Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Phê và tự phê - kệ thằng nào phê cứ phê.

Tòa Úc nghe lời khai về vụ tiền polymer

Ông Lương Ngọc Anh và bà Elizabeth Masamune
Phi công trẻ Lương Ngọc Anh và máy bay bà già Elizabeth Masamune

Các email được đọc tại tòa nhắc đến ông Lương Ngọc Anh và bà Elizabeth Masamune
Tám người từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở công ty Securency và Note Printing Australia đã ra tòa hôm 14/8 để nghe chứng cứ chống lại họ trong vụ án tiền polymer.
Phiên tòa ở Melbourne đã nghe phía công tố cáo buộc hai công ty, trực thuộc Ngân hàng Trung ương Úc, trả hàng triệu đôla cho người môi giới ở Việt Nam, Indonesia và Malaysia để giành hợp đồng in tiền polymer.
Công tố viên Nicholas Robinson nói cựu giám đốc Securency, Myles Curtis, đóng vai trò chính trong âm mưu hối lộ giới chức ngân hàng ở ba nước Đông Nam Á.
Cáo buộc hối lộ ở Việt Nam
Ông Robinson nói bà Elizabeth Masamune, khi đó là đại diện của cơ quan xúc tiến thương mại Úc (Austrade) ở Hà Nội, liên lạc với ông Curtis vào năm 2000 để giới thiệu người môi giới, Lương Ngọc Anh.
Theo một email được đọc tại tòa, bà Masamune nói ông Anh đã tiếp xúc với một viên chức ngân hàng Việt Nam, người muốn hợp tác với Úc trong vụ in tiền.
“Có thể có vai trò quan trọng cho Securency,” bà Masamune nói trong email.
Sau đó, cũng năm 2000, người phụ trách bán hàng của Securency, Clifford Gerathy, email cho bà Masamune bày tỏ lo ngại là Securency được yêu cầu đài thọ cho một phó thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam thăm Úc.
Bà Masamune trả lời “thật không may là người ta trông đợi” các công ty nước ngoài trả tiền cho các chuyến đi như vậy.
“Thực tế cuộc đời là nếu anh không trả, sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh trả,” bà nói.
Tòa án của Úc cũng nghe cáo buộc Securency đồng ý trả tiền du học cho con trai của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó, ông Lê Đức Thúy.
Trong một số vụ, tiền hối lộ được che giấu qua các hóa đơn cho người phiên dịch, tiền đi lại và quảng cáo.
“Người môi giới được hứa trả tiền dựa trên căn bản và sự hiểu biết rằng từ số tiền này, ông ta sẽ hối lộ quan chức ngân hàng để có hợp đồng,” công tố viên Robinson nói.
Ông Robinson nói trong 5 năm, hai công ty đã giành nhiều hợp đồng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi trả hơn 15 triệu đôla Úc vào các tài khoản ở nhiều nước của ông Lương Ngọc Anh.
Trong một email trao đổi khi ông Anh yêu cầu tăng tiền thù lao, ông Gerathy trả lời rằng sẽ tăng nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trao hợp đồng cho Securency thay vì buộc họ tham gia đấu thầu.
“Chúng tôi sẽ sẵn sàng tăng tiền thù lao lên 10% vì thành tựu quan trọng,” ông này viết.
Xóa email
Các email đọc tại tòa còn cho thấy một cựu giám đốc bán hàng của Note Printing Australia, Christian Boillot, đã yêu cầu không trao đổi qua email vì lo ngại có thể ra tòa vì tội hối lộ một người môi giới Malaysia.

Có cáo buộc Securency trả tiền học phí cho con trai ông Lê Đức Thúy
Ông Boillot viết thư cho người môi giới Malaysia, Abdul Kayum, rằng đừng bao giờ gửi email hay fax “với các vấn đề nhạy cảm thế này”.
“Tôi có thể phải ra tòa, nên ông làm ơn làm sạch hệ thống. Chúng ta chỉ bàn về các việc này (khi gặp mặt hay qua điện thoại),” ông Boillott nói, theo bên công tố.
Ba ông Boillot, Curtis và Gerathy bị truy tố tội có âm mưu dành các lợi ích phi pháp cho quan chức chính phủ nước ngoài.
Năm bị cáo khác cũng bị truy tố tội danh tương tự.
Phiên nghe lời khai tại tòa án Úc dự kiến kéo dài thêm hai tháng nữa.
Chính phủ đòi xử kín
Tờ báo Úc The Age, nơi đầu tiên phát giác về vụ bê bối, tường thuật rằng Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc yêu cầu phiên xử kín với lý do sợ tiết lộ thông tin “gây hại cho quan hệ ngoại giao của Úc và gây thiên kiến cho việc thực thi công lý”.
Nhưng luật sư của tờ The Age đã thuyết phục được tòa rằng vụ án “vô cùng quan trọng” vì “lợi ích công chúng”.
“Việc gây xấu hổ hay nhạy cảm” cho chính phủ không phải là lý do để xử kín, luật sư Veronica Scott biện luận.
Cũng tờ báo The Age vừa đưa ra cáo buộc bà Elizabeth Masamune từng có quan hệ "thân mật" với ông Lương Ngọc Anh trong giai đoạn công tác ở Hà Nội.
Sau cáo buộc này, văn phòng Bộ trưởng Thương mại Úc Craig Emerson cho biết quy chế tiếp cận thông tin mật của bà Masamune đang được xem lại.

Quan chức cộng sản Tàu thác loạn tập thể, khác gì ta.


TQ: Bí thư, Chủ tịch huyện thác loạn tập thể trong KS 

Tamdiem.net
 – Trong những ngày vừa qua, cư dân mạng Trung Quốc sôi sục tìm kiếm những bức ảnh khiêu dâm của các quan chức cấp cao tại tỉnh An Huy được cho là hé lộ về cuộc sống đồi trụy của các quan chức tham nhũng tại quốc gia này.
Các bức ảnh được tung lên cho thấy 3 người đàn ông quan hệ tập thể với 2 cô gái tại một khách sạn ở những tư thế thường chỉ thấy trong phim khiêu dâm. Chỉ vài ngày sau khi những hình ảnh được tiết lộ, nó đã thu hút tới hàng triệu lượt xem và hàng ngàn lượt chia sẻ.
Hai trong số ba người đàn ông có mặt trong những bức ảnh thác loạn trên là những quan chức hàng đầu của huyện Lư Giang, tỉnh An Huy, TQ. Người còn lại được cho là một quan chức tại Đại học Hợp Phì. Theo đó, một người được xác định là Vương Dân Sinh, Bí thư huyện Lư Giang, Cư Sào tỉnh An Huy. Người thứ 2 là Tưởng Đại Bân, Phó chủ tịch huyện và một phụ nữ là Điêu Cát Nhuận – Chủ tịch huyện Lư Giang. Người đàn ông thứ 3 được xác định là Uông Dục – Phó bí thư Đoàn thanh niên Trung Quốc của Đại học Hợp Phì. Người phụ nữ còn lại là Hà Đình Đình, giảng viên Đại học Hợp Phì.
Ngay sau đó Bí thư Vương Dân Sinh đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc cho rằng người trong bức ảnh khiêu dâm là ông và cho biết ông đã báo cảnh sát để điều tra làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, tuyên bố trên không thuyết phục được cư dân mạng Trung Quốc, những người tin rằng tham nhũng là một vấn đề quan trọng tại nước này và việc các quan chức tham nhũng sống trụy lạc không phải là hiếm.
Vương Dân Sinh, Bí thư huyện Lư Giang, Cư Sào, An Huy – 1 trong 3 người đàn ông xuất hiện trong những bức ảnh khiêu dâm – ngoài đời.
Tưởng Đại Bân, Phó chủ tịch huyện Lư Giang trong một cuộc họp ngoài đời.
Chủ tịch huyện Lư Giang, Điêu Cát Nhuận – 1 trong 2 người phụ nữ được cho là có mặt trong những hình ảnh trụy lạc.
Minh Quang (Tổng hợp)

Biểu tình tại trụ sở EVN.


Bà con Đại từ Thái Nguyên lại đến EVN khiếu kiện.

   Sáng nay 15/8/ 2012, bà con Đại từ Thái Nguyên lại tiếp tục phải nghỉ việc để đến EVN khiếu kiện.
 Đầu giờ, khi bà con đến trụ sở EVN thì bảo vệ được lệnh ngăn cản, không cho bà con vào trong trụ sở. Thậm chí họ đã thô bạo xô dẩy bà con với một thái độ rất thiếu văn hóa. Phải chăng đây là văn hóa của EVN ?

Bảo vệ đang ngăn cản bà con vào trong trụ sở.

Bà con đang ngồi rất đông bên ngoài EVN



   Vụ việc khiếu kiện của bà con Đại từ bắt đầu từ hơn một tháng trước, xuất phát từ lối làm ăn vô trách nhiệm của EVN khi thi công để đường dây cao thế đi qua khu dân cư, việc đền bù giải tỏa không đến nơi đến chốn gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân nơi đường dây đi qua. Tính mạng của dân dưới đường dây cao thế bị ảnh hưởng khi cuộc sống của bà con cứ kéo dài dưới đường dây lẽ ra phải là hành lang an toàn cho lưới điện, không được phép sinh sống trong khu hành lang đó.
  Hiện các phóng viên đang theo bà con đến EVN để đưa tin, trang tin sẽ cập nhật tin tức để phục vụ bạn đọc.

Xem thêm :  

Biểu tình ban đêm tại EVN !

  Đêm qua ( 13/7/2012) , bà con nhân dân Đại Từ Thái Nguyên đã căng băn rôn, biểu tình ban đêm ngay tại trụ sở EVN, họ đã mang chăn màn đến tá túc tại đây để khiếu kiện như các báo mạng đã đưa tin gần đây.













Ngay tại trụ sở EVN




Trời mưa quá nên bà con đã phải đi mua bạt để làm lều trú mưa.




  Bà con cho biết sẽ tá túc tại trụ sở của EVN đến khi nào khiếu nại của họ được giải quyết theo đúng pháp luật.

 Xem cung cách EVN làm ăn như thế này đây : 


Làm thế nào mà họ giỏi thật, kéo dây cao thế 220 KV qua nóc nhà dân ?

 Hiện tại, bà con Đại từ đang hàng ngày ăn ở tạm bợ tại sân trụ sở EVN, một số bà con tại Hà nội đã thông cảm đến chia xẻ, cho nước uống. Đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt được bà con tự túc trong hoàn cảnh tạm bợ để khiếu kiện.
 Mọi chia xẻ của mọi ngừi quan tâm xin liên hệ chị Lý - 0166964 7055 ; anh Tiến - 0168 306 4377.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Con VIP Quốc hội là giang hồ.


Khách VIP chơi golf 'tung cước' với nữ phục vụ

Chị Phạm Thị Tuyết (25 tuổi, nhân viên Câu lạc bộ golf Star Đại Lải, Vĩnh Phúc) đã bị anh Trần Hải Lê (28 tuổi, nhận là chuyên viên Văn phòng Quốc hội) hành hung tại sân golf.

Tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Tuyết (nữ caddy - xách đồ, nhặt bóng, kéo bao gậy, phục vụ khách chơi golf) kể, chiều 12/8 được phân công phục vụ anh Lê, khách của CLB đã gần 3 năm nay.
Khi anh Lê đánh lỗ golf thứ 16 (sân 18 lỗ), chị Tuyết phát hiện trong khoảng cách 200m có một số người chưa đi ra khỏi vùng an toàn, nên nói chưa được đánh. Song anh Lê vẫn phát bóng và cú đánh bị hỏng.
Chị Tuyết đang được điều trị tại Bệnh viện Phúc Yên. Ảnh: Tiền Phong.
Chị Tuyết đang được điều trị tại Bệnh viện Phúc Yên. Ảnh: Tiền Phong.
Nữ caddy này cho biết, ngay sau đó vị khách trẻ tuổi nổi xung lao tới đạp vào đùi chị khiến ngã xuống vệ hồ nước gần đó, ngất tại chỗ. Đồng nghiệp đưa chị đi cấp cứu với chấn thương phần mềm đùi phải, tức ngực, không thể tự đi lại.
Tại Công an xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, vị khách khai tên là Trần Hải Lê, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là chuyên viên Văn phòng Quốc hội.
Anh Lê thừa nhận “do bực tức nhất thời vì nhóm chơi trước đi chậm, và do cãi nhau với caddy Tuyết nên đã đá caddy gây thương tích". Một cán bộ Văn phòng Quốc hội, người cùng anh Lê đi đánh golf hôm đó cũng xác nhận vụ việc với cơ quan công an.
Một số caddy và nhân viên CLB cũng xác nhận vụ việc như trên. Họ cho biết thêm, anh Lê là người dễ nổi nóng, từng đánh chửi một số caddy khác.
Sau sự việc xảy ra, anh Lê bị trục xuất khỏi sân golf, bị tạm giữ hành chính tại cơ quan công an. Đêm cùng ngày, bố đẻ của anh Lê bảo lãnh cho con về nhà.
Giám đốc điều hành sân golf Đại Lải đã có đơn đề nghị cơ quan công an làm rõ, xử lý nghiêm vụ việc.
Tiền Phong

Việt kiểu Đức bị chặn tại Tân sơn nhất.


Việt kiều Đức về nước bị chặn tại cửa khẩu TSN

2012-08-13
Một Việt kiều Đức về nước hồi tuần rồi không được công an xuất nhập cảnh cho vào Việt Nam qua ngả phi trường Tân Sơn Nhất.
Ông Vương Trí Tín
Ông Vương Trí Tín
Đó là ông Vương Trí Tín, một trong những thành viên trong ban xây dưng Bia Thuyền Nhân tại Troisdorf  Đức quốc, và cũng là thư ký của Uỷ Ban điều hợp đấu tranh của người Việt tại Cộng Hoà Liêng Bang Đức.

Không cho vào với lý do ‘không có lý do’

Khi ông này về lại Đức, vào tối ngày 13 tháng 8, Gia Minh hỏi chuyện ông Vương Trí Tín về vấn đề đó, và trước hết ông cho biết:
Ông Vương Trí Tín: Ngày 8 tháng 8 tôi từ Frankfurt, Đức đi Việt Nam và đến vào tối ngày 9 tháng 8. Tôi nhận được visa ngay tại phi trường, nhưng khi đến cửa khẩu để đóng dấu vào Việt Nam thì được họ nói bị ‘trục trặc’. Họ dẫn tôi trở ngược vào lại chỗ cấp visa, bảo ngồi đợi. Sau đó họ đưa tôi vào phòng phỏng vấn… Cuối cùng họ quyết định không cho vào với lý do ‘không có lý do’. Họ chỉ nói Nhà nước Việt Nam không hoan nghênh tôi vào Việt Nam. Tôi hỏi lại thì họ nói ‘lý do không được nêu’.
Gia Minh: Mặc dù họ nói thế, còn về phía ông xét có việc làm gì không phù hợp với luật pháp Việt Nam hay không để không được nhập cảnh?
Ông Vương Trí Tín: Tôi nghĩ những họat động của tôi ở Đức không có gì là đánh phá chính quyền Việt Nam. Vào năm 2007, người dân tại Đức có ý tưởng muốn làm bia để tưởng niệm thuyền nhân và cám ơn chính quyền Đức đã cứu mạng những người tỵ nạn chúng tôi. Trước việc đó chúng tôi gặp nhiều khó khăn với phía chính quyền Việt Nam. Họ đặt ra những câu hỏi và có áp lực với chính quyền Đức, nhưng rồi công việc ( xây dựng đài tưởng niệm) vẫn được hoàn thành. Từ đó đến nay tôi không gặp khó khăn gì khi về Việt Nam, chỉ có kỳ vừa rồi tôi vào thì bị chặn lại không cho vào.
Cuối cùng họ quyết định không cho vào với lý do ‘không có lý do'. Họ chỉ nói Nhà nước Việt Nam không hoan nghênh tôi vào Việt Nam. Tôi hỏi lại thì họ nói ‘lý do không được nêu’
Ông Vương Trí Tín
Những hoạt động của tôi ở đây đa số cho người Đức và chính quyền Đức.
Tại phi trường họ hỏi tôi có hoạt động cho những đảng phái chính trị hay những hội đoàn người Việt ở Đức hay không? Tôi trả lời không và cho họ biết là ở Đức có nhiều hội đoàn người Việt và người tham gia rất đông.
Đối với người Đức họ chỉ biết về cảnh đẹp của Việt Nam, còn về chính trị và văn hóa của Việt Nam họ biết rất ít. Thành ra lâu lâu tôi có tổ chức những cuộc nói chuyện ở đại học về văn hóa và chính trị Việt Nam. Sắp tới đây tôi cũng tổ chức một cuộc nói chuyện như thế tại thành phố tôi đang ở cho người dân hiểu về Việt Nam nhiều hơn. Vấn đề hội nhập của người Việt Nam tại Đức, đó là chương trình được phía Đức phát triển trong những năm sau này. Cuộc sống của những người nước ngoài ở Đức có gặp khó khăn, trở ngại gì hay không?
Trước đây khi còn ở Bonn, tôi có vào đại học nói về vấn đề nhân quyền, nếp sống, văn hóa của người Việt Nam, rồi cuộc sống của người Việt tại Đức. Đó là nằm trong chương trình của nước Đức.
Tại thành phố Landau nơi tôi ở, cộng đồng Việt Nam có tổ chức những lớp học, nhưng tôi chưa tham gia các lớp học đó vì tôi hoạt động cho các hội đoàn của người Đức nhiều hơn cho người Việt Nam.
Gia Minh: Những lần mà ông đi Việt Nam không gặp trở ngại gì thì ông đi với mục đích gì?
Ông Vương Trí Tín: Tôi chỉ về thăm gia đình thôi vì bố mẹ tôi vẫn còn ở Việt Nam, ông bà lớn tuổi rồi, ngoài 80. Lần này tôi về thăm mẹ vì bà bệnh nặng.
Thêm một điều nữa là khi họ giữ tôi họ canh gác như một tội phạm hình sự, trong khi tôi là một công dân Đức bình thường
Ông Vương Trí Tín
Khi ở phòng giam, có anh tên Nguyễn Văn Sơn và hai người nữa cho biết trong thời gian gần đây có những người về thường xuyên bị nghi vấn nên không được vào. Rồi những người lâu lâu mới về cũng bị gặp khó khăn. Dạo sau này số không được cho nhập cảnh gần đây rất nhiều. Họ giải thích tình hình Việt Nam hiện nay không ổn định nên việc xét nhập cảnh Việt Nam khó hơn lúc trước.
Gia Minh: Chiếu theo nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam về người Việt ở nước ngoài với hành xử vừa rồi, thì ông nghĩ sao?
Ông Vương Trí Tín: Tôi thấy chính sách Nhà nước Việt Nam kêu gọi người Việt ở nước ngoài về xây dựng đất nước hoặc thăm quê hương để hiểu rõ đất nước hơn có nhiều điểm trái ngược nhau. Vì gần đây có nhiều trường hợp không được nhập cảnh ví nhiều lý do; trong khi đó có những trường hợp về Việt Nam để giúp đỡ người nghèo hay các em mồ côi; hay về Việt Nam thăm quê hương. Ở đây họ có những hoạt động khác nhau: văn hóa, chính trị… họ về đều gặp khó khăn.
Việt nam cho tất cả chúng tôi là ‘phản động’.
Thêm một điều nữa là khi họ giữ tôi họ canh gác như một tội phạm hình sự, trong khi tôi là một công dân Đức bình thường.
Gia Minh: Cám ơn ông về những chia xẻ vừa rồi.

Ba sàm điểm báo ngày 14 tháng 8


Tin thứ 3 

 basamnews  

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Học giả Trung Quốc bác bỏ sách ‘Dấu ấn Biển Đông’ của Việt Nam  (VOA). “… Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Lý Quốc Cường, bác bỏ tuyên bố của Tiến sĩ Trần Công Trục, chủ biên cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông của Việt Nam giới thiệu hôm 7/8“.  – NHÀ NƯỚC CSVN VẪN IM LẶNG TRƯỚC HÀNH ĐỘNG TĂNG CƯỜNG QUẤY NHIỄU BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC (Trí Nhân Media).
Đảng ta đã thắng lợi bước đầu trong cuộc giữ gìn biển đảo?   –   (Người Buôn Gió). “Như chúng ta đã biết, liên tiếp tại các thành phố lớn ở Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn đã nổ ra những cuộc biểu tình tự phát của người dân, nhằm phản đối hành động của Trung Quốc mà người dân Việt Nam họ khẳng định là xâm lược. Những hành động biểu tình tự phát này của người dân là một thách thức với Đảng ta. Gây cho Đảng ta giảm sút uy tín và ảnh hưởng nhiều đến quyết sách về biển đảo…”.
- Phỏng vấn GS Lê Xuân Khoa: Thay đổi đột phá hay sẽ phải trả giá đắt nếu quay lưng lại với nhân dân(RFA/ Ba Sàm). “Thư Ngỏ của 71 trí thức phải được xem là sự biểu hiện thiện chí và cố gắng tự kiềm chế một lần cuối của trí thức và nhân dân trong nước. Nếu chính quyền vẫn tiếp tục khinh miệt trí thức và bác bỏ những ý kiến xây dựng trong Thư ngỏ thì nói như Giáo sư Tương Lai ở trong nước ‘cái giá phải trả cho việc quay lưng lại với nhân dân nó đắt lắm’!
- Nguyễn Đình Ấm: Loanh quanh, “chẳng xong bề nào”  –   (Huỳnh Ngọc Chênh). “Việc 42 nhân sĩ, trí thức ký tên trong bản kiến nghị nhưng lãnh đạo TPHCM chỉ ‘chọn’ ba người đến gặp để thuyết giảng lung tung chứng tỏ các bác cũng biết tỏng: Mình chẳng có cái lý gì, không thể ‘đương đầu’ với nhiều nhân sĩ, trí thức  nên mới  tính bài loanh quanh nhưng cũng vẫn ‘chẳng xong bề nào’. Tốt nhất, từ nay chính quyền cứ tuyên bố thẳng: Cấm tiệt biểu tình chống TQ xâm lược còn hơn là cứ loanh quanh, càng chọc giận thiên hạ”.
- “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc dưới cái nhìn của học giả nước ngoài: Trò hề nhạo báng đối với luật pháp quốc tế? (CAND).
Nỗi lo hậu phòng khám “đông y Trung Quốc” (SGTT). - Rà soát lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (TT).  - Bắt giam thuyền trưởng tàu Trung Quốc nhưng không phải là vi phạm lãnh hải, chèn ép ngư dân ta, mà là buôn lậu (TP).  - Cảnh giác cái này nha!  Đề xuất cơ chế cho Vân Đồn, Móng Cái “thời gian thuê quyền sử dụng đất được đề nghị có thể lên tới 120 năm, khi nhà đầu tư trả tiền một lần” (ĐT). Nghe tin lâu nay thằng Tàu nó qua mua đất khắp trên đó rồi.
Một luật sư bị sách nhiễu trốn khỏi Việt Nam   –   (RFA).  “Họ cắt cử rất nhiều an ninh công khai cũng như an ninh thường phục, theo dõi có lúc công khai có lúc bí mật. Khi tôi ra khỏi nhà tù được hơn một tháng thì ngày 29 tháng Hai họ đã tổ chức một tai nạn giao thông, họ đã đụng thẳng vào xe của tôi và tôi té xuống đường…”
TIN ĐƯỢC KHÔNG?   –   (Thùy Linh). “4. Việt Nam sẽ đấu tranh kiên quyết với nạn tham nhũng? 5. Các nhóm lợi ích khổng lồ sẽ thôi thao túng kinh tế, xã hội, chính trị…vì sự phá triển chung? 6. Các vụ án tham nhũng lớn mà dư luận đã được biết đến sẽ được đưa ra ánh sáng trong thời gian gần đây? 7. Cuộc chỉnh đốn đảng khắp cả nước với thái độ không né tránh, không khoan nhượng, thỏa hiệp, không vì quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm?”. – Tùng Lâm – Thử đổi dân hoặc thay chính phủ (Dân Luận). – Nguyễn Hưng Quốc: Lại chuyện thiếu lãnh đạo (VOA’s blog).
Khi bộ trưởng cất lời “xin lỗi”  (Mạnh Quân). “Nếu tra cứu ở trên mạng, người ta cũng thấy, ở các nước, các Bộ trưởng phải ‘xin lỗi’ dân rất nhiều: có khi là lỡ lời, có khi là một vụ tai nạn xảy ra trong ngành…nhưng thường ở các nước đó, khi xin lỗi xong, lời xin lỗi sẽ đi kèm với lời hứa trách nhiệm giải quyết, xử lý lỗi lầm, thiếu sót đó… Tiếc là, ở Việt Nam, hình như cũng chỉ mới có báo chí có thể theo dõi, đánh giá việc làm ‘xin lỗi’ của một số Bộ trưởng”.  - Bản gốc của bài đã điểm hôm qua: Khi bộ trưởng cất lời ‘xin lỗi’… (VNN).
- Nguyễn Trung:  (viet-studies). “Tưởng nhớ hương hồn Anh Nguyễn Cơ Thạch và Anh Võ Văn Kiệt”. Tiếp theo cuốn: Dòng Đời.  – Tô Nhuận Vĩ: Nhớ anh Trần Độ (Quê Choa).
- Bản gốc bài của phỏng vấn GS Hoàng Tụy: Từng người thông minh chưa đủ (24h/ viet-studies). “Tài trí thông minh tàn lụi, con người tha hóa, xã hội ngày một suy đồi. Người giỏi bỏ nước ra đi, ai muốn phát triển tài năng đều tìm cách ra nước ngoài. May ra còn một số ít có tâm có tài thì làm việc cô độc và không mấy người được thật sự trọng dụng. Đó là nguy kịch thật sự chứ không phải chỉ là báo động”. – GS Hoàng Tụy: Từng người tài trí chưa đủ (Khám phá).
Họ đã nói 13 (Inrasara). “Khi một đất nước được xem là kém cỏi trong Đổi mới/ Sáng tạo, thì đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác”.  – Nguyễn Đình Thái: Thời chúng ta đang sống  –   (Nguyễn Thông).
‘Sự cố tại nhà máy lọc dầu Dung Quất trong tầm kiểm soát’ (TP).  Cần giữ trong tầm kiểm soát khái niệm“trong tầm kiểm soát”, không để sử dụng tràn lan, mất thiêng. Có thể chỉ được dùng cho vấn đề “lạm phát”, “nợ xấu” thôi.
Đà Nẵng: tiền “dưỡng liêm” chi cho CSGT rất nghiêm ngặt (TT).  - Chụp ảnh CSGT, bị tấn công giật máy ảnh (TT).  - Xấu hổ trước những màn nhận hối lộ thô thiển” của CSGT   –   (Xuân VN). - Tôn vinh 20 gương mặt “Thanh niên Công an tiêu biểu” (ANTĐ).  - Vụ thi hành án tại 63 Bùi Thị Xuân (Hà Nội): Tổng Cục hối thúc, Thi hành án Hà Nội “làm ngơ” (DT). - Sai phạm ở Vinafor La Ngà: Chỉ xử lý lấy lệ (PLTP). - Sumidenso Việt Nam: “Phát lộ” thêm sai phạm về lao động (Infonet).  -  Xử 10 cán bộ Tài nguyên môi trường lấy tiền công chi riêng (PLVN).  -  Giám đốc Sở Xây dựng ưu ái nhà thầu nữ (TP).  - 1 giám đốc của Vinashin chém người (TT).  - Hàng loạt ‘sếp’ lớn công ty chứng khoán bị bắt (VnMedia/ VNN). - Hà Nội sẽ thanh tra 60 tổ chức vi phạm luật đất đai (TTXVN).
- Bài nói về Thuyết Domino của Mỹ: Thuyết dẫn đường sai lầm trong chính trị của Hoa Kỳ (phần 1) (Phan Ba/ Der Spiegel). “Bài học quan trọng nhất mà Nam Việt Nam đưa ra cho chúng ta là quyền lực của Mỹ không thể làm đầy một khoảng chân không chính trị, cái hình thành qua sự yếu kém của một giới tinh hoa châu Á”.
Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu (VOA). “Hai vụ mới nhất đã đưa số người Tây Tạng tự thiêu lên 50 người kể từ tháng Ba năm 2009 nhằm phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng”.
KINH TẾ
-  FDI vào khai thác biển: Nhất tiễn song điêu  nghe rất khó hiểu (VNN). Nói luôn cho rồi: “thấp toàn diện”, không chỉ ở cơ sở hạ tầng mà còn khâu kỹ thuật, quản lý…”
Giá vàng tăng mạnh(NLĐ). - Giá vàng tăng cao, SJC ngừng mua vàng móp méo (TT). Độc quyền một doanh nghiệp, làm cho dân chen lấn xô đẩy dẫm đạp nhau nên nó mới móp méo, mà không thông cảm, há?  - Vào chợ mỗi ngày TTCK 14-8-2012 (VF).
-  Giải mã Trầm Bê (Thebox/NCĐT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
-  Có một Viện Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ (DNSG). “Thật ra ý tưởng thành lập Viện Trần Nhân Tông do nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập VietnamNet, đề xuất từ năm 2009….”
- Phạm Xuân Trường: Gửi nhà thơ Tống Trung (Trần Trương).
Đồ rê mí làm tôi lo lắng về văn hóa, giáo dục (TT). Sáng nay thấy cô phóng viên VTV hỏi cậu bé 9 tuổi được giải: “Gia đình con có ai làm văn hóa không?” Chán như con gián! Không được chuẩn bị trước thì chắc nó phải hỏi lại cô: “Làm văn hóa là cái chi cô ơi?”
- Vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam 2012: Đà Nẵng đã sẵn sàng (TP).
- Tiếc quá! Báo CATP giới thiệu cái này, mà chỉ sơ vài dòng: Truyện tranh về bức tường Berlin“Cuốn sách cung cấp một cái nhìn mới mẻ, đậm dấu ấn cá nhân về 28 năm nước Đức bị chia đôi bởi bức tường Berlin …”. Mời coi lại trên BS: 66. Bức tường Berlin-Mảnh đất chết chóc (SPIEGEL/6-2-2009);  + 88. Berlin vẫn còn chia rẽ về cách thức kỷ niệm ngày Bức tường Đông-Tây sụp đổ (SPIEGEL/Jess Smee/6-3-2009); + 335. Berlin phục hồi những công trình kỷ niệm từng bị chối bỏ; + 242. Vì sao Bức tường Berlin sụp đổ; + 233. Hàn gắn những vết thương khổ đau từ Bức tường Berlin;  + 220. Gorbachov: “Tôi đã để cho Bức tường Berlin sụp đổ như thế đấy”
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phỏng vấn ông Giản Tư Trung: Thay đổi đến từ TÔI (SVVN).
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (Tâm Sáng).
Đứt cáp quang biển AAG, internet Việt Nam bị ảnh hưởng (DV). Sao lại “đứt” đúng vào ngày khai mạc hội nghị “chỉnh đốn” vậy, há?
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
ĐẦU TUẦN, THĂM CỤ GIÀ GẶP HÔM CUỐI TUẦN TRƯỚC (FB OngViet/ Tễu).  – Ngôi mộ đặc biệt của ‘bà bán bún nghìn tỷ’ (Infonet). BTV: Người sống thì không có ăn, còn người chết thì được xây mộ vài tỷ. Có lẽ chúng ta cần học cách sống của những người giàu có ở nước ngoài, nhiều người giàu nhưng họ muốn được hỏa thiêu khi chết, vì lo rằng ai chết cũng muốn được chôn, thì một lúc nào đó sẽ không còn đất để lại cho người sống. Có những người trước khi mất đã để lại lời nhắn cho thân nhân, rằng bạn bè và người thân đến viếng họ, thay vì đặt các vòng hoa mang tới, thì hãy dành số tiền đó gửi vào một tổ chức từ thiện mà người sắp chết chỉ định. Chết rồi mà vẫn còn làm được điều có ích cho XH.
Tai nạn giao thông tăng trở lại (TP). Có thể do tháng rồi sơ kết thành tích tai nạn giảm, rồi tổ chức ăn mừng linh đình quá, say xỉn, ra đường đụng xe … ?
Những ‘phố vẫy’ tệ nạn ở Hà Nội (VNE). - Người Hà Nội khổ sở vì bị cấm đỗ xe (VnMedia). - Hầm đường bộ Ngã Tư Sở ‘bốc mùi’ (Infonet). BS nói hoài rồi không nghe. Không có quy hoạch gì, nay cơi mai nới, hầm chui cầu vượt rồi sẽ thành hầm cầu, cầu tõm thôi.  - Hà Nội tràn lan dự án vi phạm Luật Đất đai (VNEco).
Song hỷ trên chùa   –   (BBC).
QUỐC TẾ
Ông chú quyền lực của Kim Jong-Un tới Trung Quốc. Nhắc TTXVN ăn nói cho nó lịch sự tôn kính nha. Tại sao Hồ Cẩm Đào, Phidel … thì được kêu ông, đồng chí, chức danh, mà ông Kim Ủn nầy thì gọi trống không vậy?
* RFA: + Sáng 13-08-2012