngành y tế phối hợp cùng với bảo hiểm xã hội tiến hành đấu thầu thuốc để cung cấp cho bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh. Trong năm 2009, Sở Y tế có 160 danh mục thuốc mời thầu thì 15 danh mục đưa ra giá cao hơn giá dự thầu và không sát với thị trường nhưng vẫn trúng thầu. Thậm chí có loại thuốc có tỷ lệ giá vượt giá đến 634,7% so với giá thị trường.
Chỉ riêng trong hai năm 2009 và 2010 có đến 29 danh mục thuốc giá dự toán cao ngất ngưởng so với giá thị trường. Thuốc Mebendazol 500mg, sản xuất tại Việt Nam giá dự toán 4.500 đồng một viên, trong khi giá thực tế chỉ có 709 đồng, chênh lệch 634,7%. Thuốc chai Amikacin 500mg/100ml sản xuất tại châu Á, giá dự toán 52.500 đồng một chai trong khi giá thực tế thị trường chỉ có 13.311 đồng một chai, chênh lệch 394,4%. Thuốc Cefixim 100mg sản xuất tại Việt Nam giá dự toán 7.035 đồng một viên, trong khi giá thị trường chỉ có 1.512 đồng, chênh lệch 465%...
Trong 600 trên 2.475 hồ sơ danh mục thuốc dự thầu (từ năm 2008 đến 2010) có 83 hồ sơ được thẩm định thầu không đúng với hồ sơ mời thầu, lại chọn giá thuốc cao để trình duyệt trúng thầu. Thuốc sản xuất tại Việt Nam “biến” thành thuốc sản xuất ở một số nước châu Á. Thuốc sản xuất châu Á lại được Hội đồng giám định thuốc công nhận là xuất tại các nước châu Âu,
Theo kết quả thanh tra, trong 83 hồ sơ có 65 hồ sơ danh mục thuốc, tổ chuyên gia xét thầu không thực hiện đúng yêu cầu mời thầu như: Giấy chứng nhận GMP (thực hành tốt việc sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) do cơ quan có thẩm quyền cấp đã hết hạn hoặc CPP (Giấy chứng nhận sản phẩm dược) hết hạn… Việc làm này gây thiệt hại ngân sách và người bệnh nhưng lại làm lợi cho doanh nghiệp trúng thầu hơn 2 tỷ đồng.
Khi xét giá trúng thầu, tổ chuyên gia chọn thầu lại không chọn đơn vị bỏ giá thấp nhất mà chọn giá thuốc trúng thầu cao, gây thiệt hại ỷ đồng cho người bệnh, quỹ bảo hiểm y tế và làm lợi doanh nghiệp.
Khoảng tháng 6/2011, sau khi có kết luận của thanh tra tỉnh Gia Lai về hàng loạt sai phạm của Sở Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo chuyển hồ sơ sang công an để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau 5 tháng điều tra, giám định về tài chính, ngày 18/11/2011, Công an tỉnh Gia Lai đã thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở, bắt khẩn cấp đối với Phan Minh Hiếu - Phó trưởng Phòng nghiệp vụ Y và Đoàn Cường - Phó trưởng Phòng nghiệp vụ Dược (Sở Y tế Gia Lai) vì đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ công tác đối với 2 Phó Giám đốc Sở Y tế là Nguyễn Công Nhân, Đặng Đức Châu.
Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố 6 người gồm: Nguyễn Công Nhân, Đặng Đức Châu; Rah Mah Blih - Trưởng Phòng kế hoạch tài vụ; Bùi Ngọc Thư - Phó trưởng Phòng kế hoạch tài vụ kiêm Kế toán trưởng; Lê Khánh Lân - cán bộ Phòng kế hoạch; Nguyễn Thị Kim Liên - chuyên viên Phòng nghiệp vụ Dược.
Theo cơ quan điều tra, kết quả giám định thiệt hại về tài chính do nhóm này gây ra trong 3 năm đến 2010 lên đến gần 9 tỷ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét