Nguyễn Anh Dũng.
Cứ gần đến ngày 27/7, truyền thông nhà nước lại tuyên
truyền về ngày thương binh liệt sỹ. Nhắc lại một thời
đất nước bị tàn phá, con người bị hủy diêt bởi chiến
tranh. Sự huỷ hoại trên mình tổ quốc, thời gian rồi sẽ xoá
dần, nhưng vết thương trong tâm trí người dân thì không bao
giờ xoá nhoà. Khi mà biết bao gia đình, còn đang khắc khoải,
chờ mong và hy vọng tìm thấy hài cốt của người thân từ
các bên tham chiến tại Việt Nam.
Trung Quốc phát động cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979.
Cưỡng chiếm biên giới trên đất liền, biển đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, bắn giết bộ đội, ngư dân để cướp đảo,
cưỡng đoạt tầu thuyền và đòi tiền chuộc. Thành lập các
cơ quan quản lý hành chính và quân sự tại nơi đã chiếm
đóng. Hành vi đó đã kéo dài qua nhiều năm tháng một cách có
hệ thống, với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Dần
thực hiện âm mưu đồng hoá, biến Việt Nam trở thành một
phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Khi mà Đảng và nhà nước muốn giữ hoà khí trong một liên
minh với Tầu cộng bằng 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt giả
hiệu. Đã quên đi nỗi nhục mất nước từ ngàn xưa. Để
rồi cũng quên đi hương hồn những người con của nhà nước
Việt Nam Cộng Hoà, nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Đã hy
sinh để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt
Nam. Nhằm duy trì sự độc quyền thống trị của Đảng cộng
sản.
Biểu tình chống xâm lược là việc làm cần thiết, để góp
phần ngăn chặn chiến tranh trước khi cuộc chiến có thể xẩy
ra. Biểu tình một cách ôn hoà là quyền và nghĩa vụ của công
dân được quy định tại điều 69, 77 Hiến pháp. Có thể nói
đây là hình ảnh hội nghị Diên Hồng thu nhỏ nối tiếp
truyền thống Ông Cha từ đời xưa. Như cụ Hồ đã nói: "Các
vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước". Đồng thời cũng là thông điệp thể hiện
ý chí và nguyện vọng của người dân gửi tới nhà cầm
quyền trước hoạ Bắc triều. Như cụ Hồ đã nói:
"Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946).
Đi biểu tình là sự tự nguyện chấp nhận khó khăn gian khổ,
thậm chí cả mất mát hy sinh của cá nhân. Nhưng bù lại sẽ
được cho nhân dân, tổ quốc trong độc lập tự do và hạnh
phúc. Cổ nhân đã dậy: "Đi một ngày đàng, học một
sàng khôn", có hoà mình vào đoàn biểu tình mới thấy
được lòng người khi sơn hà nguy biến, mới biết cái hay, cái
tốt và sức mạnh của nó, mang đậm tính nhân văn.
Thoạt nhìn cảnh lực lượng cảnh sát triển khai lực lượng:
Xe mô tô, xe ôtô chở quân cơ động trang bị đầy người, xe
bắt người, xe phá sóng điện thoại quần đảo khắp nơi.
Lại thêm lực lượng dân vệ, thanh niên CS Hồ Chí Minh cùng
với các hàng rào sắt ... Chốt giữ các ngả đường cùng với
âm thanh cực đại trên loa của cảnh sát, đòi giải tán cuộc
biểu tình theo nghị định 38/CP năm 2005 của chính phủ, của
lãnh đạo thành phố "Vì hoà bình". Người yếu bóng
vía thấy cảnh như vậy cũng "Thất kinh"
Vượt lên tất cả, khi biểu ngữ "Hoàng Sa, Trường Sa
của Việt Nam", "Ủng hộ luật biển", "Bảo vệ ngư dân
Việt Nam". "Đả đảo quân Trung Quốc xâm lược" xuất
hiện. Lập tức từ các nơi, mọi người kéo đến hoà cùng
dòng người, cùng nhau hô vang các khẩu hiệu, diễu hành qua các
phố dẫn đến đại sứ quán Trung quốc.
Đoàn biểu tình diễu hành với một khí thế mạnh mẽ, vui
vẻ, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Không
hề thấy xuất hiện sự lo âu sợ hãi, mặc dù biết rằng
mọi người có thể bị đàn áp, bắt bớ bất cứ lúc nào.
Lúc này mọi người dường như tạm gác sang một bên những
nỗi khó khăn vất vả thường ngày, những nỗi bức xúc oan
ức, những mối thù nhà để tập trung vào việc trả nợ
nước.
Tiêu biểu như cô Trịnh Kim Tiến, nếu không bị công an ngăn
cản khống chế. Đã tạm gác nỗi đau khi người cha thương
yêu, trụ cột của cả gia đình đã bị tên ác ôn, trung tá
công an Nguyễn Văn Ninh nhân danh nước cộng hoà XHCN Việt Nam
đánh chết ở Hà Nội, để tham gia đoàn biểu tình. Hoặc
biểu tình tại gia như chị Bùi Thị Minh Hằng ở Vũng Tầu.
Đi lẫn trong đoàn biểu tình một nhân viên mật vụ, mà mọi
người đã nhẵn mặt nói: "Các bà Văn Giang đi khiếu
kiện đòi đất, chứ chống gì Trung Quốc". Một chị
nông dân trả lời: "Nước mất thì đất Văn Giang cũng
không còn, nên chúng tôi đi biểu tình chống Tầu".
Có điều lạ các cuộc biểu tình chống Tầu trong tháng 7/2012,
lực lượng cảnh sát dầy đặc, nhưng không xẩy ra xô sát,
đàn áp bắt bớ. Theo kiểu đại uý cảnh sát Phạm Hải Minh
mặc thường phục giả dạng côn đồ đạp vào mặt anh Nguyễn
Chí Đức trong cuộc biểu tình trước đây. Ngược lại Họ
còn hướng dẫn, đảm bảo giao thông cho đoàn khi đi qua các
giao lộ, với một thái độ đúng mức. Một sự "Tốt
lên" hiếm thấy, khiến người ta phải cảnh giác, về
một thủ đoạn đàn áp mới có thể xấy ra.
Có điều lạ nữa, lúc đầu đoàn biểu tình chỉ có một số
đông, càng đi đoàn người càng đông thêm bởi một số
người mới sát nhâp, có nhiều người đi xe đạp hoặc xe máy
cũng xuống dắt xe đi theo đoàn. Những người dân đứng hai
bên đường nhìn theo với ánh măt đồng cảm, với nụ cười
thân thiện. Ở một vài nơi, người dân đã tặng cờ, nhà
Chùa tặng những thùng nước khoáng để tiếp sức thêm cho
đoàn. Sự thật này đã nói lên điều gì?
Thật cảm động khi thấy những mái tóc bạc bên mái tóc xanh
của các vị cao niên như cụ bà Lê Hiền Đức, nghệ sỹ violon
Hải. Các bà mẹ tay bế con thơ, tay dắt con nhỏ. Có người
phải ngồi trên xe lăn cùng các bạn trẻ đã không quản mọi
nối gian truân, nguy hiểm để cùng hoà tiếng nói chung
"Đả đảo quân Trung Quốc xâm lược".
Một người đi biểu tình tên Cường kể lại: Kết thúc buổi
biểu tình đã gần 11h30 ngày 22/7/2012, người đẫm mồ hôi và
thấm mệt. Cường tìm đến quán nước giải khát của hiệu
kem Bốn Mùa bên hồ Hoàn Kíếm, gọi một cốc kem dâu để
giải khát. Ngồi cùng bàn là một người đàn ông khoảng 40
tuổi, người cao nhưng hơi gầy, có dọng nói nhẹ nhàng, đôi
mắt dễ thương và vẻ mặt thân thiện, đặt chiếc máy ảnh
đặt trên bàn, anh vui vẻ nói chuyện.
Được biết anh là người Sài Gòn, ra Hà Nội thăm người
nhà, gập lúc đoàn biểu tình đi qua nên đã được thấy,
được nghe và chứng kiến nỗi lòng của người dân Hà Nội.
Lúc chia tay Cường đứng dậy trả tiền nước, thì người
khách Sài Gòn rất lịch sự có nhã ý xin được mời và thay
Cường thanh toán tiền cốc nước này, với một tình cảm tốt
đẹp dành cho người đi biểu tình. Cường cũng không biết nói
gì hơn đành chân thành cám ơn và qua anh nhờ nói lên khung
cảnh của cuộc biểu tình chống Tầu cộng tại Hà Nội và xin
gửi lời chào đến bà con cô bác ở Sài Gòn.
Thông tin về cuộc biểu tình nhanh chóng được truyển tải lên
mạng Internet. Lãnh đạo thành phố đã cho đài truyền hình Hà
Nội, dùng những lời nói thiếu văn hoá, xuyên tạc, xúc phạm
và không quên buông lời đe doạ những người đi biểu tình.
Một việc làm thiếu xuy nghĩ, thiếu tình người và quan trọng
hơn cả. Họ đã vô trách nhiệm, đánh mất quyền và nghĩa vụ
công dân, chỉ nhằm giữ lại cuộc sồng theo bản năng của
mình. Rất tiếc một cơ quan báo chí cùng những người được
phỏng vấn, cái đầu của họ cũng chỉ nghĩ được đến như
vậy!
Trong khi đó một số người đi biểu tình được chính quyền
"Nhận diện", như cụ bà Lê Hiền Đức, LS Lê Quốc
Quân được cơ quan ANĐT triệu tập đến "Làm việc". Hoặc
tại địa phương, các đoàn đại diện cho hệ thống chính
trị của cụm dân cư đến tại nhà Blogger Nguyễn Hữu Vinh và
một số người khác để khuyên cáo: Việc bảo vệ chủ quyền
"Đã có đảng và Nhà nước lo"! và yêu cầu mọi
người không đi biểu tình nữa!
Mấy vị đại diện này hẳn muốn người dân hãy cứ <em>"Há
miệng chờ sung", hoặc cứ yên tâm vì đã có người khác
chăn dắt như một "Bầy cừu"! Phải chăng họ không
biết gì về hành vi xâm lược của Tầu cộng, hay họ là
người từ hành tinh khác tới đây?
Trong khi đó, uỷ viên Bộ Chính Trị, bí thư thành uỷ Hà
Nội, ông Phạm Quang Nghị, đã từng mắng người dân:
"Dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm.
Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ
không đem hết sức ra tự làm" (nguồn: <a
tế nông thôn).
Trời Hà Nội những ngày này chợt mưa, chợt nắng, nhưng lòng
người vẫn bình thản trước sóng gió cuộc đời. Phảng phất
đâu đây một nỗi chăn trở, ưu tư, một nỗi buồn man mác.
Khi mà còn có những người tỏ ra bằng lòng với cuộc sống
hiện tại trong ngôi nhà bé nhỏ của mình. Cũng có thể do họ
sống tốt, nhờ cơ chế "Sống chung với tham nhũng"
hiện nay. Hoặc quá hoảng sợ khi nghe đến hai chữ "BIỂU
TÌNH".
Để rồi sự "Vô cảm" đã làm cho họ trở nên ích
kỷ, nhỏ nhen và hèn nhát, không dám nghĩ đến cả những
quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Tuy nhiên đối tượng
này không nhiều, đại bộ phận người dân đã quá mệt mỏi
cực khổ với cuộc sống hiện tại và mong muốn đến một
ngày nào đó, sẽ có dịp "Nối vòng tay lớn" để
"Dậy mà đi". Theo những ca khúc đi cùng năm tháng
đã một thời vang dội trên những nẻo đường chiến tranh.
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2012
Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo - Cựu chiến binh VN
ĐC: Số 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính,Thanh Xuân, Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét