Chỉ một tháng la cà ở các bệnh viện tuyến trung ương, phóng viên đã có trong tay nhiều tư liệu về các Quốc nạn đàng sau chuyện " Đấu thầu thuốc" trong bệnh viện.
Thông thường, kế hoạch mua sắm thuốc và vật tư tiêu hao trong bệnh viện thường được được các bệnh viện trình lên sở, bộ để duyệt kế hoạch mua sắm thông qua " đấu thầu" công khai.
Khi kế hoạch được bắt đầu xây dựng từ cơ sở thì là lúc các trưởng khoa dược, phó Giám đốc, Giám đốc viện vô cùng bận rộn, bận ngay tại cơ quan và cả ở nhà riêng. Điện thoại không còn là thứ có thể tin cậy để trao đổi chuyện kế hoạch thầu để gì nữa, các hãng thuốc cử quản lý dược của mình bám sát và ngày đêm '' hỗ trợ " các cán bộ của viện làm "hồ sơ mời thầu".
Ví dụ hãng dược Meca có mặt hàng nào mạnh về giá, thành phần dược được cài ngay vào hồ sơ mời thầu qua trợ giúp của quản lý và dược và trình dược viên. Theo chân một dược sỹ đi làm trình dược viên, làm quản lý dược cho hãng dược của Thái tại Hà nội để lấy tư liệu đã cho thấy : quyền lực của các trưởng khoa dược, phó giám đốc, giám đốc viện vô cùng lớn, do đó thu nhập của họ từ việc hoa hồng từ " đẩy " hãng thuốc này, hãng thuốc kia vào được cũng vô cùng lớn. Chỉ vài năm làm trưởng khoa dược tại một bệnh viện tuyến trung ương thôi, vài biệt thự được mua giấu trong khi họ cứ ở thuê nhà hoặc ở trong một ngôi nhà đơn giản, kín đáo để tránh dư luận soi mói.
Hưng - một quản lý dược cho một công ty dược Sipla của Ấn độ nhiều năm cho biết : anh tốt nghiệp dược tại Hà nội, không xin vào làm việc trong các bệnh viện bởi không có quan hệ, cũng không có tiền vì anh là dân tỉnh lẻ. Chuyện kiếm tiền để mua nhà, cưới cô vợ, sống được ở Thủ đô không thể được nếu không đi làm trình dược cho hãng, rồi làm quản lý dược khu Hà nội.
Anh trầm ngâm nói : đôi khi cũng chán nghề, mình học hành đàng hoàng nhưng cái cơ chế này nó cứ đẩy mình trôi theo dòng chảy của nó, phải đánh mất mình để chấp nhận chia chác hoa hồng từ những viên thuốc, từ những chai nước cất trên lưng còng của con bệnh nghèo. Đa số bệnh nhân lại là dân nghèo và người khốn cùng, nhìn họ nhiều khi mình cũng đắng lòng nhưng rồi không thể không làm cái việc đang làm.
Nhưng không thể bỏ nghề, làm gì, đi đâu khi đời mình đã trót gắn với nghề này. Để bứt ra khỏi cái vòng xoáy bất lương của nghề đó, phải có một bước đột phá ghê gớm mới mong thoát ra được.
Nga cũng từng làm cho một hãng dược của Thái lan có văn phòng tại Việt nam, ngay từ ngày đầu tốt nghiệp đại học dược, đi làm đã được hãng đào tạo bài bản về các kỹ năng tiếp thị bán mặt hàng thuốc tây, những kỹ năng mà trong trường đại học dược không hề dạy.
Cô phải học ăn mặc đẹp, đi đứng nói năng và giao tiếp một cách chuyên nghiệp, dùng nước hoa - thứ mà cô ghét khi còn đi học bởi nhà cô nghèo, đám bạn nhà giàu dùng thứ ấy khiến cô khinh bỉ họ. Rồi những chương trình đi du lịch của hãng " mời" các lãnh đạo Viện đi, cô cũng được đi cùng, kinh nghiệm cá nhân được nâng lên mọi mặt, quan hệ mở rộng, thu nhập cũng nâng cao khi cô rất muốn kết hôn mà chưa được.
Đơn giản chỉ vì cứ anh chàng nào yêu một thời gian thì lại khó chịu với chuyện cô phải đi mời ăn uống các bác sỹ nam, hát hò và quán sá với họ thường xuyên. Thậm chí hát hò trong men bia rượu cả ngày đến đêm thứ 7 mà không có thời gian về với người yêu. Cái gì cũng có giá của nó, các chàng chai lần lượt chạy, đến giờ cô đa ngoài băm mà vẫn đi về một mình. Đã có tiền mua được căn hộ chung cư, nhiều chàng trai qua đêm cùng nhà nhưng rồi ...
Trở lại chuyện ''làm hồ sơ mời thầu " của các bệnh viện. Hãng cử quản lý dược đến nhà riêng của trưởng khoa dược lấy thông tin, cung cấp các thông tin về sản phẩm của mình đang có, cách đẩy các đối thủ hãng khác ra khỏi sân chơi, thỏa thuận hoa hồng với bên A , cuối cùng là mang loạt giấy giới thiệu của quân xanh cùng mình là quân đỏ để mua hết hồ sơ mời thầu. Xong.
Cứ thế nên mới có chuyện là thanh tra phát hiện ra những mặt hằng thuốc và vật tư trong viện có giá cao gấp cả chục lần ở chợ thuốc Ngọc Khánh, báo chí đưa tin rồi cũng lại ...chìm xuồng, vẫn tiếp tục dài dài. Tất cả đều đổ lên đầu con bệnh là dân nghèo vốn đang còng lưng với nhiều thứ thuế đến siết cổ.
Để tồn tại Quốc nạn đó không phải chỉ có các quan trong bệnh viện bảo kê, đâu có đơn giản như vậy. Thuốc và vật tư y tế đâu có thể được phép nhập khẩu trực tiếp như các mặt hàng giày dép hay áo quần từ Quảng đông Trung quốc được. Cục dược, Bộ y tế là những nơi nắm quyền thao túng tất cả các đầu mối, công ty dược Trung ương I, II và các công ty sân sau của các sếp nắm giữ quyền phân phối, nhập khẩu và chia thị phần, quan trong nhất là áp đặt giá cho từng viên thuốc sau khi có giá từ chính hãng.
Chuyện còn dài lắm, chúng tôi sẽ đưa ra vài dẫn chúng cụ thể của một số gói thầu thuốc, vật tư tiêu hao và thậm chí cả thiết bi y tế hiện đang được các công ty dược ''sân sau" chạy ngang dọc luồn lách để vào được các bệnh viện. Những tư liệu quý giá do chính các nhân viên trình dược, quản lý dược của các hãng Meca, Sipla, Alcon, các nhân viên từng làm cho dược Hậu giang, Sao kim, Trà vinh, Agimex, dược TW I...cung cấp.
Quả thực trong số những nhân viên trình dược đó ít nhiều vẫn còn những con người còn lương tâm, họ sẵn sàng cung cấp cho báo chí những tư liệu làm chứng cứ chống lại Quốc nạn tham nhũng qua những trò bảo kê, thao túng ngành dược, ngành y và những công ty sân sau của quan chức ngành y đứng ra kinh doanh dược.
Bạn đọc vui lòng đón đọc để có những thông tin mà mình cần biết, nâng cao dân trí qua sự minh bạch về một ngành có ảnh hưởng đến nòi giống : y tế và sức khỏe của người Việt.
Ai cũng biết chuyện giá thuốc ở ta được các giới kinh doanh đẩy lên cao bởi sự tieps tay của chính cán bộ ngành y và các lãnh đạo bệnh viện. Nếu không thì lấy tiền đâu ra để các lãnh đạo mua xe hơi biệ thự nhiều thế ?
Trả lờiXóaTôi làm DS mà đau lòng lắm, lương tháng ko đủ nuôi con nuôi thân dù chăm chỉ, Ở HN ai cũng cười tôi, ai đời DS đại học đi làm lương tháng 4tr ko thu nhập gì thêm. Tôi làm HS thuốc, tôi biết nếu tôi đi làm trình lương tôi sẽ cao hơn, nhưng sĩ diện cao ko làm nổi nghề này. Buồn cho công ăn học của mình. Nhiều khi cuối tháng trong gia đình chẳng có đồng nào để sống, tôi tự hỏi rằng cứ chân chính mãi ko biết gia đình tôi còn trụ đc đến bao giờ? Từ ngày ra trường đến giờ đã 2 năm rồi nhưng tôi làm vẫn chưa đủ sống. Nếu muốn có nhiều tiền thì phải trả giá những thứ khác như ko đc chăm sóc chồng con, nhân cách giảm dần thì đồng lương tăng lên. Nghĩ mà nản
Trả lờiXóa