Qua câu chuyện của nạn nhân tường thuật lại cho thấy rằng : hiện nay đám công an phường quận do Nguyễn Đức Chung quê Hải dương về làm giám đốc đã biến thành đám lưu manh, ma cô đường chợ. Chúng bất tuân luật pháp, coi thường nhân dân và dư luận, hành xử như một đám đầu đường xó chợ, lưu manh hè phố và thất học đến khó tưởng tượng.
Điều khó hiểu là tại sao đám công an cấp trên biết vậy nhưng vẫn chấp nhận bị đám lưu manh cấp phường bị dân chúng phỉ nhổ vào mặt ? chúng làm gì mà để dân chúng kéo tới cổng trụ sở giữa đêm để hô hào đòi người, thậm chí chửi chúng như chửi lũ ăn cướp, ăn trộm mà chúng không dám ló mặt ra khỏi trụ sở, đóng chặt cửa sắt và dấu mặt, sợ từ cái máy ảnh hoặc chiếc điện thoại ?
Trong lịch sử ngành công an của Thủ đô với hàng chục đời giám đốc đã có bao giờ phải chấp nhận sự nhực nhã như thế này, hay giám đốc công an bây giờ xuất thân từ đám côn đồ, xã hội nên coi chuyện bị dân chúng chửi thẳng vào mặt là chuyện bình thường ? Người viết bài này cho rằng : nếu ông Trần Duy Hưng hay gần nhất là ông Phạm Chuyên mà đọc những bài viết này thì có lẽ các ông ấy sẽ phải lấy chai rượu tu ừng ực để quên đi cái nhục, quên đi cái bất lực của chính mình, quên đi những gì mà các ông đã một thời cố gắng sống, gìn giữ cho cái thủ đô này được gọi là thủ đô của một Đất nước văn minh, hoà bình, dân chúng ( chủ yếu là ngành công an) có dân trí cao , đáp ứng được với xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật.
Thật đáng hổ thẹn thay cho cả ngàn tướng tá gắn lon nhận bằng tốt nghiệp trường đại học, cao học ...này kia mà để dân chúng coi khinh như đám cô hồn du đãng !
Vụ án Thanh Trì 25/09/2013
Nguyễn Tường Thụy
Lời Bà Đầm xòe: Nhà văn Nguyễn Tường Thụy là bạn tôi. Vừa qua Công an Hà Nội vô cớ đến quậy phá nhà anh, đe dạo,đánh đập bạn bè, thân nhân và người quen của anh.
Trên blog Nguyễntươngthuy anh đã có 4 bài phản ảnh đăng 4 kỳ.
Bà Đầm xòe xin được “chia lửa” với bạn Tường Thụy bằng cách post một lúc cả 4 bài trên blog Bà Đầm xòa để bạn đọc tiện theo dõi.
I. NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN BỊ ĐÁNH DÃ MAN..
Thông tin trước đó, mẹ con Phương Uyên sẽ bị áp giải lên chuyến bay 6 giờ sáng nay.
Lúc 9 h 01 thì tôi liên lạc được với cháu Uyên. Cháu cho biết chúng áp giải hai mẹ con cháu lên máy bay và đã xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện chúng đang áp giải mẹ con cháu về quê (Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận)
Khi hỏi cháu, con có mệt không, Uyên nói sao không mệt hở bố. Nó đánh, nó tát con hộc cả máu mồm máu mũi ra đây này.
Tôi lặng người đi một lúc rồi hỏi, nó đánh con ở sân bay à? Cháu bảo vâng. Nhưng tôi quên không hỏi cụ thể ở sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất.
Nói đến đây thì cuộc gọi tạm ngừng, do máy của cháu hết pin. Một lúc, cháu gọi lại, chắc là pin hồi lại chút ít.
Cháu bảo: máy hết pin về đến nhà con sẽ nói chuyện tiếp. Nếu chiều nay con không gọi điện cho bố thì nghĩa là nó mang con nộp cho Tàu Khựa rồi bố ạ.
Nên gọi bọn này là gì đây? Lũ quỷ dữ, lũ khát máu hay bầy thú hoang?
Mong công luận lên tiếng bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho Phương Uyên.
.9h 10′ 26/9/2013
Tường Thụy Đính chính: Có thể khi cháu Uyên trả lời vâng là nghe không rõ câu hỏi của tôi. Vì vậy việc cháu bị đánh ở đâu tôi sẽ tìm hiểu rõ.
Vụ công an và côn đồ xông vào tư gia công dân bắt người, đánh đập ngay lập tức được thông tin rộng rãi trên các cơ quan truyền thông quốc tế và các trang mạng. Đây là một trong những vụ việc nhục nhã nhất của ngành công an. Mà biết đâu, còn có những người ngồi trên cả ngành công an chỉ huy “trận đánh đẹp” này thì sao.
Vì sau khi bị chúng bắt, sức khỏe quá kém, toàn thân đau đớn nên một ngày qua, tôi không viết được gì, ngoài mấy dòng tin về việc Phương Uyên bị đánh – bài Nguyễn Phương Uyên bị đánh dã man. (bây giờ tôi đặt tên là kỳ I)
II. CHUYỆN CỦA BÉ THỤY CHÂU:
Bé Nguyễn Thụy Châu vừa nhập trường đại học buối sáng thì buổi tối xảy ra chuyện công an xông vào nhà bắt người đi và bắt luôn cả bé, tất cả là 10 người. Chưa bao giờ cháu tính đến tình huống này. Bé là út nên được bố mẹ cưng chiều hơn tất cả. Bố mẹ bé cho rằng, trong các con, con út là thiệt thòi nhất vì được ở với bố mẹ ít nhất nên tìm cách bù đắp cho bé. Bố có vẻ chiều hơn mẹ, còn mẹ, miệng thì trách bố chiều nhưng lo cho bé cặn kẽ, làm thay con đến từng việc nhỏ nhất.
Những việc bố làm, cháu đều biết cả nhưng không bao giờ cháu bàn. Cháu chỉ đi học, có nói chuyện cũng chỉ nói những chuyện thường ngày ở lớp, chuyện bạn bè.
Tối hôm 25/9, cháu bị bắt rồi chúng thả về nhà. Về cháu đi nằm luôn, còn vợ chồng tôi bời bời bao nhiêu chuyện nên cũng chẳng hỏi han được bé.
Chính vì vậy, đêm qua, tôi mới viết một cái stt nhờ mọi người vào động viên an ủi cháu.
Hôm nay mẹ hỏi:
- Hôm qua bị chúng nó bắt con có sợ không?
- Con có kinh hoàng nhưng không sợ, con có làm gì sai đâu. Có sai là ở họ chứ
- Thế chúng hỏi con những gì?
- Họ hỏi thế nào, con trả lời thế vậy. Con bảo cháu đang ngủ, thấy ầm ỹ ở dưới, nghe thấy tiếng kêu cướp, cướp, cháu chạy xuống thì bị bắt.
Họ bảo con, không được nói là cướp, đó là những người “thi hành công vụ” (!?). Con bảo: “Thế nhà chú, tự nhiên có hàng chục người lạ, phá cửa xông vào thì chẳng gọi là cướp thì gọi là gì?
Con nói thế, họ im, không nói gì nữa.
Vợ chồng tôi phá lên cười, tỏ ý hài lòng, còn bé thản nhiên chẳng cần để ý xem thái độ bố mẹ thế nào. Bé nói thêm:
- Lúc con xuống, còn đi chưa hết cầu thang, họ chỉ vào con bảo: “Con Phương Uyên đấy! Bắt lấy nó”.
III. NÓI THÊM VỀ PHƯƠNG UYÊN BỊ CÔNG AN ĐÁNH.
Sau khi chị Nhung và bé Uyên bị chúng xông lên tầng 2 nhà tôi bắt đi, tôi không còn gặp mẹ con cháu nữa. Vì vậy, những gì xảy ra đối với cháu Uyên sau khi cháu bị bắt, tôi không biết được đầy đủ, chỉ biết thời gian mẹ con cháu bị áp giải ra sân bay Nội Bài qua những người đi lên sân bay hỗ trợ: chị Dương Thị Tân, các anh Lê Thiện Nhân, Trương Văn Dũng, Lê Quốc Quyết, Đinh Văn Thi, Tại sân bay này, Trương Dũng đã thực hiện được một video clip tuyệt vời.
Sau khi họ áp giải mẹ con Uyên về quê ở xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, như đã hẹn trước, chúng tôi tiếp tục liên lạc ngay với nhau. Điều tôi quan tâm nhất của tôi là Uyên bị đánh như thế nào.
Chị Nhung kể: Chúng xông lên tầng 2, ập vào phòng ngủ, bắt hai mẹ con em. Lúc ấy có khoảng 5,6 tên, trong đó có một tên công an nữ. Chúng rất hung hãn. Chúng túm tóc hai mẹ con dập đầu vào tường, rất đau. Rồi chúng quấn tóc kéo rê lôi xềnh xệch lên xe. Em được biết chúng mang hai mẹ con em đến Đại Áng.
Chị Nhung chỉ biết thế. Nếu là Đại Áng thì chắc là xã Đại Áng cũng thuộc huyện Thanh Trì.
Tôi bảo chị Nhung đưa máy cho cháu Uyên để tôi hỏi chuyện trực tiếp. Chị bảo con nó đang ngủ mệt. Từ lúc về nhà, nó nằm li bì suốt vì đau đớn.
Cầm lấy máy, không đợi tôi hỏi, Uyên nói:
- Bố ơi con đau lắm.
- Thế nó đánh con như thế nào, kể tỉ mỉ cho bố nghe xem nào.
Uyên kể như chị Nhung nói. Tôi hỏi:
- Vậy nó đánh con chảy máu mồm, máu mũi khi nào?
Ngay khi chúng nó lôi con từ nhà mình ra xe, chúng đánh, chúng tát rồi máu con ộc ra.
Như vậy là chúng đánh Uyên ngay tại nhà tôi, trên phòng ngủ tầng 2. Lúc ấy vì quá hỗn độn nên tôi không biết được.
- Khi vào đồn, chúng tách hai mẹ con ra, chúng có đánh không. Bố nghe mẹ con nói mẹ con ở phòng gần đấy, nghe con la hét ghê lắm.
- Lúc con la là khi chúng tiếp tục xúm vào đánh con. Nó hỏi con về mối quan hệ, con bảo mẹ Nhung là mẹ tôi, bố Thụy là bố tôi, bác Hải là bạn của mẹ tôi còn cậu Thi cậu Quyết là cậu tôi. Ngoài ra con không nói thêm gì nữa, Nó bắt con làm tường trình, con không làm.
- Thôi, bố không dám hỏi nhiều để con nghỉ.
- Vâng, nhưng …
- Nhưng sao, con cứ nói đi.
- Có một thằng nó sàm sỡ con bố ạ
- Nó đã làm gì con?
- Nó sờ vào ngực con. Thằng này mặc áo đen, sọc trắng. Hình nó có trên clip ấy.
Vậy con vào clip trích hình nó ra để xem là thằng nào.
- Vậy để rồi con gửi cho bố.
Khất các bạn nhé. Khi nào cháu chuyển ảnh cho tôi, tôi sẽ mời các bạn xem mặt nó.
.26/9/2013
Bà Nhung chuyện Nguyễn Phương Uyên bị tấn công và bị áp giải.
VRNs(26.09.2013) – Bình Thuận – Bà Nguyễn Thị Nhung cho biết quyết định thi hành án dành cho sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên có hiệu lực từ ngày 25.09.2013. Bà và Phương Uyên có kế hoạch trở về Bình Thuận đúng tối 25.09.2013, nên hoàn toàn không có gì sai luật.
Như tin chúng tôi đã loan, tối hôm qua, khi anh Phạm Bá Hải, bà Dương Thị Tân, bà NGuyễn Thị Nhung, nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, anh Lê Quốc Quyết và một vài người khác đang ở trong nhà blogger, cựu chiến binh, Nguyễn Tường Thụy thì công an đã đập cửa và xông vào bắt mọi người đi.
Bà Nhung cho VRNs biết: “Tôi và bé Uyên bị đưa đi một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng. Họ đưa chúng tôi vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tại đây tôi thông báo cho họ biết chuyến bay của tôi và yêu cầu họ phải cho chúng tôi về cho kịp chuyến, nếu không, họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn”.
Sau đó, bà Nhung kể, họ đưa hai mẹ con đến sân bay Nội Bài và tống lên máy bay. Bà Nhung cũng cho biết, tư trang của bà bị công an cướp (không lập biên bản gì cả). Bà Nhung và Phương Uyên bị ép lên máy bay trong lúc người không có tư trang, không có tiền bạc, chưa kịp ăn tối. Họ bảo hai mẹ con tự về Sài Gòn rồi về Bình Thuận. Bà Nhung nói với họ: “Chúng tôi không thể về như vậy được”. Lúc đó có điện thoại của những người thân bên ngoài gọi vào. Bà Nhung và Phương Uyên quyết định không rời Hà Nội trong tình trạng bị công an ăn cướp như vậy.
Tức khắc công an mặc sắc phục, an ninh thường phục xông vào đánh hai mẹ con. Phương Uyên bị đánh rất nhiều (có người chụp được các hình Phương Uyên bị đánh, chúng tôi đang lien lạc để nhận hình. Khí có chúng tôi sẽ cập nhật ngay). Bà Nhung nói: “An ninh rất côn đồ và mất dạy”. Bà cũng cho biết các nhân viên của sân bay thì chỉ làm cầm chừng theo lệnh công an, nhưng rất đúng mực, chỉ có công an là côn đồ, đánh người không thương tiếc.
Hai tay Phương Uyên đềulưulạidấu đỏ bầm do bị công an đánh tại sân bay Nội Bài |
Sáng nay, bà Nhung và Phương Uyên bay chuyến bay sớm vào Sài Gòn, sau đó công an bộ đã áp giải Phương Uyên về địa phương.
Bà Nhung cho VRNs biết: Khi về tới địa phương, đã có sẵn khoảng 300 người lao tới vây quanh hai mẹ con. Họ là công an xã, huyện, tỉnh và bộ và đủ thành phần khác. Cuộc huy động nhân lực đông như vậy cũng chỉ để tống đạt quyết định thi hành án. Theo đó, sinh viên yêu nước bị buộc thi hành án tại địa phương và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25.09.2013. bà Nhung giải thích them: “Ngày hôm qua chúng tôi về, theo chương trình, vẫn trong ngày 25, tức không có vi phạm gì, tại sao công an lại bày trò cưỡng chế áp giải?”
Sau khi xong việc của Phương Uyên, công an trao trả túi xách cho bà Nhung. Túi mà họ đã cướo ở sân bay Nội Bài khuya hôm qua. Họ yêu cầu bà Nhưng nhận túi xách, mà không chịu mở ra cho bà xem trong túi có gì, có đúng là tư trang của bàkhông. Do đó bà cương quyết không nhận lại túi. Bà nói với công an: “Phải mở ra để tôi con trong túi có những tài sản gì của tôi thì tôi lấy, còn tôi không tự tay mình mở túi và nhận đó là túi của mình khi không biết trong đó có thể đã bỏ thêm gì đó vào. Các ông bỏ ma túy vào đó rồi bắt tôi hả?”
Chị bỏ túi lai, hai mẹ con đi bộ từ UBND xã về nhà!
(Ngoài ra còn một vài tấm hình bị đánh để lại dấu vết nặng ở lưng của Phương Uyên, nhưng đó thuộc về chổ kín đáo của thiếu nữ, chúng tôi xin không công bố).
Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra tại Long An, ngày 16.05.2013, nữ sinh Nguyễn Phương Uyên đã bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ba tháng sau, cũng tại Long An, phiên tòa phúc thẩm đã tuyên án Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù, cho hưởng án treo, 52 tháng thử thách và 3 năm quản chế. Theo một số luật sư, một người bị án treo thì không bao giờ bị hình phạt bổ sung là quản chế, nhưng không biết căn cứ vào luật nào, mà Tòa án tối cao lại gán cho nữ sinh Nguyễn Phương Uyên 3 năm quản chế.
Phiên tòa phúc thẩm, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã nói với các thẩm phán về tội mà họ gán cho cô: Tôi chống đảng cộng sản, không chống dân tộc, các ông đừng đánh đồng.
Theo facebooker’s Luật sư nhân quyền: “Trong hơn một tuần Phương Uyên đã đi thăm miền Bắc với sự giúp đỡ của anh Phạm Bá Hải. Phương Uyên đã được đi Hải Phòng, thăm vịnh Hạ Long, đền Hùng và một địa danh tại Hà Nội. Trong thời gian tại Hà Nội, Phương Uyên đã được các cơ quan ngoại giao quốc tế thăm hỏi, như đại diện của Sứ quán Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, CHLB Đức, G4 gồm Thụy Sĩ, New Zealand, Canada ( Na Uy bận công tác). Đại diện các cơ quan ngoại giao đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những hành động và những phát biểu dũng cảm của Phương Uyên trước tòa. Một cơ quan ngoại giao đã hứa tìm trường và học bổng cho Phương Uyên đi du học”.
PV. VRNs
Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (III)
IIII. CHÚNG TÔI KHÔNG NÓI CHUYỆN PHÁP LUẬT VỚI CHỊ
“Công an không nói chuyện luật pháp thì nói luật rừng à? – Nguyễn Thụy Trang.
Mọi ghi chép trong vụ án này, tôi không sắp xếp theo trật tự thời gian mà theo những thông tin nóng hoặc những chuyện mà bạn đọc chưa biết tới. Những thông tin trên mạng, bạn đọc đã biết nên tôi chỉ điểm qua cho dễ hình dung.
Tôi là người bị bắt cuối cùng. Như vậy sau khi 10 bị bắt đi thì đám công an lẫn côn đồ hoàn kiểm soát nhà tôi, nghĩa là nhà tôi đã bị cướp, chúng đã thay tôi làm chủ. Chúng không cho ai vào nhà, hoặc ai vào thì phải được sự đồng ý của chúng.
Phần này do con gái lớn tôi kể. Vợ chồng tôi sinh 3 con, 1 trai và 2 gái. Tôi dùng luôn tên mình làm tên đệm cho cháu, với con trai thì đặt cùng tên đệm với bố. Tôi đặt tên con như thế, ngoài tình yêu dành cho con, còn có lý do là muốn các con sống phải có nhân cách, sống theo đạo lý, lý tưởng của bố. Hiện con gái út ở với vơi chồng tôi còn 2 cháu lớn ở nơi khác.
Con gái cả tôi là Nguyễn Thụy Trang, đã tốt nghiệp cao học ở Hàn Quốc. Câu chuyện dưới đây tôi ghi theo lời kể của cháu về chuyện xảy ra sau khi cả nhà tôi bị bắt đi
(Tôi thay đổi đại từ “con” sang “tôi” để bạn đọc tiện theo dõi:
Tôi đang ngồi ăn cơm dở thì thấy cái Ngọc Anh (con chú ruột tôi) gọi điện khóc khóc, mếu mếu bảo “Chị ơi mấy chục thằng công an và bọn đầu gấu xông vào nhà chị bắt bác Lân đi rồi. Bác Thụy nó chưa bắt. Bác Lân vừa dúi chìa khóa cho em thì 4-5 thằng xông vào bẻ tay em ra sau cướp mất rồi chị ạ”. Tôi hốt hoảng thế chị Châu đâu, bác Thụy đâu?, nó nói bọn nó chặn cửa em không biết.
Lập tức, tôi với bác Bích (là chị ruột mẹ Lân tôi) đi taxi đi xuống. Lúc này mưa rất to nên gọi mãi mới có xe.
Tôi về đến nhà thì thấy nhiều thằng canh cửa. Nó không cho tôi vào. Tôi bảo:
- Nhà tôi, tại sao lại không cho tôi vào?
Nó hỏi:
- Chị tên là gì?
Tôi nói tên rồi hỏi, có cần đọc chứng minh thư, địa chỉ luôn không?
Tôi hỏi:
- Tại sao các anh lại tụ tập ở nhà tôi đông thế này? Bố mẹ tôi đâu? Em tôi đâu?
Nó bảo mời chị vào nhà chúng tôi trình bày.
Vào nhà tôi thấy ông Quyết phó cụm dân cư, một người mà chúng nó bảo là bạn của bố tôi, sau này tôi mới biết là chú Đinh Văn Thi.
Tôi hỏi tại sao các anh tụ tập ở nhà tôi mà người nhà tôi lại không có ai cả thì chúng nó chỉ ông kia bảo đây là bạn bố chị, bố chị biết anh này Tôi bảo tôi không biết, đây không phải người nhà tôi.
Lúc này, tôi vô cùng lo lắng cho bố mẹ và em Châu tôi. Tôi hỏi:
- Bố mẹ tôi đâu? Em tôi đâu?
- Chúng tôi đã “mời” về trụ sở làm việc
- Bố mẹ tôi tội gì mà các anh bắt về trụ sở?
- Bọn tôi kiểm tra hành chính, bố chị không hợp tác chửi bới chống đối.
- Thế các anh kiểm tra hành chính, các anh có giấy tờ không?
Nó bảo: có (sau tôi biết là thằng này nói láo, chứ làm gì có giấy tờ nào)
Tôi lại hỏi:
- Vậy tôi hỏi các anh, các anh bảo bố tôi chống đối, chửi bới các anh, các anh mời về trụ sở, tất nhiên tôi không tin vì bố tôi không làm điều gì sai pháp luật, thế mẹ tôi, em tôi có chửi bới các anh ko
Nó bảo, mời về là có lý do, có thể là làm chứng hay vấn đề khác
Tôi hỏi lý do gì, nó cứ loanh quanh
Tôi nói một hồi:
- Ừ, thì cứ cho có lý do đi, các anh “mời” có được sự chấp thuận của em tôi không? Mai em tôi vào học rồi, nó không tội gì mà các anh bắt nó đi như thế. Các anh tính làm sao? Nếu như các anh bảo là mời, thì phải có sự đồng ý của người được mời, em tôi về nó bảo là không đồng ý thì lúc đấy các anh có chịu trách nhiệm không?
Các anh bảo mời, vậy hiện nay bố mẹ tôi cũng bị các anh “mời” rồi, tôi hiện tại là người đại diện pháp luật hợp pháp của bố mẹ tôi, của em tôi. Tôi yêu cầu được biết các anh đem bố mẹ tôi và em tôi đi đâu.
Một thằng nói, liệu em chị có đồng ý cho chị làm đại diện pháp luật không? (thằng này là thằng Khoa, trưởng công an xã thì phải)
Tôi nói:
- Muốn biết em tôi có đồng ý hay không thì phải liên lạc được, giờ các anh bắt hết đi rồi. Yêu cầu anh cho tôi liên lạc với em tôi.
Nó không nói được, trả lời cùn rằng tôi không phải giải thích với chị.
Một thằng mặc thường phục nó bảo thằng kia: “Không phải nói chuyện với con này”
Tôi nghiêm giọng:
- Anh gọi ai là con? Anh có phải là công an không?
Nó không dám nhận, bảo không phải. Tôi tóm luôn lấy:
- Anh không phải là người có chức trách, yêu cầu ra khỏi nhà tôi.
Một thằng nhả ra một câu ngu như lợn:
- Đây là nhà bố chị, không phải nhà chị.
- Các anh bắt hết bố mẹ và em tôi đi rồi, tôi là người thừa kế hợp pháp, tôi có quyền cho ai vào nhà, có quyền đuổi người không có chức trách ra.
Đuối lý, một thằng yếu ớt chữa, bảo thằng này là dân phòng
Tôi nói:
- À, dân phòng hả? Cũng là đại diện cho chính quyền, chính quyền gọi dân là con này con nọ cơ đấy. Tôi yêu cầu anh kia xin lỗi tôi.
Thằng kia nhơn nhơn ra bảo là nói không có ai nghe mà cũng đòi nói.
Tôi đành dạy chúng:
- Con người ta sai thì phải biết xin lỗi, sai mà không biết xin lỗi thì không phải là con người mà là con khác.
Nghe tôi nói thế, thế nó lỉnh ra ngoài cửa.
Xong, bọn chúng lập biên bản kiểm tra hành chính, ghi tên bố tôi.
Tôi bảo: ơ hay, các anh lập biên bản hành chính, ghi tên bố tôi thì phải có bố tôi có mặt, nếu bố tôi không có mặt thì lúc đấy các anh mới được tự ý ký với nhau. Giờ các anh bắt bố tôi đi rồi, các anh tự ghi với nhau là làm sai quy trình thủ tục
Một thằng mặc thường phục vào bảo bọn tôi tự biết quy trình, thủ tục
Tôi hỏi:
- Anh là ai? Anh có chức phận gì?
Nó trả lời, nó là công an huyện
Tôi nói:
- Anh là công an, anh mặc thường phục tôi yêu cầu anh cho tôi xem thẻ ngành.
Nó bảo tôi chỉ cho chị nhìn, không cho chị xem
Nó chìa ví ra, thấy cái mặt sau của thẻ (mặt không có tên)
Tôi nói tiếp:
- Các anh làm việc với dân phải chào theo điều lệ, cho xem thẻ ngành gồm họ tên đầy đủ
Bí quá, nó nói cùn:
- Chúng tôi không nói chuyện luật pháp với chị
Tôi nói:
- Ơ, công an không nói chuyện luật pháp thì nói luật rừng à?
Nó bảo chị nói nhiều, làm cản trở việc chúng tôi lập biên bản, tức là cản trở người “thi hành công vụ”.
Một thằng dọa:
- Chị có thích bọn tôi mời về trụ sở luôn không.
Tôi thách:
- Thích thì cứ việc, đây chả sợ.
Thằng xưng là công an huyện bắt chú Thi xóa ảnh đi.
Tôi nói:
- Ơ hay, sao lại xóa, công an làm việc chúng tôi có quyền quay chứ. Nó bảo quay phim chụp ảnh cá nhân phải xin phép. Tôi bảo, công an đi làm việc không phải cá nhân, dân có quyền quay. Dự thảo không được quay chụp công an làm việc bị chửi ê chề quá nên bỏ rồi, anh biết chứ?
Nó tức quá ko làm được gì. Lúc sau, thấy ồn ào ngoài cửa. Bạn bố tôi đến.
Tôi đi ra thì bọn nó cứ bảo thôi chị bầu bí ra làm gì, chị phải lo cho con chị.
Tôi nói:
- Tôi lo cho con tôi nhưng tôi lo cho bố mẹ tôi hơn, bố mẹ tôi sinh ra tôi, có tôi rồi mới có con tôi, giờ tôi không biết bố mẹ tôi sống chết thế nào.
Nói rồi tôi lao ra cửa, tôi nói to với mọi người:
- Cháu là con bố Thụy. Cháu mời tất cả mọi người vào nhà.
Qua tiếp xúc với chúng, tôi thấy mất dạy nhất thằng Khoa trưởng công an xã Vĩnh Quỳnh và thằng mà nó bảo là dân phòng.
Cái Ngọc Anh kêu bọn nó cướp chìa khóa em lằn hết cả tay
Sau đó tôi thấy mẹ tôi, em Châu với cô Tân về. Châu thì đi chân đất, còn cô Tân chân đất chân dép.
Cuối cùng thì đám công an lẫn côn đồ cũng rút đi. Mẹ tôi, cô Tân cùng bạn bè của bố tôi ra nơi giam giữ đòi bố tôi và các chú.