Với CS, Mồ mả, Chùa Chiền, Miếu Đình, Nhà Thờ...mà chúng còn phá tan tành huống gì là gia đình Anh hùng.
Và có như thế này mới thấu hiểu được nỗi đắng cay, tủi nhục của gần 90 triệu đồng bào đang phải chịu đựng dưới chế độ cộng sản man rợ này.
“Đất ở thì quy là đất nông nghiệp, thu hồi đất không có quyết định vẫn tổ chức cưỡng chế, đất không nằm trong dự án (D.A) vẫn bị thu hồi, khiếu nại (KN) thì không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, kiện ra tòa thì tòa lại bao che cho chính quyền…” - đó là hàng loạt bức xúc của bà Tạ Thanh Bình, con gái Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tạ Quốc Luật - người dẫn đầu tổ xung kích bắt sống toàn bộ Bộ Chỉ huy địch và Tướng Đờ Cát ở Điện Biên Phủ…
Nhà, đất hợp pháp quy thành đất nông nghiệp
Vợ chồng ông Tạ Quốc Luật sinh được 4 người con, trong đó có 3 người con công tác trong quân đội.
Khi còn sống, năm 2000, bà Nguyễn Thị Nghĩa (vợ ông Tạ Quốc Luật), sau khi gom góp tiền của toàn thể gia đình đã đứng ra đặt cọc với ông Phạm Đình Chọi để nhận chuyển nhượng thửa đất có diện tích 335,2m2 tại 534 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Trước khi giao hết tiền cho ông Chọi, do tuổi cao, sức yếu, ngày 30/12/2000, bà Nghĩa đã làm di chúc với di nguyện là giao cho con gái cả là bà Tạ Thanh Bình cùng các em trai sử dụng đất (SDĐ) này để làm nơi thờ cúng tổ tiên, cha mẹ…
Bà Bình nói: “Khi hoàn tất chuyển nhượng giữa hai bên thì mẹ tôi qua đời. Trong lúc tang mẹ chưa xong thì ông Chọi cũng bất ngờ lâm bệnh qua đời. Việc làm thủ tục sang tên đổi chủ và xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ đành phải tạm gác lại và chờ giải quyết từ phía chính quyền. Nhiều lần gặp các lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung để đề nghị giải quyết thì họ đều cho biết: Phải chờ có đợt làm sổ đỏ sẽ thông báo, vả lại đã có giấy xác nhận của các hộ liền kề, của tổ trưởng tổ dân phố và xác nhận của UBND phường về nhà, đất tại 534 Nguyễn Trãi là đất ở sử dụng lâu dài, ổn định, đã đóng thuế nhà ở, đất ở vị trí 1 từ năm 1993, không có tranh chấp gì thì khi nào có điều kiện, UBND phường sẽ xác nhận làm sổ đỏ. Trước đó, UBND phường Thanh Xuân Trung cũng xác nhận cho chủ hộ Phạm Đình Chọi (bên bán) tại Đơn xin xác nhận ngày 21/2/2001 như sau: “Ông Phạm Đình Chọi và gia đình có sử dụng mảnh đất thuộc danh pháp tờ bản đồ 5E.II.37 thửa đất số 56 nằm trong địa giới phường Thanh Xuân Trung quản lý là đúng”.
Trong quá trình SDĐ, các chủ sử dụng đều nộp thuế nhà ở, đất ở đầy đủ. Hơn 30 năm qua các chủ SDĐ và xây dựng nhà ở nơi đây không hề xảy ra tranh chấp và vi phạm nào liên quan đến SDĐ hay lấn chiếm… Có điều, trong lúc đang chờ làm các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ thì gia đình bà Bình nhận được thông báo rằng nhà, đất của mình nằm trong diện giải tỏa để phục vụ cho D.A xây dựng đường vành đai 3. “Thậm chí, chính quyền phường, quận đã rất “tiền hậu, bất nhất” khi cho rằng nhà, đất này đã vi phạm chỉ giới của D.A và là đất có nguồn gốc nông nghiệp…” - bà Bình cho hay!
Tự đi thu thập tài liệu, chứng cứ, bà Bình phát hiện D.A xây dựng đường vành đai 3 được thực hiện theo Quyết định 597/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo sơ đồ D.A đã được duyệt thì gia đình của bà không thuộc diện rơi vào đất D.A.
Bà Bình khẳng định việc chính quyền cố tình quy đất gia đình vi phạm chỉ giới D.A đường vành đai 3 là có “ý đồ” vì khi nhà, đất của gia đình bà bị giải tỏa thì khu đất trống của một số “quan chức” nằm đằng sau nhà bà sẽ ra mặt đường!
Bà Bình nhiều lần KN lên các cấp nhưng gặp phải sự im lặng kéo dài không được giải quyết, trả lời thỏa đáng… ngay cả khi có ý kiến của một số cơ quan Trung ương (Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Quốc hội…) đề nghị giải quyết dứt điểm…
Sự im lặng kéo dài cho đến khi UBND quận Thanh Xuân ra phương án bồi thường nhà xây dựng với diện tích là 539,71m2 (nhà 2 tầng bê tông cốt thép) chỉ được bồi thường hỗ trợ gần 870 triệu đồng. Về đất ở 335,2m2 được bồi thường tổng là 810 triệu đồng (được chia làm 3 khúc: 60m2 phía mặt đường bồi thường 540 triệu đồng; 60m2 tiếp theo được bồi thường 216 triệu đồng; còn lại 215m2 được bồi thường 54 triệu đồng với giá 252.000 đồng/m2…
Gia đình không đồng ý và tiếp khiếu.
Ngày 30/9/2009, UBND quận Thanh Xuân ban hành Quyết định số 2618 về việc điều chỉnh phê duyệt bổ xung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…
Tuy phương án này đã điều chỉnh bổ sung tăng thêm một số tiền đền bù cho gia đình bà Bình, nhưng vẫn tiếp tục cho rằng đất này có nguồn gốc đất nông nghiệp và bồi thường hỗ trợ theo giá đất nông nghiệp…
Không có quyết định thu hồi vẫn cưỡng chế
Ngày 26/10/2009, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất số 2763 đối với gia đình bà Bình trong khi gia đình không hề nhận được quyết định thu hồi đất.
Bà Bình đã làm nhiều đơn kêu cứu lên các cấp… nhưng ngày 19/11/2009, chính quyền quận Thanh Xuân vẫn tiến hành cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ nhà, đất tại 534 đường Nguyễn Trãi.
Khiếu tố hành chính mãi cũng chẳng thấu, cực chẳng đã, bà Bình phải khởi kiện UBND quận Thanh Xuân ra tòa yêu cầu hủy Quyết định số 2618 ban hành ngày 30/9/2009.
Bản án hành chính sơ thẩm ngày 25/6/2013 của Tòa Hành chính quận Thanh Xuân đã bác yêu cầu của bà Bình.
Ở phiên tòa hành chính phúc thẩm ngày 25/10/2013, Tòa Hành chính TAND TP Hà Nội đã tuyên hoãn xử vì lý do: Tại phiên tòa, bên bị kiện là UBND quận Thanh Xuân xuất trình tài liệu mới liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử không thể thực hiện xác minh ngay tại tòa.
Dư luận đang chờ một phán quyết công tâm, đúng pháp luật đối với quyền lợi hợp pháp của gia đình có công với cách mạng. PV Báo Thanh tra sẽ thông tin tiếp khi vụ án được đưa ra xét xử.
Đinh Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét