Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

CSVN Thất Bại Trong Vụ Án Lê Quốc Quân




Lý Thái Hùng

Phiên tòa phúc thẩm xử Luật sư Lê Quốc Quân về cái gọi là “tội trốn thuế” tuy diễn ra ngắn ngủi vào sáng ngày 18 tháng 2 năm 2014, nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải trì hoãn gần 2 tháng vì những áp lực quá lớn của dư luận.

Theo sự tiết lộ của một giới chức cao cấp thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, CSVN dự tính mở phiên phúc thẩm để đóng hồ sơ “30 tháng tù” đối với Luật sư Lê Quốc Quân vào cuối tháng 11 năm 2013. Mục tiêu của Hà Nội là để tránh những áp lực của các Tổ chức nhân quyền thế giới tại buổi Kiểm định định kỳ phổ quát (UPR) lúc đầu dự định là ngày 28 tháng 1 sau đổi sang ngày 5 tháng 2 năm 2014.

Nhưng những dự tính của CSVN bị trở ngại vì ngay sau khi CSVN được bầu vào thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm 12 tháng 11 năm 2013, hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số tổ chức phi chính phủ về luật pháp, tự do ngôn luận đã mở các cuộc vận động lên án gay gắt việc công an đã đàn áp một cách phi lý, phi pháp đối với các bloggers sau khi có sự xuất hiện của một số đoàn thể xã hội dân sự, khiến Hà Nội lo ngại và đã phải hoãn phiên phúc thẩm của Luật sư Quân sau buổi Kiểm định kỳ UPR.

Tưởng rằng hoãn phiên xử như vậy, Hà Nội sẽ tránh được sự lên án của công luận; nhưng từ trong nhà tù, Luật sư Lê Quốc Quân đã gửi ra cho gia đình một số lá thư tay vào chiều 30 Tết. Nội dung của những lá thư này lại một lần nữa tác động rất lớn vào dư luận quốc tế vì nó nói lên sự gian trá của Hà Nội trong việc dùng tội danh kinh tế để cầm tù một người công dân lương thiện, yêu tự do dân chủ và công bằng.

Luật sư Lê Quốc Quân khẳng định rằng bản án 30 tháng dành cho anh là "bất công và vi phạm pháp luật" và ông đã kháng cáo lên tòa án tối cao, tố cáo thẩm phám vi phạm điều 295 BLHS với bản án trái pháp luật. Luật sư Quân cho rằng mỗi ngày ông còn bị giam là “một ngày cực khổ đối với tôi và gia đình, quan trọng hơn là một ngày luật pháp Việt Nam tiếp tục bị chà đạp.”

Luật sư Lê Quốc Quân bày tỏ sự hy vọng về một viễn cảnh tươi sáng của đất nước khi có tự do dân chủ với niềm tin rằng: “Điều tốt sẽ lớn lên, điều xấu sẽ nhỏ lại. Dân chủ sẽ được mở rộng, độc tài sẽ phải co vòi. Nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ xứng đáng được sống phồn vinh hạnh phúc. Nhân dân sẽ tự biết cách và sẽ tự làm. Không ai được quyền và có thể làm thay.”

Lá thư của Luật sư Lê Quốc Quân được công bố tại Geneve cùng lúc với sự có mặt của một số bloggers và thân mẫu của anh là bà Nguyễn Thị Trâm từ Việt Nam sang tham dự UPR tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Như giọt nước làm tràn ly, lá thư của anh - được dịch qua tiếng Anh để loan tải – đã dấy lên sự phẫn nộ của công luận mà người ta có thể nhìn thấy qua hai cao điểm:

Thứ nhất là qua kết quả UPR mà nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc đã trao cho đại diện phái đoàn CSVN hôm mồng 7 tháng 2, có đến 227 khuyến nghị từ 107 quốc gia tham dự yêu cầu Hà Nội phải trả lời về tình trạng vi phạm nhân quyền một cách tồi tệ tại Việt Nam hiện nay, hạn chót là tháng 6 năm 2014.

Thứ hai là ngay trước và sau phiên tòa phúc thẩm hôm 18 tháng 2, chưa bao giờ lại có nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và những tổ chức phi chính phủ đã lên tiếng phản đối phiên tòa và yêu cầu trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân tới như vậy.

Ông Sam Zarifi, Giám Đốc Khu Vực Á Châu Thái Bình Dương của Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (ICJ - International Commission of Jurists) cho rằng: “Phán quyết của Toà Phúc Thẩm là điều đáng tiếc tuy không ngạc nhiên. ICJ đã liên tục phê phán tình trạng thiếu độc lập của các tòa án tại Việt Nam. Đây là một vụ án chính trị và chính phủ Việt Nam lại một lần nữa sử dụng hệ thống tòa án để trừng phạt một tiếng nói đối lập quan trọng.

Tổ Chức Electronic Frontier Forum (EFF) đã lên tiếng rằng: “Năm 2013, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên án việc bắt giữ ông Quân là tùy tiện, và vi phạm quyền tự do biểu đạt và quyền được xét xử công bằng. Họ kết luận ông Quân là mục tiêu bị nhắm tới qua vai trò luật sư và blogger tranh đấu cho nhân quyền, và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức hoặc bản án của ông phải được duyệt xét lại qua một tòa án độc lập. Nhà cầm quyền Việt Nam đã phớt lờ quyết định và đề nghị này.” Vì thế EFF đã tham gia cùng liên minh các tổ chức phi chính phủ, NGOs và các mạng nối kết toàn cầu để kêu gọi Việt Nam phải tuân thủ quyết định của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc và lập tức trả tự do cho Lê Quốc Quân.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc đặc trách ban Á Châu Thái Bình Dương của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã bày tỏ sự bất bình về kết quả phiên tòa phúc thẩm và lên tiếng như sau: “Chúng tôi lên án cách hành xử của phiên tòa. Hàng trăm người ủng hộ ông từ xa về đều bị ngăn cản không cho đến gần tòa án, chỉ có mẹ và vợ ông là được phép vào bên trong dự phiên xử. Chúng tôi cũng gióng chuông báo động về tình trạng sức khỏe của ông Quân. Ông đã tuyệt thực 17 ngày qua để phản đối cách đối xử của trại giam, và ông đã ngất xỉu tại phiên tòa hôm nay.”

Phái đoàn các quốc gia trong Khối Châu Âu (EU) cũng đã lên tiếng như sau: “Chúng tôi xin nhắc lại quyền căn bản của mọi người được bày tỏ ý kiến tự do và ôn hòa, theo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết. Bản án trên là một thất vọng đặc biệt trong khung cảnh Việt Nam được bầu vào Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.”

Những lên án mạnh mẽ của thế giới nói trên đã cho thấy là những hành động lấp liếm của CSVN như (1) Đưa hẳn một chương về Quyền Con Người vào trong Hiến pháp mới; (2) Cố thổi phồng thành tích xóa đói giảm nghèo; (3) Phô diễn hàng trăm Bộ luật về quyền con người ... đều không thể che dấu tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. Nhất là thế giới sẽ tiếp tục lên án CSVN như bản lên tiếng của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ngày 18 tháng 2 đã viết:

“Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

Tóm lại, sự kiện CSVN tiếp tục cưỡng bức 30 tháng tù giam đối với Luật sư Lê Quốc Quân, không chỉ tạo thêm phẫn nộ trong dư luận mà còn biến Luật sư Quân trở thành một biểu tượng đấu tranh cho dân chủ Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, làm sáng lên chính nghĩa đấu tranh của dân tộc Việt Nam, đánh động lương tâm của cộng đồng nhân loại, và lộ rõ bộ mặt vi phạm nhân quyền trắng trợn của Hà Nội.

Bên cạnh đó, các ảnh hưởng dây chuyền đến những quyết định về TPP với Hoa Kỳ và tự do mậu dịch với Liên Âu chắc chắn khó tránh khỏi. Nhà cầm quyền CSVN đã thất bại trong vụ án Lê Quốc Quân với mục tiêu “răn đe” người yêu nước và “dương oai” để củng cố vị thế lung lay của chế độ đối với hàng ngũ đảng viên. Cứ nhìn vào những phản ứng của đồng bào trong những ngày qua, đặc biệt trước bản án phi lý dành cho người yêu nước, và hàng loạt những đảng viên CSVN bỏ đảng đủ thấy chế độ càng rối trí càng cùng quẫn trong cách ứng xử.

Lý Thái Hùng
19/2/2014

"Một cô em" cho tiền xây biệt thự, ông Truyền vẫn phải kê khai? ( tham quan chém quan tham)


Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP. HCM) trao đổi với PV xung quanh thông tin “ông Trần Văn Truyền, Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, được em kết nghĩa cho tiền để xây biệt thự khủng”.
'một cô em', ông Truyền,  kê khai
Căn biệt thự được cho là của ông Truyền gây xôn xao dư luận trong mấy ngày vừa qua
Thưa luật sư, sau khi báo chí đưa tin, người nhà ông Trần Văn Truyền, Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết: Ngôi biệt thự "khủng" ông đang ở là do "em kết nghĩa" cho tiền xây. Nhận định của luật sư thế nào?
Với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự.

Giả sử đúng như người nhà ông Truyền nói thì việc "em kết nghĩa” cho số tiền lớn như vậy, nghĩa vụ của ông Truyền có phải khai báo với tổ chức Đảng, Nhà nước hay không?

Nếu “em kết nghĩa” tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
'một cô em', ông Truyền,  kê khai
Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TpHCM): "Nếu “em kết nghĩa” tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức."
Thời điểm đương chức thì sao, thưa luật sư?
Có không ít vụ án hình sự về hành vi tham nhũng bị phát hiện truy tố và xét xử về hành vi đưa, nhận hối lộ dưới hình thức “quà biếu” với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nên nếu người nhận quà biếu dạng này khi còn đương chức thì việc thanh tra hoặc điều tra đối với “ông thanh tra” khi bị phát hiện là điều cần thiết để xây dựng niềm tin trong nhân dân.

Theo luật sư, nếu nhận quà đã về hưu sẽ phải như thế nào?

Về nguyên tắc xử lý tham nhũng (nếu có), thì theo điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù đã về hưu.

Nếu cán bộ về hưu không khai báo với cơ quan có vi phạm quy định công khai tài sản cán bộ hay không? Về mặt chính quyền, cán bộ về hưu vẫn phải có nghĩa vụ báo cáo về việc nhận quà tặng có giá trị rất lớn như thế theo quy định của Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg.

Xét về khía cạnh nghĩa vụ nộp thuế, mọi công dân có bất cứ nguồn thu nào đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Giả sử số tiền nhận được chưa nộp thuế thì luật pháp sẽ xử lý như thế nào?

Thu nhập từ quà tặng là bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng đều phải có trách nhiệm kê khai và nộp thuế.

Do đó, trong trường hợp này nếu việc cho tặng căn nhà thuộc trường hợp mà pháp luật không cấm nhưng chưa được ông Truyền kê khai và nộp thuế thì ông Truyền vẫn phải bị truy thu thuế.

Luật sư có nghĩ sự việc càng ngày càng rối, cần có sự lên tiếng vào cuộc của cơ quan chức năng để vấn đề được rõ ràng trước công chúng không?

Vấn đề này đã và đang làm nóng dư luận, do người đứng đầu cơ quan thanh tra về những hành vi tham nhũng cao nhất nước lại có dấu hiệu nhận quà biếu “khủng” một cách không bình thường thì người dân rất cần tới kết luận chính thức của các cơ quan chức năng để sự việc được minh bạch hơn.

Nếu ông Truyền ngay tình thì được minh oan, nhưng nếu là hành vi tham nhũng thì không thể để lọt lưới pháp luật nhằm răn đe và phòng ngừa chung, nhất là đại nạn tham nhũng bùng phát như bệnh dịch hiện nay, không thể để tham nhũng có chốn dung thân đối với bất cứ ai, bất kỳ cương vị nào thì xã hội sẽ an tâm hơn.

Xin cảm ơn luật sư!
Điều 10. Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được nhận quà tặng theo đúng quy định của pháp luật và phải ký xác nhận; phải kê khai thu nhập trong trường hợp pháp luật có yêu cầu.

Đối với quà tặng không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng thì cán bộ, công chức, viên chức phải từ chối và giải thích rõ lý do với người tặng quà. Trong trường hợp không thể từ chối được, cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình để xử lý theo quy định tại Mục 3 Quy chế này.

Điều 11. Đối với quà tặng từ họ hàng, người thân trong gia đình mà những người đó không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của người được tặng quà và quà tặng từ những cơ quan, đơn vị, cá nhân không liên quan đến hoạt động công vụ của người được tặng quà thì cán bộ, công chức, viên chức được tặng quà không phải báo cáo với cơ quan, đơn vị; trong trường hợp pháp luật có yêu cầu kê khai thu nhập thì cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện kê khai theo đúng quy định.

(Trích Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg)
Luật sư Nguyễn Hữu Thông, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Hữu (Đoàn Luật sư TpHCM) cũng khẳng định: "Trước những thông tin như vậy, các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng vào cuộc xác minh thông tin. Nếu sự việc này cứ tiếp tục là nghi án, không được làm rõ sẽ gây ảnh hướng đến công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta".
(Theo Infonet.vn)

GIả cảnh sát lừa tiền

   Đây là cái giá của những người dân thiếu kiến thức về luật pháp, luôn miệng nói tránh xa chính trị. Nhận thức của họ rất thấp nên cứ nói đến công an là đã sợ, chưa biết mình có lỗi gì không nhưng đã bị nỗi sợ đến mất hết lý trí. Họ bị điều khiển như con rối để bọn bất lương moi sạch từng xu tích cóp được. 
  Âu cũng là cái giá phải trả cho những người dân ấu trĩ về luật pháp, không biết mình  là ai, công an là ai, họ có quyền gì...?

Băng giả cảnh sát lừa tiền như thế nào

 Qua điện thoại, các nạn nhân còn nghe rõ tiếng hỏi cung, buộc tội, tiếng còi hụ cảnh sát... nên tuyệt đối tin người đang cáo buộc mình dính díu đến nhóm tội phạm rửa tiền là "lãnh đạo công an".

Trao đổi với VnExpress, bà Quyền ở quận 1, TP HCM, vẫn chưa hết vẻ bàng hoàng khi nhắc đến cuộc điện thoại khiến bà mất hàng trăm triệu đồng hồi tuần trước.
nghicannuocngoai-9712-1393519819.jpg
Nghi can người Đài Loan (Trung Quốc) cầm đầu một nhóm lừa đảo. Ảnh: Q.T
Bà lão 73 tuổi kể, chiều 20/2, điện thoại bàn đổ chuông rất lâu vì lúc đó chỉ mình bà ở nhà và đang bận tay làm một số việc. Vừa bắt máy, đầu dây bên kia có một phụ nữ xưng là người của Tổng đài, yêu cầu bà Quyền phải đóng gần 9 triệu đồng cước cho một công ty ở Hà Nội mà bà đứng tên đăng ký vào tháng 11/2013. "Nếu không sẽ nhờ pháp luật xử lý", giọng cô này lạnh tanh.
Bực mình vì yêu cầu quá vô lý, bà Quyền được "nhân viên tổng đài" khẳng định đây là việc có thật và hồ sơ nợ cước đã được chuyển sang Công an Hà Nội. "Chút nữa sẽ có cán bộ điều tra nói rõ cho bà biết sự việc", người phụ nữ nói.
Ít phút sau, một người đàn ông tự xưng là cảnh sát yêu cầu bà đọc số CMND để anh ta kiểm tra. Chỉ vài giây, người này xác nhận đúng là bà Quyền mở công ty ở Hà Nội và cho biết cơ quan điều tra vừa bắt một nhóm tội phạm rửa tiền cho đường dây mua bán ma túy và bà bị bọn này khai "có liên quan". Số tiền thu lợi bất chính đang được bà gửi ở một ngân hàng.
"Tôi khẳng định không dính dáng gì nhưng anh ta bảo có 2 nhân viên ngân hàng vừa bị bắt vì đã trộm 500 hồ sơ dùng để rửa tiền, trong đó có tên tôi. Trước giờ làm ăn lương thiện, hơn 3 tỷ đồng đang gửi ở ngân hàng là do tiết kiệm cả đời nên khi nghe vậy tôi rất sợ. Tôi chỉ biết trả lời những câu hỏi của hắn, mong được minh oan, mà không biết mình đang sập bẫy”, bà Quyền buồn bã kể.
Sau ít phút tra lục, người ở đầu dây bên kia cho hay tài khoản của bà đã bị phong tỏa và cảnh sát sắp niêm phong cả căn nhà bà đang ở. Nói đến đây, hắn yêu cầu bà cầm máy để nói chuyện với "lãnh đạo công an Hà Nội". "Trong lúc chờ máy, tôi nghe nhiều tiếng động xột xoạt, người nói chuyện, âm thanh giống như trong một cơ quan nhà nước thật", bà lão nói.
Người tiếp theo nói chuyện với bà Quyền có giọng nghiêm nghị. Ông ta bảo nếu bà muốn thoát tội phải phối hợp với cơ quan điều tra. Vị "lãnh đạo công an" còn dọa có thể nhóm này sẽ tìm đến sát hại bà, con cháu trong nhà cũng có thể bị vạ lây. "Tôi muốn đứng tim khi nghe nói thế. Ông ta sau đó đã trấn an, yêu cầu tôi đọc số điện thoại di động để công an định vị, lên kế hoạch bảo vệ và dặn tôi nhất định phải làm theo lời 'lính' ổng yêu cầu để bắt trọn ổ tội phạm. Nghe thế tôi tin quá rồi", bà Quyền lý giải.
Điện thoại di động bà Quyền đổ chuông, giọng người đàn ông trẻ hơn cũng xưng là công an Hà Nội, nói bà phải giữ máy để dò vị trí, điều trinh sát đến bảo vệ. Sau đó, hắn yêu cầu bà chuyển 800 triệu đồng vào tài khoản của "cơ quan điều tra" để xác minh nguồn gốc số tiền. Nếu tiền trong sạch sẽ chuyển công văn để ngân hàng chuyển trả lại bà. “Tuyệt đối không được tiết lộ cho ai biết, nếu vụ việc bị phát hiện, nhóm này sẽ giết bà để trả thù”, viên cảnh sát dỏm hăm dọa.
Tiếp đó, người này hướng dẫn bà đến tận cửa ngân hàng. "Có người của chúng tôi đang bảo vệ bà rồi, yên tâm". Khi bà chuyển tiền, hắn còn yêu cầu báo số quầy và tên nhân viên thực hiện giao dịch để "điều tra cho rõ". Sau khi chuyển 800 triệu đồng vào tài khoản anh ta đưa, bà Quyền được khuyên về nhà nghỉ ngơi, chờ đợi.
“Về đến nhà bình tĩnh nghĩ lại, tôi hỏi mọi người thì mới biết mình bị lừa nên báo công an. Vì mình trong sạch nên khi bị dọa có tội thì sợ lắm, cứ bám víu, tin tưởng vào công an nên sập bẫy lúc nào không hay”, bà Quyên buồn bã nói.
theatm-8823-1393519819.jpg
Một số thẻ ATM được làm phương tiện để rút tiền mặt ra ngoài sau khi lừa đảo. Ảnh: Q.T
Cũng rơi vào cái bẫy tương tự, vài ngày trước, bà Lê ở quận 11cũng mất gần 200 triệu đồng. Do đã lớn tuổi, quanh năm chỉ làm nội trợ ở nhà nên khi nhận được điện thoại bàn của nhóm lừa đảo giả cảnh sát hăm dọa, bà đã rất bất ngờ.
Theo bà Lê, trong lúc nói chuyện cũng có lúc bà nghi vấn nhưng người đàn ông xưng là cảnh sát đã nói vanh vách thông tin gia cảnh, nhân thân từng người trong gia đình bà. Mặt khác, có tiếng hỏi cung, câu trả lời khai báo, bàn phím gõ lọc cọc và cả tiếng còi hụ của cảnh sát... vọng vào điện thoại nên bà đã tuyệt đối tin tưởng. Do vậy, khi gã cảnh sát dỏm yêu cầu “hợp tác với cơ quan điều tra” để có thể giải oan việc không dính dáng đến đường dây tội phạm, bà đã không ngần ngại làm theo những gì bọn chúng yêu cầu. Tuy nhiên, sau khi ra ngân hàng chuyển gần 200 triệu đồng cho chúng, bà chờ mãi mà không thấy hồi âm.
Cao tay hơn, băng lừa đảo này còn giả được số điện thoại của tổng đài, Công an Hà Nội, VKS… để gọi đến dọa nạt các "con mồi". Trình báo với Công an quận Tân Bình, bà Bùi (48 tuổi) cho biết bị một nhóm người xưng là cán bộ VKSND tỉnh Tây Ninh lừa lấy mất 400 triệu đồng. Bà kể, lúc đầu gọi đến họ bảo rằng đang thụ lý điều tra một đường dây ma túy xuyên quốc gia mà bà bị tình nghi dính líu đến. Số tiền bà đang gửi ngân hàng bị họ cáo buộc là tiền thu lợi bất chính từ hoạt động phi pháp này.
Kiểm tra số điện thoại gọi đến đúng là của cơ quan công quyền tỉnh Tây Ninh, bà Bùi rất sợ hãi, hết lời thanh minh. Nhóm "điều tra viên" liền yêu cầu bà chuyển 400 triệu đồng vào một tài khoản được khẳng định là của cơ quan điều tra để họ xác minh có hay không là tiền phạm pháp. Nếu bà vô tội, tiền sẽ được chuyển trả lại trong vòng ít giờ. "Do quá sợ hãi, tôi đến ngân hàng ACB Chi nhánh TP HCM chuyển tiền vào số tài khoản mà họ đã đưa. Đợi mãi không thấy tiền được trả lại, tôi mới biết mình bị lừa", bà Bùi cho hay.
Theo thống kê công an TP HCM, chỉ tính từ tháng 1 đến nay đã có gần 10 người là nạn nhân của băng nhóm tội phạm này. Số tiền chúng lừa đảo chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng. Đây là các nhóm tội phạm hoạt động ở nhiều tỉnh thành và có cả sự can thiệp của người nước ngoài. Các nạn nhân từ từ bị đưa vào tròng, cứ ngỡ đang nói chuyện với cảnh sát thật nên tin tưởng nghe theo rồi sập bẫy. Để khó bị phát hiện, nhóm này thường yêu cầu “con mổi” hợp tác trong im lặng, không được tiết lộ với bất kỳ ai.
"Bước đầu Công an TP HCM đã bắt được nhiều nghi can, đang làm rõ hành vi phạm tội cụ thể của từng người. Tuy nhiên, trên thực tế còn một số băng nhóm vẫn sử dụng hình thức này để lừa gạt người dân, mọi người cần đề cao cảnh giác. Bởi nếu là công an thật, khi làm việc với ai sẽ phải có giấy triệu tập, chứ không bao giờ nói chuyện qua điện thoại”, một cán bộ điều tra cho hay. 
Quốc Thắng
* Tên các nạn nhân được thay đổi.

Gọi điện cho giám đốc sở Giao thông Hà nội mới thấy chúng vô trách nhiệm.

Xuân Đàn (Danlambao) - Như thông tin được truyền thông đưa tin, về việc cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội xuất hiện những vết nứt ở trụ cầu. Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu mới được khánh thành vào năm 2010. Tổng số tiền đã tiêu tốn để xây dựng cây cầu lên đến 5 ngàn 500 tỷ đồng, tương đương 260 triệu đô-la Mĩ. Tôi đã gọi điện cho ông Nguyễn Quốc Hùng nguyên giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Sau đây là toàn bộ hội thoại với ông Nguyễn Quốc Hùng hòng mở rộng thông tin đến độc giả.

- Alo. Cho hỏi đây có phải ông Nguyễn Quốc Hùng, giám đốc sở giao thông vận tải Hà Nội không ạ?

- Đúng rồi thưa anh.

- Chào anh, tôi là nhà báo tự do, muốn tìm hiểu một số thông tin về cầu Vĩnh Tuy.

- Chào anh. Cái vấn đề cầu Vĩnh Tuy bên bộ phận thanh tra người ta đang rà soát.

- Cho tôi hỏi là những vết nứt đó có ảnh hưởng gì đến công trình cầu Vĩnh Tuy hay không khi mà 1 ngày có hàng ngàn chiếc xe lớn nhỏ lưu thông?

- Cái chất lượng công trình không bị ảnh hưởng, và thanh tra người ta đang rà soát.

- Nhưng tôi có xem truyền hình VTV 19h thời sự khẳng định “không ảnh hưởng đến chất lượng công trình” là sao thưa ông?

- Bên thanh tra đang ra soát thưa anh, cái đó thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của thanh tra.

- Vậy trách nhiệm của ông trong vấn đề này như thế nào?

- Bên thanh tra sẽ kết luận sau.

- Tôi đã đến cầu Vĩnh Tuy khám nghiệm hiện trường những vết nứt thưa ông, và tôi thấy có nhiều xi măng trám lên những vết nứt, đó có phải là hành động che giấu đi thực trạng các vết nứt ngày càng loang nổ và xuống cấp không thưa ông?

- Thôi, tôi đang bận họp anh ạ. Lúc khác sẽ trả lời những câu hỏi của anh.

- Tôi còn rất nhiều thắc mắc muốn trao đổi với ông, khi người dân rất lo lắng về chất lượng công trình 5. 500 tỉ đồng tương đương với 260 triệu đô-la Mĩ. Câu cầu được cho là vĩnh cửu?

- Tôi bận anh nhé. Lúc khác đi

- Alo.

*

Tôi, hay bất kỳ người dân nào trên đất nước Việt Nam này cũng có quyền lên tiếng đòi hỏi những người có thẩm quyền, trách nhiệm phải trả lời những thắc mắc cho người dân được sáng tỏ.

Một chế độ độc tài, tham nhũng sẽ không bao giờ minh bạch và có thể trả lời được hết những câu hỏi mà người dân cần trả lời. Người dân thực sự nhận được tất cả mọi khúc mắc khi chế độ Cộng sản này hoàn toàn sụp đổ và tan rã, khi chế độ tự do dân chủ thực sự được xây dựng trên nguyện vọng và ước muốn của toàn dân Việt Nam.

Người dân thực sự nhận được câu trả lời, khi người dân thực sự làm cách mạng.

Xuân Đàn

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/02/goi-ien-cho-ong-nguyen-quoc-hung-giam.html

Ucraina - 37 tỷ đô bốc hơi dưới thời Yanukovych

Ukraine: 37 tỉ USD "bốc hơi"dưới thời Yanukovych

(NLĐO)- Tân Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết 37 tỉ USD tiền vay mà nước này nhận từ nước ngoài đã biến mất trong thời gian ông Viktor Yanukovich tại nhiệm.

Phát ngôn nhiều ẩn ý của Tân Thủ tướng Ukraine trong bài phát biểu trước nghị viện đưa ra giữa lúc nổi lên những câu chuyện bất tận về cuộc sống xa hoa của vị tổng thống bị lật đổ Yanukovych sau khi người biểu tình ùa vào dinh thự đắt đỏ của ông ở ngoại ô Kiev.

“Ngân khố quốc gia đã bị đáng cắp và hiện đang trống rỗng. 37 tỉ USD tiền vay từ nước ngoài đã biến mất…” – ông Yatseniuk nói.

Ngoài 37 tỉ “bốc hơi” bí ẩn nói trên, ông Yatseniuk còn cho biết thêm rằng có tới 70 tỉ USD đã chảy ra nước ngoài trong 3 năm nắm quyền của ông Yanukovych, tuy nhiên chưa rõ bao nhiêu phần trong số đó là bất hợp pháp.

Theo tỉ giá hiện tại, 70 tỉ USD tương đương khoảng một nửa GDP của Ukraine năm 2013. Được biết, hiện tài khoản chính phủ Ukraine còn 4,3 tỉ hryvnia (tương đương 430 triệu USD), trong khi dự trữ ngoại tệ tại ngân hàng trung ương là 15 triệu USD.

Lương trung bình của người Ukraine hiện vào hoảng 500USD/tháng.

Ông Arseny Yatseniuk - cựu Bộ trưởng Kinh tế đồng thời là người ủng hộ Liên minh châu Âu (EU), được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Ukraine hôm 27-2 cho tới khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25-5 tới. Trong bối cảnh đồng hryvnia của Ukraine đang rơi tự do và những lo ngại về mức dự trữ ngoại tệ ngày càng giảm, ông Arseny Yatseniuk khẳng định nước này đang khẩn thiết cần một khoản vay lớn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – vốn đã cử một nhóm kỹ thuật tới Ukraine để hỗ trợ Kiev vào tuần tới.

Ngay sau phát biểu của ông Yatseniuk, chính phủ Thụy Sĩ đã tuyên bố sẽ yêu cầu tất cả các nhà băng ở nước này đóng băng bất cứ tài khoản nào liên quan đến ông Yanukovych.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, khoảng 500 trang đầu tiên trong số hàng loạt tài liệu mật liên quan tới ông Yanukovych – vốn bị vứt xuống sông sau khi ông trốn chạy, đã được tìm lại và chụp hình đưa lên trang web Yanukovychleaks.org cho người dân theo dõi.Theo trang web này, con số 500 trang chỉ tương đương với 2% tổng số tài liệu bị vứt xuống sông.

Trong số tài liệu, đáng chú ý có một số hóa đơn cho thấy ông Yanukovych đã chi khoảng 31 triệu USD để trang trí và mua tranh treo tại dinh thự Mezhyhirya. Còn một hóa đơn khác cho thấy số tiền chuyển khoản lên đến 12 triệu USD hồi tháng 9-2010, khoảng 7 tháng sau khi ông Yanukovych lên nắm quyền

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ukraine-37-ti-usd-boc-hoiduoi-thoi-yanukovych-20140228095900275.htm

Xem quan Đà nẵng ăn lương dân có xứng đáng không ?

Lũ cẩu quan Đà nẵng liệu còn xứng đáng được dân nuôi cho ăn ?

  Đọc xong bài viết này thì các bạn sẽ thấy hiện nay nhân dân nuôi lũ lợn quan Đà nẵng này và nhièu lũ lợn quan ở các tỉnh thành khác quả là phí cơm, cơm gạo tiền bạc ấy để nuôi chó còn bán được tiền.

Posted By Chinh Luan on 27 tháng 2 2014 | 05:27

Quang Nam - Còn mấy ngày nữa là đên phiên xử sơ thẩm nhà báo Trương Duy Nhất. Dù biết rằng đây là một loại án bỏ túi đã được chỉ đạo từ Hà Nội nhưng chúng tôi vẫn thăm hỏi một số quan chức thành phố Đà Nẵng để cho dư luận hiểu thêm về cách làm quan liêu hiện nay ở thành phố được cho là 'đáng sống nhất' Việt Nam ra sao. Và sau đây là chi tiết các cuộc nói chuyện.

Cuộc gọi 1: Ông Nguyễn Văn Sơn, thiếu tướng, giám đốc CA thành phố Đà Nẵng
-  A lô, xin cho hỏi có phải số máy của anh Nguyễn Văn Sơn, giám đốc công an thành phố Đà Nẵng đúng không ạ?
- Đúng rồi có việc gì không anh?
- Dạ chúng tôi ở nước ngoài muốn tìm hiểu vể phiên xử sắp đến của nhà báo Trương Duy Nhất
- Ồ, tôi đang lái xe có gì lát nữa liên lạc lại nhé.
- Dạ, mà anh Sơn có cái này gấp lắm cần anh trả lời ngay!
- Cái gì thế?
- Là anh Nguyễn Văn Thạnh người Bình Định hay viết blog, mấy bữa nay bị công an các anh làm khó dễ việc thuê nhà cũng như là bị đánh đập rất dã man.
- Cái đó thì tôi có rõ, lát gọi lại nhé.
Số điện thoại của ông thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, giám đốc công an thành phố Đà Nẵng: +84 511 3 889 159 và số di động của ông Sơn đây: +84 913 405 495
Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, giám đốc công an thành phố Đà Nẵng
Cuộc gọi 2: Ông Tạ Tự Bình, phó chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân tỉnh Đà Nẵng.
- A lô làm ơn cho hỏi có phải số máy của anh Tạ Tự Bình công tác ở Văn phòng đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố đà nẵng đúng không ạ?
- Đúng rồi, anh là ai và gọi tôi có việc gì không?
- Dạ, tôi là một người con của Đà Nẵng, đang sinh sống ở nước ngoài.
- Hay thế à! Anh gọi có việc gì không?
- Dạ chúng tôi muốn hỏi về vụ nhà báo Trương Duy Nhất.
- Cái đó chúng tôi không theo dõi, anh liên hệ chỗ khác đi nhé.
Cúp máy... ó í e
Số máy của ông Tạ Tự Bình đây : 0903 508 177
Cuộc gọi 3:  Bà Lương Nguyệt Thu, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Đà Nẵng
- A lô cho hỏi phải số máy của bà Lương Nguyệt Thu không ạ?
- Đúng rồi, anh gọi cho tôi có việc gì không?
- Dạ chúng tôi muốn hỏi xem liệu phiên xử nhà báo Trương Duy Nhất có công khai ai cũng vào xem được không ạ?
- À, chúng tôi bên đảng thôi, còn cái đó anh hỏi chỗ khác đi, không phải chỗ của tôi.
- Nhưng đảng chỉ đạo toàn bộ mà chị ơi, đảng sắp xếp tổ chức từng khâu mà.
- Nhưng chúng tôi không rõ vụ này, anh liên hệ chỗ khác đi nhé.
Số máy của bà Lương Nguyệt Thu : 0905 163 636 và số máy bàn : 0511 3 829 947
Bà Lương Nguyệt Thu, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Đà Nẵng
Cuộc gọi 4: Ông Huỳnh Bá Cừ, trưởng phòng Phòng công tác HĐND thành phố Đà Nẵng
- A lô cho hỏi phải số máy của anh Huỳnh Bá Cừ, trưởng phòng Phòng công tác HDND thành phố Đà Nẵng đúng không ạ?
- Đúng rồi, anh tìm tôi có việc gì không?
- Dạ chúng tôi muốn tìm hiểu về vụ nhà báo Trương Duy Nhất sắp đến sẽ xử ở thành phố Đà Nẵng.
- Cái đó chúng tôi không được rõ, anh liên hệ chỗ khác đi nhé.
Số máy của ông Huỳnh Bá Cừ : 0905 117 360 và số máy nhà : 0511 3 822 013
Cuộc gọi 5: Ông Lê Vinh Quang, đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng
- A lô cho hỏi số máy của anh Lê Vinh Quang bên Ngân Hàng EXIMBANK đà Nẵng đây không ạ?
- Đúng rồi, anh ở đâu gọi vậy?
- Dạ em từ nước ngoài gọi về, anh vẫn còn làm trong Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng chứ anh Quang?
- Vẫn còn làm đây em, có gì không em?
- Dạ em muốn hỏi thăm anh về vụ án nhà báo Trương Duy Nhất được không ạ?
- Ồ cái đó mình không theo dõi nên không biết. Xin lỗi nhé.
Trước khi anh này cúp máy chúng tôi còn nghe vọng trong phone: "Tụi nước ngoài gọi về hỏi thăm vụ thằng Nhất". Chắc là anh này đang ngồi nhậu với ai vì nghe ồn ào tiếng niều người. Số máy của anh Lê Vinh Quang này đây: 0905 857 888
Cuộc gọi 6: bà Nguyễn Thị Phượng, Phó chánh văn phòng Ban tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng
- A lô cho hỏi số máy của chị Phượng, Phó chánh văn phòng Ban tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng đây không ạ?
- Đúng rồi có gì không anh?
- Dạ chúng tôi muốn hỏi thăm chị một chút về vụ án nhà báo Trương Duy Nhất được không ạ?
... Cúp máy
Nhưng đột nhiên có cuộc gọi trở lại số máy của tôi từ số +84 905 424 614 là số máy của bà Phượng:
- A Lô sao đang nói tự nhiên cúp?
- Chắc tại rớt mạng đó, chị cúp đi tôi gọi lại cho đỡ tốn tiền của chị, tôi đang ở nước ngoài.
Tôi gọi lại số máy của bà Phượng +84 905 424 614, sau một số lời chào xã giao, bà Phượng hỏi:
- Anh gọi tôi có việc gì không?
- Tôi quan tâm vụ nhà báo Trương Duy Nhất sắp bị xử ở Đà Nẵng mình đó chị!
- Lâu rồi tôi không theo dõi báo chí, giờ tôi đang đi ăn tối với bố mẹ chồng xin lỗi anh nhé!
- Không có gì, chúng tôi quan tâm vụ này, chúc chị ngon miệng nhé. Tạm biệt chị.
Trong tất cả các cuộc gọi thì ai cũng trả lời không biết gì và cúp máy cách vội vã. Chỉ có ông đại tá công an Nguyễn Văn Sơn và bà Nguyễn Thị Phượng - tuyên giáo là nói chuyện thoải mái, còn lại thì ai cũng sợ sệt khi nghe nhắc đến tên nhà báo Trương Duy Nhất. Hi vọng trong những cuộc trò chuyện sắp đến các quan chức thành phố Đà Nẵng cũng nhẹ nhàng thỏa mái hơn.

Thực hiện ngày 26.02.2014

Dân giám sát thì bọn chuột ăn bằng gì ?

Đã tới lúc dân VN giành quyền giám sát?

Cập nhật: 16:31 GMT - thứ năm, 27 tháng 2, 2014
Đã tới lúc các tổ chức dân sự ở Việt Nam đứng ra thực hiện quyền giám sát quyền lực nhà nước độc lập từ giám sát tham nhũng tới đánh giá tín nhiệm, tài sản của quan chức, theo một số ý kiến quan sát từ Việt Nam.
Vai trò này là cần thiết vì việc tự giám sát, đánh giá tham nhũng, tín nhiệm của nhà nước không đạt hiệu quả mặc dù nhà nước đã có một số nỗ lực nhất định và bước đầu khi đưa ra một số quy định về kê khai tài sản và tiếp nhận quà biếu ở quan chức công quyền.
Hôm 27/2/2014, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC:
"Cho đến nay tôi nghĩ rằng kết quả mới chỉ là bước đầu và còn rất hạn chế, so với quy chế của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), họ đã quy định về các mâu thuẫn lợi ích giữa người thừa hành công vụ, và những lợi ích cá nhân của họ và những điều cấm, cũng như là những gì ở Hong Kong hay ở Hàn Quốc người ta đã thực hiện được,"
"Việt Nam là một đất nước độc đảng đã rất lâu và thông tin, truyền thông cũng đã bị Nhà nước kiểm duyệt từ rất lâu, cho nên sự giám sát của xã hội đối với quyền lực của nhà nước, những hoạt động của Chính phủ và Quốc hội hầu như rất hạn chế và có sự tác động rất nhỏ"
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
"Là những nơi trước kia cũng có tình trạng tham nhũng hết sức nghiêm trọng, nhưng ngày nay đã có giảm bớt nhiều, thể hiện trên bảng điểm của Tổ chức Minh bạch Thế giới, thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn cần phải có những nỗ lực nhiều hơn nữa, vấn đề ở đây là đưa ra những quy định, đồng thời phải có những biện pháp để thực thi, và cũng phải có những biện pháp bảo đảm, bảo vệ người tố cáo được pháp luật bảo đảm và không bị trả thù."
Cũng hôm 27/2, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự đưa ra đánh giá về hiệu quả của tự giám sát của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với tham nhũng trong lĩnh vực chức vụ và công quyền.
Ông Thắng nói: "Việt Nam là một đất nước độc đảng đã rất lâu và thông tin, truyền thông cũng đã bị Nhà nước kiểm duyệt từ rất lâu, cho nên sự giám sát của xã hội đối với quyền lực của nhà nước, những hoạt động của Chính phủ và Quốc hội hầu như rất hạn chế và có sự tác động rất nhỏ,
"Cho nên sự suy thoái, sự lộng hành trong việc điều hành kinh tế, điều hành đất nước, cũng như những khuyết tật của bộ máy nhà nước không có một đối trọng, không có một giám sát thích đáng; cho nên tất cả những hiện tượng như những cây cầu bị đổ, hay như vừa rồi cây cầu Vĩnh Tuy, người ta phát hiện ra một cây cầu hàng nghìn tỷ (đồng), mà ba trụ bê-tông nứt vỡ, đấy là một trong những biểu hiện của sự xuống cấp ghê gớm của nhà nước này."

'Sập cầu và biệt dinh'

Ông Trần Văn Truyền
Báo chí VN đặt dấu hỏi về nguồn gốc 'biệt dinh' và nhiều tài sản, địa ốc của cựu Chánh Thanh tra Trần Văn Truyền.
Việc giám sát độc lập này là quyền được hiến định của các tổ chức dân sự, các cá nhân với tư cách công dân và nhà nước phải có trách nhiệm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các quyền này được thực hiện, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện độc lập IDS đã giải thể.
Qua một số diễn biến gần đây mà dư luận tại Việt Nam đặt dấu hỏi về nguyên nhân đứng sau như với các vụ sập cầu treo ở tỉnh Lai Châu, 'biệt dinh' cùng nguồn gốc các tài sản của cựu tránh thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền, Tiến sỹ Quang A nêu quan điểm:
"Để phòng chống tham nhũng nói riêng và nói chung là giám sát công việc của các cơ quan công quyền, có hai ba biện pháp chính, thứ nhất là bản thân nhà nước, bộ máy nhà nước phải có những quy định và có những cơ chế để giám sát lẫn nhau,
"Về mặt nguyên tắc, một tổ chức quần chúng, xã hội nào đấy có thể tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm, điều đó hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật hiện nay chưa cấm, nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào thực hiện điều đó"
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Rất tiếc ở Việt Nam, vì không có chuyện dân chủ, vì không có rạch ròi giữa các ngành của nhà nước khác nhau, cho nên việc bản thân các cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ giám sát lẫn nhau này nó cũng có chứ không phải không, nhưng không được hiệu quả cho lắm,
"Một kênh thứ hai rất hiệu quả, đó là sự giám sát của nhân dân, mà thường giám sát của nhân dân thông qua một kênh là báo chí, và thông qua kênh khiếu nại, khiếu kiện, góp ý của người dân, những kênh này ở Việt Nam cũng có, nhưng rất đáng tiếc là hệ thống báo chí lẽ ra là hệ thống độc lập, thì đằng này nó là một hệ thống hoàn toàn lệ thuộc vào các cơ quan nhà nước, nó cũng đóng một phần quan trọng trong việc giám sát này chứ không phải là không, nhưng nó chưa đóng vai trò lẽ ra nó phải đóng,
"Và một phần thứ ba là đối với người dân, người dân có thể thông qua bản thân từng cá nhân làm và hiện nay người ta vẫn đang làm như thế, nhưng thường các cá nhân làm không hữu hiệu bằng, không chính xác bằng, hoặc không có căn cứ bằng nếu người dân có thể tụ họp thành những tổ chức mà người ta thường gọi là các tổ chức xã hội dân sự. Và những tổ chức này cũng có vai trò giám sát như thế, có thể nói là giám sát công quyền, nhất là vấn đề tham nhũng, hoặc là vấn đề bổ nhiệm người."

'Không cho thành lập'

Hôm 27/2, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm với BBC cho rằng Hiến pháp mới đã khẳng định quyền được lập Hội của người dân và về mặt nguyên tắc, các tổ chức trong xã hội công dân có thể thực thi các quyền giám sát công quyền, quan chức.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực giám sát công quyền, đánh giá tín nhiệm quan chức, ông nói:
"Về mặt nguyên tắc, một tổ chức quần chúng, xã hội nào đấy có thể tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm, điều đó hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật hiện nay chưa cấm, nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào thực hiện điều đó, tôi nghĩ họ có thể từ làm một việc như vậy trên mạng, thì điều ấy có thể có tính khả thi cao hơn vì không phải mất chi phí tổ chức hành chính, không phải có người đi hỏi này kia v.v... và điều đó hoàn toàn có tính khả thi."
Bloggers
Hai bloggers Trương Duy Nhất (trái) và Phạm Viết Đào đã bị bắt vì vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm, một luật sư nhân quyền nói với BBC trên thực tế có một khoảng cách giữa có luật và thực thi hoặc đảm bảo các quyền đã được pháp luật công nhận trên thực tế.
Luật sư Trần Thu Nam nói với BBC:
"Thường ở Việt Nam người ta chưa công nhận các tổ chức xã hội, chính trị đâu, họ không công nhận, trừ khi các tổ chức được thành lập hợp pháp ở Việt Nam, mà ở Việt Nam người ta thường không cho họ thành lập,
"Những tổ chức dân sự có tiếng nói liên quan những vấn đề chính trị, liên quan vấn đề quyền lực, ở Việt Nam cho là phản động, cho nên họ không cho người dân thực hiện những quyền như thế, mà họ bắt buộc phải thông qua một cơ quan nào đó hợp pháp, mà nhà nước gọi là hợp pháp,
"Những tổ chức dân sự có tiếng nói liên quan những vấn đề chính trị, liên quan vấn đề quyền lực, ở Việt Nam cho là phản động, cho nên họ không cho người dân thực hiện những quyền như thế, mà họ bắt buộc phải thông qua một cơ quan nào đó hợp pháp, mà nhà nước gọi là hợp pháp"
Luật sư Trần Thu Nam
"Hoặc thông qua hội đồng nhân dân gì đó, họ bắt buộc phải thông qua hội đồng nhân dân, chứ bây giờ lập trang web để đánh giá một vấn đề về tham nhũng với một đại biểu quốc hội nào đó, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam sẽ cấm, không cho thành lập và không cho làm những điều đó và họ có thể bị phá ngay những trang web như vậy,
"Những việc như đã nói ở Việt Nam tôi nghĩ chưa thể thực hiện được," luật sư Nam khẳng định.

'Quan niệm sai lầm'

Tuy vậy, hôm thứ Năm, Tiến sỹ Quang A cho rằng việc giữ thái độ cho rằng các tổ chức dân sự độc lập là bất hợp pháp là một quan niệm sai lầm.
Ông nói: "Hiện nay coi những tổ chức không được nhà nước cho phép là những tổ chức bất hợp pháp, nhưng đấy là một quan niệm hoàn toàn sai. Tôi nói thí dụ một nhóm nào đó lập ra một hội gọi là "Hội Phòng chống Tham nhũng" có điều lệ, có tôn chỉ, mục đích đường hoàng,
"Tuy nhiên những sự điều tra dư luận của những cá nhân nhất định hoặc là một số tổ chức nhất định cũng có những tác động đến dư luận xã hội và nó cũng tác động đến sự nhìn nhận của chính quyền đối với một số chức danh mà được Quốc hội bầu và phê chuẩn"
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"Người ta tự thành lập và người ta hoạt động vì mục đích đó, thì tôi nghĩ tổ chức đó hoàn toàn hợp pháp, tuy rằng nhà nước có thể không muốn cho người ta thành lập ấy, tổ chức ấy là một tổ chức xã hội dân sự thực sự, họ chưa có tư cách pháp nhân, bởi vì rất đáng tiếc luật pháp hiện hành chưa để cho người ta đăng ký, nhưng mà như thế không có nghĩa là nó hoạt động bất hợp pháp."
Trước đó, hôm 21/2, Giáo sư BấmNguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng về nguyên tắc, các tổ chức độc lập trong xã hội của người dân, như các tổ chức trong xã hội dân sự có vai trò trong việc tham gia giám sát hoạt động và hiệu quả hoạt động của nhà nước và các quan chức trong bộ máy chính quyền, và điều này không hề phạm pháp.
Khi được hỏi liệu các tổ chức dân sự, giới blogger có thể có những hình thức giám sát công quyền thông qua đánh giá, thăm dò tín nhiệm độc lập hay không, Giáo sư Thuyết nêu quan điểm:
"Trong bất kỳ một xã hội dân chủ nào thì người dân cũng có quyền thể hiện ý kiến của mình bằng nhiều cách, và những việc như thế là không phải vi phạm pháp luật. Nhưng mà chỉ có điều là tính chính xác của những điều tra đó đến đâu và nó có được công nhận hay không thì tôi rất nghi ngờ điều đó,
"Tuy nhiên những sự điều tra dư luận của những cá nhân nhất định hoặc là một số tổ chức nhất định cũng có những tác động đến dư luận xã hội và nó cũng tác động đến sự nhìn nhận của chính quyền đối với một số chức danh mà được Quốc hội bầu và phê chuẩn," ông Thuyết nói với BBC.