Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Gian lận thương mại trong việc nhập khẩu thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh.

 Chuyện gian lận thương mại  phổ biến trên thị trường bát nháo ở Việt nam là điều đương nhiên.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều có thể xảy ra chuyện này, doanh nghiệp nhậu khẩu vì lợi nhuận là có thể tìm mọi cách để gian lận, tìm các điều khoản lập lờ trong hồ sơ mời thầu, đấu thầu, xét thầu, hối lộ cho bộ phận quản lý dự án và chung chi, thổi giá cùng Chủ đầu tư...rất bài bản.
  Trong khuôn khổ bài viết này, phóng viên chỉ đề cập đến chuyện gian lận thương mại khi tiêu vốn ngân sách bởi đó là tiền của Nhân dân, đồng tiền đó phải được sử dụng đúng mục đích, đúng giá trị của nó.
 Ví dụ : nhập thiết bị công nghệ, thiết bị y tế...vv, khi mời thầu thì trong hồ sơ đòi xuất xứ Mỹ, Nhật, EU... để có chất lượng cao nhất, cũng đồng nghĩa với việc sẽ có giá cao nhất. Việc lách luật, lách chữ nghĩa cũng được các chuyên gia cố vẫn cho Chủ đầu tư, BQLDA và nhà thầu để cùng hưởng lợi.
 Xuất xứ không đồng nghĩa với việc nơi sản xuất, có thể xuất xứ ở Mỹ nhưng Tàu sản xuất, xuất xứ Xinhgapo nhưng Nhật sản xuất, xuất xứ Tàu nhưng Mỹ sản xuất...vv. Trong hồ sơ mua sắm người ta khai thác sơ hở này để làm tiền.  Vẫn đề tại sao sản xuất ở nhật nhưng xuất xứ Xinhgapo sẽ được chúng tôi đề cập trong phạm vi một bài khác, nó đơn thuần chỉ là chuyện chạm cảng để ưu đãi thuế mà thôi.
  Khi trong hồ sơ mời thầu nói máy tán sỏi của Đức  thì đương nhiên phải được sản xuất ở Đức, xuất xứ có thể từ Đức hoặc đâu đó nếu trong hồ sơ có cho phép. Tuy nhiên, sản xuất ở Đức là bắt buộc, các đặc tính kỹ thuật theo Catalogue được trình bày từ khi chào thầu cùng các sự lựa chọn thêm rõ ràng.
  Thuốc và các vật tư y tế tiêu hao cũng là những mặt hàng luôn bị gian lận ngay từ khi mua sắm, cung cấp vào bệnh viện. Ai nắm rõ điều này nhất ? không ai hơn bà giám đốc viện, các trưởng khoa dược, khoa phẫu thuật.
  Vụ đánh tráo thủy tinh thể ở viện mắt Hà nội đang ầm ĩ trên báo chí, tố cáo, khiếu nại của chính bác sỹ, nhân viên trong bệnh viện, khiếu nại của bệnh nhân đã có kết quả rõ ràng từ phía thanh tra. Tuy nhiên bà giám đốc kiêm bác sỹ mổ chính vẫn tại vị, vẫn tiếp tục trả thù người tố cáo và thách thức dư luận. Bệnh viện của bà báo giá cho bệnh nhân, tính tiền là thủy tinh thể của hãng Alcon - Mỹ ( bao gồm dịch nhầy đồng bộ) thế nhưng khi trực tiếp mổ thì bác sỹ mổ chính ( lại là Giám đốc ) lại cho đánh tráo loại của Hàn quốc, Ấn độ hoặc Xinhgapo ! dịch nhầy cũng tráo từ của Mỹ thành của Ấn độ, giá tính tối đa bằng của Mỹ.
  Có đến 99 % bệnh nhân không thể biết được việc này, thật nguy hiểm.
 Chưa nói đến vẫn đề phản ứng sau mổ nếu thủy tinh và dịch nhầy bị tráo đổi bằng loại không đúng chất lượng như báo giá, chuyện rủi ro cho bác sỹ mổ bởi dịch nhầy Ấn độ không có các đặc tính kỹ thuật tốt như của Alcon ( Mỹ) dễ gây xước, phù nề sau mổ... chỉ nói riêng chuyện tự ý  thay thế thủy tinh và dịch nhầy  của bệnh nhân là một vấn đề nghiêm trọng. Y đức đã được coi như cỏ rác, lợi nhuận khiến cho người cố tình lừa đảo mờ mắt, họ không cần quan tâm đến hậu quả sau mổ.
  Thật đơn giản nếu muốn kiểm tra để phát hiện ra các thiết bị hay vật tư bị đánh tráo ngay từ khi nhập khẩu, bàn giao vào kho của bệnh viện. Hồ sơ nhập khẩu được đem ra, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng số lượng lô hàng, kê khai hải quan, kết quả giám định nhà nước ( nếu có yêu cầu trong hồ sơ mời thầu) thì dễ dàng phát hiện sự gian dối của cả phái nhà thầu là các công ty dược và bệnh viện nào mua sắm.

  Cũng có thể bà Giám đốc còn leo cao hơn nữa, không ai làm gì được bà vì bà có ô to đủ che như bà từng nói. Trước mắt, bà đang lo dàn xếp gói thầu mua sắm thiết bị y tế bốn năm chục tỷ đồng trong nay mai. Gói này nếu êm xuôi thì ghế to hơn đang chờ bà, con bệnh nếu có sao sau khi mổ thì đã có các trợ lý chuyên môn của bà trả lời báo chí : " do nội tiết tố của con bệnh không tốt", " do vệ sinh cá nhân kém", " do con bệnh vui sướng quá mức cũng có thể gây ra các biến chúng..."
  Khốn nạn thay !

3 nhận xét:

  1. Nặc danh2/29/2012

    Theo tôi biết Alcon là hãng Thụy sỹ


































    Theo tôi được biết alcon là hãng của Thụy sĩ




































































































































































































































































    Theo tôi được biết alcon là hãng Thụy sĩ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo hồ sơ duyệt trúng thầu thì thương hiệu : Alcon - Mỹ.

      Xóa
  2. Nặc danh2/29/2012

    Hàng xuất xứ Mỹ nhưng Tàu sản xuất là chuyện bình thường. Theo quy tắc về xuất xứ hàng hóa (C/O) quy định để hàng hóa mang xuất xứ của 1 nước nào đó thì nó phải được khai thác, thu hoạch, nuôi trồng, thu hoạch, công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện (hoặc thu hoạch) ở nước đó, hoặc hàm lượng giá trị sản phẩm phải đạt từ 40% trở lên (áp dụng cho những sản phẩm công nghiêp, may mặc, điện tử,...)thì cũng được mang C/O của nước đạt hàm lượng giá trị từ 40% trở lên. Bởi vậy, rất nhiều sản phẩm VN sản xuất nhưng lại mang C/O nước khác (đơn giản VN chỉ làm gia công theo đơn hàng của nước ngoài đặt hàng - nguyên liệu, máy móc, mẫu mã kiểu dáng sản phẩm do họ cung cấp, VN chỉ có giá nhân công rẻ mạt mà thôi)

    Trả lờiXóa