Theo bà Phong Lan, hết sức khó khăn để nhận biết được thuốc giả hay thuốc thật. Thanh tra sở Y tế chỉ được quyền kiểm soát trong phạm vi cấp phép, ngoài phạm vi này chỉ có quản lý thị trường và công an kinh tế mới có quyền. Khi nghi ngờ rằng, nhà thuốc có bán thuốc giả, phải lấy thuốc giả và thuốc thật ấy đi kiểm nghiệm, một thời gian sau mới có kết quả. Việc xử phạt hành chính chỉ mang tính răn đe.
Ngộ độc thuốc tây ngày càng tăng có nhiều lý do: một phần về phía cán bộ y tế và phần kia do người bệnh nên đã gây ra những tai nạn về thuốc, dĩ nhiên có sự góp phần của thuốc giả, thuốc quá hạn sử dụng gây nên.
Một cuộc khảo sát ở bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho thấy trong các loại ngộ độc được đưa vào cấp cứu, ngộ độc thuốc chiếm 50%, trong số đó thuốc chống nôn chiếm tới 30%. Theo con số thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009, tổng số bệnh nhân cấp cứu do ngộ độc 2.449, trong đó ngộ độc thuốc tân dược và hoá chất chiếm 22,1%. Ngộ độc thuốc an thần, thuốc ngủ, nếu năm 2006 chỉ có 87 người, đến năm 2009 tăng lên 111 người. Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt: năm 2006 có 45 người, đến năm 2009 tăng lên 51 người. Khi dùng phải thuốc giả, kém chất lượng, người bệnh thường lâm vào tình trạng nhẹ thì nôn mửa, nhức đầu, mẩn ngứa... nặng hơn là dị ứng toàn thân, phù căng, tím tái, sốc, truỵ tim mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc thần kinh... rồi tử vong. Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, người tiêu dùng dược phẩm nên yêu cầu dược sĩ bán thuốc phải ghi giá tiền và ký tên vào đơn thuốc. Nếu không, khi người bệnh uống thuốc mà bị ngộ độc, sốc thuốc thì khó có đủ bằng chứng để bảo vệ mình.
Một cuộc khảo sát ở bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho thấy trong các loại ngộ độc được đưa vào cấp cứu, ngộ độc thuốc chiếm 50%, trong số đó thuốc chống nôn chiếm tới 30%. Theo con số thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009, tổng số bệnh nhân cấp cứu do ngộ độc 2.449, trong đó ngộ độc thuốc tân dược và hoá chất chiếm 22,1%. Ngộ độc thuốc an thần, thuốc ngủ, nếu năm 2006 chỉ có 87 người, đến năm 2009 tăng lên 111 người. Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt: năm 2006 có 45 người, đến năm 2009 tăng lên 51 người. Khi dùng phải thuốc giả, kém chất lượng, người bệnh thường lâm vào tình trạng nhẹ thì nôn mửa, nhức đầu, mẩn ngứa... nặng hơn là dị ứng toàn thân, phù căng, tím tái, sốc, truỵ tim mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc thần kinh... rồi tử vong. Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, người tiêu dùng dược phẩm nên yêu cầu dược sĩ bán thuốc phải ghi giá tiền và ký tên vào đơn thuốc. Nếu không, khi người bệnh uống thuốc mà bị ngộ độc, sốc thuốc thì khó có đủ bằng chứng để bảo vệ mình.
Theo thống kê của cục Quản lý dược: năm 2005, tỷ lệ thuốc giả chỉ 0,09%, đến năm 2009 đã tăng lên 0,12%. Cũng trong năm 2009, bộ Y tế đã đình chỉ 105 lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Các cơ quan kiểm nghiệm thuốc trung ương và địa phương lấy hơn 31.000 mẫu để kiểm nghiệm chất lượng (trong đó có 3.190 mẫu thuốc nhập khẩu). Kết quả cho thấy 1.051 mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, trong đó thuốc nhập khẩu chiếm 13,3%.
HOÀNG NHUNG - sgtt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét