Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Cộng sản Việt nam có thoát án rửa tiền ?

Chính phủ các nước khắp thế giới tuyên bố sẽ truy ra những những người giàu, có quyền thế và nổi tiếng - những người đã mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để che giấu tài sản của họ và có thể để trốn thuế. Đây là phản ứng ngay tức thì trước một báo cáo quy mô lớn của một nhóm những nhà báo điều tra.

"Điều chúng ta thấy là rất dễ để những người muốn che giấu danh tính của mình thành lập những công ty vỏ bí mật ở nhiều khu vực thẩm quyền pháp lý. Và việc đó về cơ bản là che giấu kết nối của họ với nguồn tiền," Maggie Murphy của tổ chức Minh bạch Quốc tế tranh đấu chống tham nhũng, nói.


Điện Kremlin lên án những tài liệu này, nói rằng chúng chủ yếu nhắm mục tiêu vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, và tuyên bố những cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Tình báo Trung ương đã giúp phân tích 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca của Panama.

Báo cáo cho biết những cộng sự của ông Putin đã chuyển gần 2 tỉ đôla qua những tài khoản ở nước ngoài trong gần 40 năm qua.

"Thái độ bài Putin ở nước ngoài đã lên đến điểm mà nói tốt về nước Nga, về bất kỳ hành động nào của Nga hay bất kỳ thành tích nào của Nga đều là điều cấm kỵ," phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Chính phủ ở những nước khác đã hối hả bắt đầu điều tra hành vi trốn thuế khả dĩ, với những nhân vật chính trị trọng yếu bị đặt vào thế phải giải thích lý do tại sao họ mở những tài khoản nước ngoài bị nêu tên trong báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế đặt ở thủ đô Washington của Mỹ.

Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đang chịu áp lực từ chức sau khi những tài liệu cho thấy ông ta và vợ, Anna Sigurlaug Palsdottir, đã mua một công ty ở nước ngoài tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2007. Ông ta nói hai vợ chồng không giấu giếm tài sản nào cả, nhưng bỏ đi khỏi một cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình công của Thụy Điển sau khi bị thúc ép giải thích về bản chất của vụ đầu tư này.

"Như thể bạn đang buộc tội tôi về điều gì đó vậy," ông Gunnlaugsson nói.

Các nhà lập pháp Ukraine yêu cầu quốc hội điều tra những cáo buộc nói rằng Tổng thống Petro Poroshenko đã chuyển công ty bánh kẹo của mình, Roshen, đến Quần đảo Virgin thuộc Anh vào tháng 8 năm 2014 để tránh thuế vào lúc đỉnh cao chiến sự giữa lực lượng Kiev và phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.

Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron từ chối bình luận về việc liệu gia đình ông ta có gửi tiền trong những tài khoản ở nước ngoài do người cha quá cố của ông, Ian Cameron, lập ra hay không. Người phát ngôn gọi đó là "một vấn đề riêng tư."

Sở Thuế Úc cho biết họ đang điều tra hơn 800 khách hàng của công ty luật Panama về hành vi có thể là trốn thuế. Một quan chức thuế nói, "Thông điệp là rõ ràng: người đóng thuế không thể dựa vào những sự dàn xếp bí mật được giữ kín, và chúng tôi sẽ hành động dựa trên bất kỳ thông tin nào được cung cấp cho chúng tôi."

Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley của Ấn Độ tuyên bố, những ai không tận dụng lời đề nghị của chính phủ vào năm ngoái tiết lộ những tài khoản nước ngoài được che giấu giờ đây sẽ thấy "hành động phiêu lưu như vậy là cực kỳ đắt giá."

Nhà chức trách Na Uy, Áo và Thụy Điển đã bắt đầu điều tra những ngân hàng lớn để xác định vai trò của họ trong việc lập ra những tài khoản ở nước ngoài, trong khi Pháp cho biết sẽ rà soát lại những khoản thuế của những cá nhân bị nêu tên và đánh giá mức phạt đối với những khoản thuế chưa đóng.

Tổng thống Pháp François Hollande gọi những tài liệu bị rò rỉ là "tin tốt." Ông nói "những cuộc điều tra sẽ được thực hiện, những vụ án sẽ được mở ra và những phiên tòa xét xử sẽ được tổ chức."

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang xem xét báo cáo của những nhà báo và "coi là rất nghiêm túc tất cả những cáo buộc khả tín về tình trạng tham nhũng cao cấp, ở nước ngoài có thể có liên hệ tới Hoa Kỳ hoặc hệ thống tài chính của Hoa Kỳ."

Một nguồn ẩn danh đã cung cấp hàng triệu tài liệu liên quan đến 214.488 công ty và 14.153 khách hàng của công ty luật Mossack Fonseca cho báo Sueddeutsche Zeitung của Đức, rồi tờ báo này chuyển cho nhóm phóng viên điều tra thực hiện công trình này.

Tờ báo đặt ở thành phố Munich cho biết số lượng dữ liệu mà họ nhận được trong năm qua lớn hơn vài lần so với những điện tín ngoại giao của Mỹ bị WikiLeaks rò rỉ vào năm 2010, và những tài liệu tình báo bí mật mà Edward Snowden trao cho những nhà báo vào năm 2013.

Công ty luật ở tâm điểm vụ rò rỉ đã mạnh mẽ phủ nhận vi phạm bất kỳ luật nào.

(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://refundtolerate.com hoặc http://79797.info/ để vượt tường lửa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét