Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Luật pháp Việt nam theo kiểu rừng ?


Nền công vụ đang xuống cấp

  “Phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc”. Đó được cho là nguyên văn phát biểu của chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn của báo chí, quanh vụ hai nhà báo của đài Tiếng nói Việt Nam bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang hành hung trong lúc đang tác nghiệp.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm - trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam - người bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất Văn Giang hành hung. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Dư luận rất bức xúc trước kiểu nói này. Bởi, ai cũng biết và, suy cho cùng, buộc phải biết rằng ngoài trường hợp phạm pháp quả tang, thì việc sử dụng vũ lực để thực thi công vụ ở nơi công cộng chỉ được pháp luật cho phép trong các trường hợp cần phải ngăn chặn hoặc vô hiệu hoá sự chống đối hoặc cản trở cũng bằng vũ lực của người này, người nọ.
Vả lại, sức mạnh trấn áp của quyền lực công, cái theo giả thiết chỉ nhằm phục vụ cho việc bảo đảm và duy trì trật tự xã hội, không thể được sử dụng tuỳ thích, mà phải theo quy trình và có mức độ thích hợp, tuỳ giai đoạn, tình huống. Trước hết, nếu thấy người không có liên quan đến vụ việc mà cứ chàng ràng tại hiện trường, thì phải mời họ đi chỗ khác; nếu họ không tự giác đi ra, thì tiến hành khống chế và trục xuất; và nếu họ có hành vi chống đối, thì mới có thể bị trấn áp bằng vũ lực một cách thích ứng, với mục đích duy nhất là triệt tiêu mối nguy hiểm mà họ có thể gây ra cho người thi hành công vụ.
Các quy tắc này được áp dụng bất kể chủ thể chống đối hoặc cản trở là ai, có liên quan hay không có liên quan đến vụ việc, quan chức hay thường dân. Đáng lý ra, vấn đề phải là những người bị đánh có được quyền lui tới hiện trường và có hành động gì tỏ ra đe doạ tới sự an toàn của lực lượng thi hành công vụ hay không, chứ không phải họ có là hoặc có xưng là nhà báo hay không trong lúc bị đánh.

Hết sức phi lý - Việt nam cái gì có lý ?


  - Từ ngày 1.8.2012, giá dịch vụ y tế mới bắt đầu được thực hiện tại nhiều địa phương cũng như bệnh viện Trung ương. Cùng với đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định lại giá dịch vụ y tế của bốn địa phương phê duyệt giá cao là Cao Bằng, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Đồng Tháp. Bên cạnh đó, BHXH cũng phải thẩm định lại giá của nhiều bệnh viện, trong đó có các bệnh viện Trung ương đã tự đưa vào những dịch vụ bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) và làm khổ bệnh nhân.
Ông Lê Văn Phúc, trưởng phòng chế độ BHYT (ban thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam) đơn cử tại TP.HCM, tuy chưa thực hiện giá dịch vụ y tế mới nhưng các bệnh viện trực thuộc bộ Y tế đã có một số đề xuất hết sức phi lý, buộc BHXH phải thẩm định lại. Như bệnh viện Chợ Rẫy, ở nhóm phẫu thuật lấy thai đề xuất bệnh nhân sử dụng một bộ dây truyền máu giá 14.700 đồng, tuy nhiên trên thực tế không phải bệnh nhân nào cũng cần phải truyền máu; cũng trong nhóm này, bệnh viện đề xuất mỗi bệnh nhân phải có một bình thở oxy giá 22.873 đồng nhưng đâu phải người mẹ nào khi mổ lấy thai cũng cần bình thở oxy? Việc sử dụng thuốc gây mê cho bệnh nhân, bệnh viện đề xuất bệnh nhân dùng hai ống Diprivan giá 113.000 đồng/ống nhưng thực tế bệnh nhân chỉ cần dùng 1 hoặc 1,5 ống là cùng. Vô lý hơn cả là bệnh viện kê cả áo sơ sinh giá 15.000 đồng/bộ cho trẻ, thế nhưng các bé đều sử dụng áo do mẹ chuẩn bị... Ông Phúc nói: “Nếu không có biện pháp kiểm soát, chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng lớn tới người bệnh, đặc biệt là người bệnh nghèo”.
Trong khi đó, một số bệnh viện đã thực hiện giá dịch vụ y tế vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ. Việc đơn giản nhất là quy định công khai giá dịch vụ y tế mới ở nơi khám chữa bệnh, các bệnh viện vẫn chưa thực hiện.
LỆ HÀ - sgtt

Lợi ích nhóm trong y tế.

Áp dịch vụ y tế quá cao có lợi ích nhóm
 
Đây là ý kiến của ông Phạm Lương Sơn (ảnh), Trưởng ban thực hiện Chính sách BHYT, BHXH Việt Nam trong cuộc trao đổi với báo chí xung quanh việc nhiều địa phương và bệnh viện đang thực hiện khung giá viện phí mới ở mức trần quá cao... Ông Sơn cho rằng:
Việc nhiều tỉnh đang áp dụng thực hiện khung giá viện phí mới ở mức tăng từ 90%-95% so với khung giá trần mà Thông tư 04 liên Bộ Y tế - Tài chính quy định áp dụng cho các bệnh viện trung ương, hạng đặc biệt là sai lầm. Bởi theo hướng dẫn và quy định khi xây dựng khung giá viện phí địa phương phải căn cứ cụ thể vào tình hình thực tế về kinh tế - xã hội của địa phương, bệnh viện phải căn cứ vào khả năng cung cấp, đáp ứng về chất lượng dịch vụ tế, tình hình nhân lực y bác sĩ, trang thiết bị y tế để xây dựng giá dịch vụ y tế. Việc áp khung giá viện phí ở mức quá cao nếu hiểu theo hướng tích cực thì đó là mục tiêu phấn đấu của địa phương, nhưng thực tế khả năng của nhiều địa phương vẫn chưa thể đáp ứng được. Khía cạnh khác có thể thấy là giá trị dịch vụ y tế ở đây chưa tương ứng với giá thành người bệnh phải chịu. Hơn nữa dịch vụ y tế là dịch vụ công, phi lợi nhuận nên không thể có giá trị thặng dư. Địa phương nào xây dựng giá viện phí mà dựa trên cơ sở như vậy là bất hợp lý.
° PV: Ông đánh giá như thế nào về việc xây dựng khung giá viện phí mới của các bệnh viện tuyến trung ương?
° Ông PHẠM LƯƠNG SƠN: Nói chung so với nhiều địa phương, khung giá viện phí mới của đa số bệnh viện tuyến trung ương khá hợp lý. Tuy nhiên, cũng có một số dịch vụ y tế mức giá còn quá cao, chưa phù hợp với các yếu tố kỹ thuật. Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành rà soát để sớm có kiến nghị nhằm sửa đổi. Ví dụ như với kỹ thuật mở nội khí quản, đây là kỹ thuật cấp cứu cần phải thực hiện rất nhanh khoảng vài phút nhưng lại có bệnh viện xây dựng quy trình thực hiện hàng giờ. Đây là điều vô lý, bởi nếu lâu như vậy thì bệnh nhân sẽ chết. Trong khi đó, việc bệnh viện xây dựng quy trình này kéo dài hàng giờ nhằm tăng chí phí sử dụng điện nước (đây là yếu tố cấu thành giá viện phí).
° Hiện nay nhiều dịch vụ y tế chi phí cao và dịch vụ y tế được sử dụng với tuần suất nhiều đang được áp dụng với khung giá mới rất cao. Phải chăng có mục đích gì trong việc này?
° Đây là vấn đề chúng tôi đang rất quan tâm và băn khoăn vì việc nhiều dịch vụ y tế có giá trị cao và được sử dụng nhiều bị áp giá quá cao có biểu hiện của lợi ích nhóm. Bởi lẽ dịch vụ y tế công là phi lợi nhuận, nên nếu lợi nhuận được tạo ra từ một nguồn tài chính công do nhà nước đảm bảo hay từ nguồn xã hội hóa do cộng đồng một số người đóng góp mà bất hợp lý thì đó chính là lợi ích nhóm. Có 2 khía cạnh dẫn tới lợi ích nhóm, một là dịch vụ y tế mang tính thường quy được sử dụng nhiều và hai là dịch vụ y tế đó được cung cấp từ nguồn xã hội hóa mà xã hội hóa ở đây chủ yếu được tạo nên từ sự liên danh, liên kết hay đóng góp của một số cá nhân.

° Tại thời điểm này, nhiều bệnh viện đã tăng giá viện phí. Việc giám sát sẽ được thực hiện như thế nào?
° Đây là vấn đề sẽ phải thực hiện thường xuyên bởi tôi được biết khá nhiều bệnh viện đã tăng giá viện phí nhưng vẫn chưa niêm yết công khai, rõ ràng với người bệnh. Chúng tôi yêu cầu BHXH ở các địa phương phải tăng cường thanh kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm sự minh bạch. Đồng thời qua đó tiến hành giám định các khoản chi phí yêu cầu bệnh viện không được thu thêm của người bệnh các khoản khác mà BHYT đã chi trả. Trước mắt sẽ kiểm tra 4 địa phương có mức đề xuất giá cao là Cao Bằng, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đồng Tháp. Đây là những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất đều ở mức khó khăn nhưng đề xuất giá viện phí gần kịch khung.
NGUYỄN QUỐC - NET

Chúng tôi đi biểu tình



Nguyễn Anh Dũng.


Cứ gần đến ngày 27/7, truyền thông nhà nước lại tuyên 
truyền về ngày thương binh liệt sỹ. Nhắc lại một thời 
đất nước bị tàn phá, con người bị hủy diêt bởi chiến 
tranh. Sự huỷ hoại trên mình tổ quốc, thời gian rồi sẽ xoá 
dần, nhưng vết thương trong tâm trí người dân thì không bao 
giờ xoá nhoà. Khi mà biết bao gia đình, còn đang khắc khoải, 
chờ mong và hy vọng tìm thấy hài cốt của người thân từ 
các bên tham chiến tại Việt Nam. 



Trung Quốc phát động cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979. 
Cưỡng chiếm biên giới trên đất liền, biển đảo Hoàng Sa 
và Trường Sa, bắn giết bộ đội, ngư dân để cướp đảo, 
cưỡng đoạt tầu thuyền và đòi tiền chuộc. Thành lập các 
cơ quan quản lý hành chính và quân sự tại nơi đã chiếm 
đóng. Hành vi đó đã kéo dài qua nhiều năm tháng một cách có 
hệ thống, với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Dần 
thực hiện âm mưu đồng hoá, biến Việt Nam trở thành một 
phần lãnh thổ của Trung Quốc. 



Khi mà Đảng và nhà nước muốn giữ hoà khí trong một liên 
minh với Tầu cộng bằng 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt giả 
hiệu. Đã quên đi nỗi nhục mất nước từ ngàn xưa. Để 
rồi cũng quên đi hương hồn những người con của nhà nước 
Việt Nam Cộng Hoà, nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Đã hy 
sinh để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt 
Nam. Nhằm duy trì sự độc quyền thống trị của Đảng cộng 
sản. 



Biểu tình chống xâm lược là việc làm cần thiết, để góp 
phần ngăn chặn chiến tranh trước khi cuộc chiến có thể xẩy 
ra. Biểu tình một cách ôn hoà là quyền và nghĩa vụ của công 
dân được quy định tại điều 69, 77 Hiến pháp. Có thể nói 
đây là hình ảnh hội nghị Diên Hồng thu nhỏ nối tiếp 
truyền thống Ông Cha từ đời xưa. Như cụ Hồ đã nói: "Các 
vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau 
giữ lấy nước". Đồng thời cũng là thông điệp thể hiện 
ý chí và nguyện vọng của người dân gửi tới nhà cầm 
quyền trước hoạ Bắc triều. Như cụ Hồ đã nói: 
"Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không 
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946). 



Đi biểu tình là sự tự nguyện chấp nhận khó khăn gian khổ, 
thậm chí cả mất mát hy sinh của cá nhân. Nhưng bù lại sẽ 
được cho nhân dân, tổ quốc trong độc lập tự do và hạnh 
phúc. Cổ nhân đã dậy: "Đi một ngày đàng, học một 
sàng khôn", có hoà mình vào đoàn biểu tình mới thấy 
được lòng người khi sơn hà nguy biến, mới biết cái hay, cái 
tốt và sức mạnh của nó, mang đậm tính nhân văn. 



Thoạt nhìn cảnh lực lượng cảnh sát triển khai lực lượng: 
Xe mô tô, xe ôtô chở quân cơ động trang bị đầy người, xe 
bắt người, xe phá sóng điện thoại quần đảo khắp nơi. 
Lại thêm lực lượng dân vệ, thanh niên CS Hồ Chí Minh cùng 
với các hàng rào sắt ... Chốt giữ các ngả đường cùng với 
âm thanh cực đại trên loa của cảnh sát, đòi giải tán cuộc 
biểu tình theo nghị định 38/CP năm 2005 của chính phủ, của 
lãnh đạo thành phố "Vì hoà bình". Người yếu bóng 
vía thấy cảnh như vậy cũng "Thất kinh"



Vượt lên tất cả, khi biểu ngữ "Hoàng Sa, Trường Sa 
của Việt Nam", "Ủng hộ luật biển", "Bảo vệ ngư dân 
Việt Nam". "Đả đảo quân Trung Quốc xâm lược" xuất 
hiện. Lập tức từ các nơi, mọi người kéo đến hoà cùng 
dòng người, cùng nhau hô vang các khẩu hiệu, diễu hành qua các 
phố dẫn đến đại sứ quán Trung quốc. 



Đoàn biểu tình diễu hành với một khí thế mạnh mẽ, vui 
vẻ, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Không 
hề thấy xuất hiện sự lo âu sợ hãi, mặc dù biết rằng 
mọi người có thể bị đàn áp, bắt bớ bất cứ lúc nào. 
Lúc này mọi người dường như tạm gác sang một bên những 
nỗi khó khăn vất vả thường ngày, những nỗi bức xúc oan 
ức, những mối thù nhà để tập trung vào việc trả nợ 
nước. 



Tiêu biểu như cô Trịnh Kim Tiến, nếu không bị công an ngăn 
cản khống chế. Đã tạm gác nỗi đau khi người cha thương 
yêu, trụ cột của cả gia đình đã bị tên ác ôn, trung tá 
công an Nguyễn Văn Ninh nhân danh nước cộng hoà XHCN Việt Nam 
đánh chết ở Hà Nội, để tham gia đoàn biểu tình. Hoặc 
biểu tình tại gia như chị Bùi Thị Minh Hằng ở Vũng Tầu. 



Đi lẫn trong đoàn biểu tình một nhân viên mật vụ, mà mọi 
người đã nhẵn mặt nói: "Các bà Văn Giang đi khiếu 
kiện đòi đất, chứ chống gì Trung Quốc". Một chị 
nông dân trả lời: "Nước mất thì đất Văn Giang cũng 
không còn, nên chúng tôi đi biểu tình chống Tầu". 



Có điều lạ các cuộc biểu tình chống Tầu trong tháng 7/2012, 
lực lượng cảnh sát dầy đặc, nhưng không xẩy ra xô sát, 
đàn áp bắt bớ. Theo kiểu đại uý cảnh sát Phạm Hải Minh 
mặc thường phục giả dạng côn đồ đạp vào mặt anh Nguyễn 
Chí Đức trong cuộc biểu tình trước đây. Ngược lại Họ 
còn hướng dẫn, đảm bảo giao thông cho đoàn khi đi qua các 
giao lộ, với một thái độ đúng mức. Một sự "Tốt 
lên" hiếm thấy, khiến người ta phải cảnh giác, về 
một thủ đoạn đàn áp mới có thể xấy ra. 



Có điều lạ nữa, lúc đầu đoàn biểu tình chỉ có một số 
đông, càng đi đoàn người càng đông thêm bởi một số 
người mới sát nhâp, có nhiều người đi xe đạp hoặc xe máy 
cũng xuống dắt xe đi theo đoàn. Những người dân đứng hai 
bên đường nhìn theo với ánh măt đồng cảm, với nụ cười 
thân thiện. Ở một vài nơi, người dân đã tặng cờ, nhà 
Chùa tặng những thùng nước khoáng để tiếp sức thêm cho 
đoàn. Sự thật này đã nói lên điều gì? 



Thật cảm động khi thấy những mái tóc bạc bên mái tóc xanh 
của các vị cao niên như cụ bà Lê Hiền Đức, nghệ sỹ violon 
Hải. Các bà mẹ tay bế con thơ, tay dắt con nhỏ. Có người 
phải ngồi trên xe lăn cùng các bạn trẻ đã không quản mọi 
nối gian truân, nguy hiểm để cùng hoà tiếng nói chung 
"Đả đảo quân Trung Quốc xâm lược".



Một người đi biểu tình tên Cường kể lại: Kết thúc buổi 
biểu tình đã gần 11h30 ngày 22/7/2012, người đẫm mồ hôi và 
thấm mệt. Cường tìm đến quán nước giải khát của hiệu 
kem Bốn Mùa bên hồ Hoàn Kíếm, gọi một cốc kem dâu để 
giải khát. Ngồi cùng bàn là một người đàn ông khoảng 40 
tuổi, người cao nhưng hơi gầy, có dọng nói nhẹ nhàng, đôi 
mắt dễ thương và vẻ mặt thân thiện, đặt chiếc máy ảnh 
đặt trên bàn, anh vui vẻ nói chuyện. 



Được biết anh là người Sài Gòn, ra Hà Nội thăm người 
nhà, gập lúc đoàn biểu tình đi qua nên đã được thấy, 
được nghe và chứng kiến nỗi lòng của người dân Hà Nội. 
Lúc chia tay Cường đứng dậy trả tiền nước, thì người 
khách Sài Gòn rất lịch sự có nhã ý xin được mời và thay 
Cường thanh toán tiền cốc nước này, với một tình cảm tốt 
đẹp dành cho người đi biểu tình. Cường cũng không biết nói 
gì hơn đành chân thành cám ơn và qua anh nhờ nói lên khung 
cảnh của cuộc biểu tình chống Tầu cộng tại Hà Nội và xin 
gửi lời chào đến bà con cô bác ở Sài Gòn. 



Thông tin về cuộc biểu tình nhanh chóng được truyển tải lên 
mạng Internet. Lãnh đạo thành phố đã cho đài truyền hình Hà 
Nội, dùng những lời nói thiếu văn hoá, xuyên tạc, xúc phạm 
và không quên buông lời đe doạ những người đi biểu tình. 
Một việc làm thiếu xuy nghĩ, thiếu tình người và quan trọng 
hơn cả. Họ đã vô trách nhiệm, đánh mất quyền và nghĩa vụ 
công dân, chỉ nhằm giữ lại cuộc sồng theo bản năng của 
mình. Rất tiếc một cơ quan báo chí cùng những người được 
phỏng vấn, cái đầu của họ cũng chỉ nghĩ được đến như 
vậy! 



Trong khi đó một số người đi biểu tình được chính quyền 
"Nhận diện", như cụ bà Lê Hiền Đức, LS Lê Quốc 
Quân được cơ quan ANĐT triệu tập đến "Làm việc". Hoặc 
tại địa phương, các đoàn đại diện cho hệ thống chính 
trị của cụm dân cư đến tại nhà Blogger Nguyễn Hữu Vinh và 
một số người khác để khuyên cáo: Việc bảo vệ chủ quyền 
"Đã có đảng và Nhà nước lo"! và yêu cầu mọi 
người không đi biểu tình nữa! 



Mấy vị đại diện này hẳn muốn người dân hãy cứ <em>"Há 
miệng chờ sung", hoặc cứ yên tâm vì đã có người khác 
chăn dắt như một "Bầy cừu"! Phải chăng họ không 
biết gì về hành vi xâm lược của Tầu cộng, hay họ là 
người từ hành tinh khác tới đây? 



Trong khi đó, uỷ viên Bộ Chính Trị, bí thư thành uỷ Hà 
Nội, ông Phạm Quang Nghị, đã từng mắng người dân: 
"Dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. 
Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ 
không đem hết sức ra tự làm" (nguồn: <a 
tế nông thôn). 



Trời Hà Nội những ngày này chợt mưa, chợt nắng, nhưng lòng 
người vẫn bình thản trước sóng gió cuộc đời. Phảng phất 
đâu đây một nỗi chăn trở, ưu tư, một nỗi buồn man mác. 
Khi mà còn có những người tỏ ra bằng lòng với cuộc sống 
hiện tại trong ngôi nhà bé nhỏ của mình. Cũng có thể do họ 
sống tốt, nhờ cơ chế "Sống chung với tham nhũng"
hiện nay. Hoặc quá hoảng sợ khi nghe đến hai chữ "BIỂU 
TÌNH".



Để rồi sự "Vô cảm" đã làm cho họ trở nên ích 
kỷ, nhỏ nhen và hèn nhát, không dám nghĩ đến cả những 
quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Tuy nhiên đối tượng 
này không nhiều, đại bộ phận người dân đã quá mệt mỏi 
cực khổ với cuộc sống hiện tại và mong muốn đến một 
ngày nào đó, sẽ có dịp "Nối vòng tay lớn"  để
"Dậy mà đi". Theo những ca khúc đi cùng năm tháng 
đã một thời vang dội trên những nẻo đường chiến tranh. 



Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2012 



Nguyễn Anh Dũng 



Nhà giáo - Cựu chiến binh VN 



ĐC: Số 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính,Thanh Xuân, Hà Nội. 
ĐT: (04) 38583514: DĐ: 0984535494. Gmail: xuannho.vu1@gmail.com 


Danluanvn.blogspot.com

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Hãy cùng nhau xuống đường vì Tổ quốc !

Nhật ký yêu nước: KÊU GỌI BIỂU TÌNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TẬP TRẬN BẮN ĐẠN THẬT TẠI TRƯỜNG SA

===============

+ Tại TPHCM : 8h30 SÁNG NGÀY 05/08/2012 Tập trung tại công viên 30/4 tuần hành tới Lãnh sự quán Trung Quốc 175 Hai Bà Trưng, Quận 1.

+ Tại Hà Nội : 8h30 sáng ngày 05/08/2012, Tập trung tại tượng đài Lý Thái Tổ bên hồ Gươm, tuần hành tới Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 - Hoàng Diệu.
===============


Thưa các bạn!

Ngay sau khi Quốc hội VN thông qua “Luật biển VN”, chính phủ Trung Quốc đã quyết định thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa – Tam Sa Thị” ôm trọn toàn bộ 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển xung quanh thuộc chủ quyền của VN bất chấp căn cứ pháp lý, bằng chứng lịch sử.

Ngày 12/07/2012 Trung Quốc lại mở cuộc ra quân rầm rộ gồm 29 tàu đánh cá hiện đại cùng với tàu hậu cần và chế biến hải sản hàng ngàn tấn vào gần đảo đá chữ thập trong quần đảo Trường sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cùng với lời dọa dẫm dùng vũ lực khi gặp cản trở.

Ngày 23/7/2012 Trung Quốc bầu "chủ tịch Tam Sa", ngày 24/7 tổ chức lễ cắt băng ra mắt "thành phố Tam Sa", ngày 25/7 chỉ định "tư lệnh quân sự Tam Sa". Ngày 26/7 tàu xâm lược lại đâm chìm thêm một tàu cá và bỏ mặc nhiều ngư dân ta trôi dạt trên biển.

Ngày 24/7, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin quân đội Trung Quốc đang đợi lệnh để chuẩn bị tập trận bắn đạn thật với quy mô lớn nhất gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Chúng ta, những người Việt Nam yêu nước không thể làm thinh trước những hành động ngang ngược như thế.

Mới đây ngày 27/07 – ngày thương binh liệt sĩ VN, 42 vị trí thức, văn nghệ sĩ, lão thành cách mạng, chức sắc tôn giáo… trong đó có các tên tuổi nổi tiếng như Nhạc sĩ Tuấn Khanh, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, GS.Tương Lai, Luật gia Lê Hiếu Đằng, PGS.TS Trần Hữu Tá, sử gia Nguyễn Đình Đầu… đã đồng ký tên trong một lá thư kêu gọi chính quyền TP.HCM tổ chức cho các lực lượng thanh niên, đoàn thể biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc thanh lập cái gọi là “TP.Tam Sa” [1]. Các vị trên đây đều là những người đã từng tham gia phong trào đấu tranh thống nhất đất nước trước 1975; từng giữ những cương vị trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng sau 1975.

Do đó, Chúng tôi đặt ra 06 mục tiêu của cuộc biểu tình:
1. Phản đối hành động gây lấn, xâm lược chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
2. Ủng hộ luật biển Việt Nam và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.
3. Đánh động dư luận ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
4. Vạch trần bộ mặt phản động, hiếu chiến của chính quyền Trung Quốc.
5. Thực hành các quyền “tự do hội họp, ngôn luận, biểu tình” được quy định tại điều 69 Hiến Pháp Việt Nam.
6. Đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân bất kể tôn giáo, địa vị, chính kiến.

Mặc dầu một cuộc tuần hành phản đối có thể sẽ không làm cho Trung Quốc dừng tay, thế nhưng đó là một cơ hội huy động công luận Quốc tế, huy động sự đồng lòng của toàn dân Việt Nam bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước… hễ ai mang dòng máu Việt Nam đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy! Mặt khác, thể hiện sự đồng lòng của toàn dân với Luật Biển mới vừa được quốc hội Việt Nam thông qua thì dứt khoát không phải là hành vi phạm pháp!

Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM. KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!

Để đạt được mục tiêu ôn hòa, bất bạo động, phi chính trị, chúng tôi kêu gọi người tham gia tuân thủ các lưu ý sau:

1. Cuộc tuần hành diễn ra vào:
===============
+ Tại TPHCM : 8h SÁNG NGÀY 05/08/2012 Tập trung tại công viên 30/4 tuần hành tới Lãnh sự quán Trung Quốc 175 Hai Bà Trưng, Quận 1.

+ Tại Hà Nội : 8h sáng ngày 5/8/2012, Tập trung tại tượng đài Lý Thái Tổ bên hồ Gươm, tuần hành tới Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 - Hoàng Diệu.
===============
2. KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.

3. KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung “phản đối Trung Quốc”. Những khẩu hiệu NKYN gợi ý gồm: “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, “TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN”, “TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM”, “TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP”, “ỦNG HỘ LUẬT BIỂN CỦA VIỆT NAM”, 'CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH TRÊN BIỂN ĐÔNG"…V..V.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, có thể viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, gây chú ý.

4. KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích…

5. KHUYẾN KHÍCH cầm mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam, ảnh Hồ Chí Minh..v..v..

CHÚNG TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, NHỮNG AI QUAN TÂM VÀ PHẪN NỘ TRƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH NGÀY 01/07/2012. CÁC BẠN CÓ THỂ SÚP SỨC CHO CUỘC TUẦN HÀNH DIỄN RA BẰNG CÁCH GIÚP CHÚNG TÔI CHUYỀN VĂN BẢN NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, BLOG, FACEBOOK, TWITTER,…V..V… HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CÁC BẠN ĐANG ĐỨNG VỀ PHÍA CHÍNH NGHĨA, VỀ PHÍA TỔ QUỐC!!! VÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỢI LÂU HƠN NỮA ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI!!!

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" - Hồ Chí Minh.

CHÚC TẤT CẢ CHÚNG TA SỨC KHỎE VÀ CHÚC CUỘC TUẦN HÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!

VIỆT NAM MUÔN NĂM !!!


(Admin D - NKYN)

Bi hài viện phí mới - móc túi bệnh nhân và vô trách nhiệm.


  Một số bệnh viện đã xây dựng cơ cấu viện phí mới trong đó có những khoản... rất lạ, có chuyện cười ra nước mắt xung quanh viện phí mới, thậm chí có vấn đề, có thể dẫn đến tiêu cực. Hậu quả cuối cùng: người bệnh gánh chịu.
Bệnh nhân đến siêu âm tại Bệnh viện Trung ương Huế (ảnh chụp ngày 30-7) - Ảnh: Nguyên Linh
Ông Lê Văn Phúc (phòng chế độ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội VN) lật giở cơ cấu viện phí của Bệnh viện T.Ư Huế đã hoàn tất xây dựng và đang trình Bộ Y tế xem xét, phàn nàn: “Nhiều chi phí rất lạ. Tôi đã hỏi những người xây dựng viện phí ở Bệnh viện T.Ư Huế, họ bảo làm theo cơ cấu của Bộ Y tế. Nói thật là khi xây dựng cơ cấu ấy, thời gian vội vàng nên văn bản hướng dẫn nói cơ cấu của Bộ Y tế chỉ để địa phương, bệnh viện tham khảo, chứ không phải đó là cơ cấu chuẩn, nhất nhất phải áp dụng theo”.
Lạ!
Xem chi tiết cơ cấu viện phí của Bệnh viện T.Ư Huế mới thấy có nhiều chi tiết giá làm người ta thấy lạ. Chỉ riêng phí mực cho một lần in kết quả siêu âm tim và mạch máu đã là 14.000 đồng, phí giấy in (một tờ giấy trắng khổ A4) 3.000 đồng, găng tay (một lần siêu âm màu) cần hai đôi, giá 4.150 đồng/đôi, giấy lau cho bác sĩ hai tờ (1.250 đồng/tờ), giấy lau cho bệnh nhân hai tờ (500 đồng/tờ, cùng là giấy lau nhưng có chuyện phân biệt bệnh nhân - bác sĩ), khẩu trang hai cái (1.199 đồng/cái), mũ giấy ba cái (1.199 đồng/mũ), tiêu hao điện 4.167 đồng... “Không hiểu vì sao mà cần nhiều mũ giấy cho một lần siêu âm đến thế?”- ông Phúc băn khoăn.

Công ty của đại biểu Quốc hội xả thải bẩn

  Bà Hằng chủ của Sonadezi Long Thành, một đại biểu Quốc hội  - vẫn nhơn nhơn vác mặt ngồi họp với gần 500 đại biểu khác. Trong khi bà Hoàng Yến đã phải rời hội nghị chỉ vì " kê khai không trung thực lý lịch".
 Thế mới thấy : con bò chui qua lỗ kim, con chim không qua lỗ cống ở Việt nam là vậy.


Tập trung thẩm tra thiệt hại vụ Sonadezi xả bẩn
   Ngày 30-7, Ban Chỉ đạo giải quyết thiệt hại do Công ty Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) xả thải không đạt chuẩn ra rạch Bà Chèo

đã phân công ba tổ công tác xuống từng hộ dân thuộc các ấp 1, 2, 3 và 4 của xã Tam An, huyện Long Thành để thẩm tra diện tích ao hồ, đất trồng các loại cây, vật nuôi trên cạn… Trước đó, các hộ dân này đã kê khai thiệt hại theo hồ sơ hướng dẫn. “Dự kiến khoảng một tuần, việc xác minh nhằm xác định chính xác mức độ thiệt hại của từng hộ sẽ kết thúc” - bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Thành, cho biết.
Cũng theo bà Hà, sau đó các tổ công tác sẽ tổng hợp thiệt hại đối với từng lĩnh vực về nguồn lợi thủy sản tự nhiên, diện tích từng loại cây trồng và vật nuôi trên cạn… để ban chỉ đạo báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai. Đây là cơ sở để UBND tỉnh ra quyết định yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại cho người dân.
Được biết đến thời điểm này, tổ công tác đã nhận khoảng 169 đơn kê khai (ước tính thiệt hại khoảng 30 tỉ đồng) của các hộ dân nằm trong vùng 114 ha trên lưu vực rạch Bà Chèo. Đây là khu vực được Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) xác định bị thiệt hại là do ảnh hưởng chất thải của Sonadezi Long Thành.
DUY ĐÔNG -  PL

Lũ bác sỹ đồ tể tiếp tục giết người.

Người nhà sản phụ tử vong đập phá bệnh viện

  Chiều 30.7, bức xúc trước cái chết của sản phụ Dương Kim Chung (28 tuổi), ngụ H. Phước Long (Bạc Liêu), người nhà của chị Chung (khoảng 40 người) đã mang di ảnh của sản phụ này kéo đến đập phá Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau. Lực lượng công an địa phương phải can thiệp vụ việc đập phá.

Trao đổi với chúng tôi, anh Bùi Văn Bé (chồng chị Chung) bức xúc kể: Vào ngày 10.7, vợ tôi chuyển dạ đau bụng nên gia đình đưa đến Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau. Tại đây sau khi khám, bác sĩ chỉ định vợ tôi sinh mổ.
Sau khi mổ, bụng vợ tôi càng ngày càng sưng to và đau dữ dội. Cứ mỗi lần lên cơn đau, người nhà báo thì bác sĩ đến tiêm thuốc giảm đau.
Sau đó, vợ tôi được chỉ định đi siêu âm, nhưng bác sĩ không phát hiện bệnh gì.
Đến ngày thứ 6 sau khi mổ, vợ tôi đau bụng ngày càng nhiều nên gia đình xin chuyển lên Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ điều trị, nhưng đến khoảng 13 giờ 15 phút ngày 28.7, vợ tôi đã tử vong.
Cũng theo lời anh Bé, các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ kết luận vợ anh bị nhiễm trùng ổ bụng và thủng bàng quang nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Được biết, sau khi người nhà sản phụ Chung đến Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau đập phá, lãnh đạo bệnh viện đã mời gia đình vào thương lượng và hỗ trợ 30 triệu đồng. Đồng thời hứa 10 ngày sau sẽ có câu trả lời chính thức về nguyên nhân cái chết của chị Chung.
Chiều 30.7, trao đổi qua điện thoại, ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau xác nhận việc người nhà sản phụ đến đập phá bệnh viện là có thật, nhưng vụ việc trên chưa được báo cáo cụ thể.
Trong khi đó, PV nhiều lần gọi điện thoại liên lạc với bà Đặng Bé Nam, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau để tìm hiểu vụ việc nhưng bà Nam không bắt máy.
Gia Bách  - TN

Trí thức Sài gòn đề nghị chính quyền cho biểu tình.

Anhbasam blog.
42 công dân đề nghị lãnh đạo TPHCM:

Tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2012
Kính gửi: Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh