TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN) ĐANG LÀM GÌ VỚI ĐẤT NƯỚC, VỚI NGƯỜI DÂN ?
Phần I - Trích tin tức các báo đã đăng:
Để khách quan, chúng tôi xin trích đăng tin các báo trong nước gần đây viết về Tập đoàn điện lực Việt Nam.
1) Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 14/3/2011 đăng bài “Giá mua điện Trung Quốc ngày càng đắt đỏ”, cho thấy cái sự đắt đỏ này không chỉ thể hiện ở giá cả: Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, Việt Nam cũng hứng chịu không ít những khó khăn khi phải phụ thuộc ít nhiều vào đối tác bán điện này. Đơn cử như tháng 3.2010, đúng lúc thuỷ điện miền Bắc sụt giảm trầm trọng thì công ty lưới điện Vân Nam, Trung Quốc lại tạm ngưng cấp điện đường dây 220kV Tân Kiều - Lào Cai và 110kV Hà Khẩu - Lào Cai. Lý do là... để thi công công trình… Trong khi đó, việc mua điện của Trung Quốc phải thực hiện theo hợp đồng thương mại rất chặt chẽ. Chỉ cần sử dụng tăng hay giảm sản lượng điện so với mức đăng ký trong hợp đồng, phía Việt Nam ngay lập tức sẽ bị phía Trung Quốc phạt.
2) Báo Công An Nhân Dân ngày 5/5/2012 đăng bài “Mua điện Trung Quốc giá cao hơn trong nước 37%”: Tuy nhiên, vấn đề gây bức xúc trong toàn bộ câu chuyện này là ở chỗ trong khi các nhà máy chịu lỗ, chịu bị cắt giảm công suất vì thừa điện, thì ngược lại chúng ta vẫn phải bỏ ngoại tệ ra để mua điện Trung Quốc với giá cao. Theo các nhà máy phản ánh, trong năm 2011, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mua điện của Trung Quốc với giá 6,08 cent, tương đương 1.268 đồng/KWh, cao hơn khoảng 37% với giá mua điện trong nước. Chưa kể trong đàm phán mua điện của họ, các điều kiện là hết sức ngặt nghèo, chúng ta bị ép đủ kiểu và luôn treo trên đầu khả năng bị phạt hợp đồng rất lớn.
3) Báo Tiền Phong ngày 26/7/2012 đăng bài “ EVN thích mua điện Trung Quốc giá cao?”: Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.
4) Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 8/8/2012 đưa tin: “ Trong khi nhiều doanh nghiệp trong nước kêu ca về việc Tập đoàn điện lực (EVN) không mua hết điện trong nước sản xuất thì lượng điện mua từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng và giá mua cũng tăng.”
5) SGTT.VN ngày 13/7/2012: “ Tính từ năm 2008 đến nay, giá điện bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng tới 57% song giá mua điện của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trả cho các nhà máy thuỷ điện nhỏ vẫn giữ nguyên. Sự độc quyền của EVN đang dồn ép các doanh nghiệp đầu tư thuỷ điện nhỏ...”
6) Vietnam NEWS (18/08/2012 ): “ EVN cho biết, đường dây 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên có nhiệm vụ truyền tải điện năng từ Trung Quốc về Việt Nam theo kế hoạch trao đổi năng lượng giữa VN và TQ, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành từ ngày 27/4/2007, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (Ban AMT) thực hiện quản lý dự án. Công trình có chiều dài 79km, qua địa phận hai tỉnh Tuyên Quang (gồm các huyện Yên Sơn, Sơn Dương) và tỉnh Thái Nguyên (gồm huyện Đại Từ và TP Thái Nguyên). Sau khi Cty Truyền tải điện QG (NPT) được thành lập, EVN đã chuyển giao cho NPT quản lý, vận hành công trình này ”. Theo EVN hiện còn 37.399 nhà và công trình không đủ điều kiện tồn tại trong hành lang an toàn lưới điện cao áp. Giải pháp theo ông Ngọ - Trưởng ban an toàn EVN: là cần giải quyết ngay những nhà nằm kẹp giữa 2 đường dây 500 KV mạch I và mạch II. EVN đã có hướng dẫn thực hiện hỗ trợ di dời nhà ở và công trình nằm kẹp giữa 2 mạch đường dây 500 KV đi qua.
Lượng điện mua từ Trung Quốc tiếp tục tăng
Theo thời báo kinh tế Sài Gòn – CN 19/8/2012- 09: 10(GMT +7)
(TBKTSG Online) - Trong khi nhiều doanh nghiệp trong nước kêu ca về việc Tập đoàn điện lực (EVN) không mua hết điện trong nước sản xuất thì lượng điện mua từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng và giá mua cũng tăng.
Thông tin từ EVN cho biết, tháng 7-2012, lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 10,380 tỉ kWh, trong đó điện sản xuất chiếm 53%. Lũy kế 7 tháng năm 2012, lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 69,097 tỉ kWh, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó điện sản xuất chiếm 43,9%, điện mua 36,782 tỉ kWh (mua của Trung Quốc 1.571 triệu kWh).
Việc tăng mua điện từ Trung Quốc diễn ra trong điều kiện thủy văn thuận lợi, lượng điện do các nhà máy thủy điện trong nước sản xuất khá dồi dào và xếp hàng chờ bán cho EVN. Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ 6 tháng đầu năm, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí (PVN) Phùng Đình Thực cũng kêu rằng EVN không mua hết lượng điện do các nhà máy của PVN sản xuất (chỉ mua khoảng 97% lượng điện sản xuất ra).
Hiện nay EVN mỗi năm tăng giá mua điện từ Trung Quốc. Theo thoả thuận giữa Tổng công ty Điện lực miền Bắc với Công ty lưới điện Vân Nam (Trung Quốc), giá điện Việt Nam mua từ Trung Quốc trong thời gian từ ngày 1-1-2012 đến 31-12-2012 tăng 4,8% so với năm 2011, với giá mua 1.300 đồng/kWh, trong khi giá mua điện từ thủy điện nhỏ trong nước khoảng 800 đồng/kWh, giá mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than khoảng 1.280 đồng đến 1.300 đồng/kWh .
Theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt, dự kiến năm nay EVN sẽ nhập khẩu 4,65 tỉ kWh điện từ Trung Quốc cho cả hai mùa mưa và mùa khô. Như vậy lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc tính đến thời điểm này chiếm 1/3 kế hoạch.
Phần II - EVN xây dựng đường dây tải điện 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên mua điện Trung Quốc ?
Với những số liệu đã được các báo đưa tin, chúng tôi sơ bộ tính toán và thấy rằng:
1) Với đất nước:
Thiệt hại do chênh lệch giá mua điện của Trung Quốc so với giá mua Thủy điện trong nước 7 tháng đầu năm 2012: ( 1.300 đ/1KWh - 800đ/1KWh ) x 1,571 tỉ KWh = 785, 5 Tỉ đồng.
EVN mua điện TQ theo đúng dự kiến năm 2012 thì thiệt hại là: (1.300 đ/1KWh - 800đ/1KWh ) x 4,65 tỉ KWh = 2. 325 Tỉ đồng !
Với thiệt hại này nhân dân cả nước phải gánh chịu ( EVN tăng giá điện liên tục, người dân muốn dùng điện phải mua giá cao )
Các nhà máy thủy điện trong nước bị EVN chèn ép không bán được điện. Như vậy họ cũng không đóng thuế thu nhập, Thuế tài nguyên cho nhà nước. Nếu EVN mua hết công suất điện của các nhà máy này, thì hàng năm họ sẽ đóng thuế thu nhập và thuế tài nguyên cho nhà nước hàng trăm Tỉ đồng !
( Chưa tính số tiền đầu tư khi xây dựng đường dây tải điện 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên này)
2) Với người dân: Đường dây tải điện 220KV Tuyên quang - Thái nguyên do EVN làm chủ đầu tư đi qua nóc nhà dân đã gây ra các ảnh hưởng về điện rất xấu tới sức khỏe, gây ra tai nạn nguy hiểm liên tiếp đối với người dân sống dưới gầm đường dây tải điện này, khiến dân chúng tôi không thể sống nổi !
Hiện tại EVN đang trốn tránh trách nhiệm đền bù nhà đất và tài sản để người dân di dời ra khỏi gầm đường điện nguy hại này.
Như vậy: EVN đang đi ngược lại quyền lợi của đất nước và coi thường tính mạng của người dân Việt nam!
Xem các bức hình về tai nạn điện ngày 06/06/2011 đối với Dương Ngọc Sơn – 10 tuổi và ngày 24/07/2012 đối với Cáp Quý Huỳnh – 24 tuổi
Từ ngày 15/8 cho đến nay 8/9 / 2012, Đã gần 1 tháng trôi qua:
BÀ CON ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN VẪN BÁM TRỤ TẠI EVN ĐÒI CÔNG LÍ
Văn Như Thụy
Tác giả gửi cho NTT blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét