Theo ông Phạm Sỹ Liêm : " tôi biết nhiều dự án chỉ được đấu giá đất, nộp vào ngân sách với đơn giá 7 triệu một m2 đất, tuy nhiên chủ đầu tư phải mất tới 27 triệu/ m2 mới nhận được giấy phép, vậy số tiền chênh hai chục triệu một mét vuông đất, có dự án tính ra hàng vài chục triệu đô la đã vào túi ai ?"
Ông Liêm biết rồi còn hỏi làm gì, vào túi ai ? vào túi bọn mafia đỏ chứ còn túi ai ?
Hà Nội bó tay với đất 'vàng' bỏ hoang?
TP - Việc thu hồi các dự án, khu đất bỏ hoang, sử dụng sai mục đích trên địa bàn Hà Nội đã được đặt ra rất nhiều lần và trong nhiều năm nhưng hầu như chưa có hiệu quả. Hàng loạt khu đất “vàng”, có vị trí đắc địa đã bị bỏ hoang nhiều năm dù đã có kiến nghị thu hồi.
Hà Nội có nhiều dự án ở khu đất “vàng” bỏ hoang. Ảnh: Như Ý. |
Công bố nhiều, thu hồi ít
Giữa năm 2012, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo kiểm tra và phát hiện 32 khu đất có sai phạm trên địa bàn 4 quận, huyện (Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm), với diện tích khoảng 488.545m2 của 23 chủ đầu tư.
Trong tổng số hơn 30 khu đất được kiểm tra, có trên 15 khu đất trống chưa sử dụng với diện tích khoảng 309.368m2; 10 khu đất các chủ đầu tư được giao quản lý nhưng hiện sử dụng sai mục đích (làm bãi đỗ xe, quán ăn, sân bóng đá mini, gara sửa ô tô...) với diện tích khoảng 159.328m2.
Nhiều doanh nghiệp lớn đã bị “điểm mặt nêu tên” vì bỏ hoang đất nhiều năm như Ngân hàng CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Tổng Cty CP Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex); Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD); Cty CP Hacinco; Tổng Cty Xây dựng Hà Nội; Cty CP Xây dựng dân dụng Hà Nội; Cty CP Tu tạo và phát triển nhà; Tổng Cty Xây dựng Sông Đà; Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội...
Rõ ràng việc xử lý các dự án các khu đất bỏ hoang, chậm triển khai hiện nay là rất chậm, để dự án treo quá lâu. Sòng phẳng ra mà nói bên cạnh trách nhiệm của chủ đầu tư, trách nhiệm lớn nhất thuộc về cơ quan quản lý nhà nước chưa cương quyết trong thu hồi
Ông Phạm Sĩ Liêm
|
Sau khi Hà Nội công bố danh tính hàng loạt dự án “treo”, bỏ hoang đất “vàng”, thành phố yêu cầu các quận huyện phải chấn chỉnh, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm về đất đai.
Thế nhưng, hơn 1 năm trôi qua, trở lại các khu đất bị nêu tên nói trên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều khu đất vẫn trong tình trạng cỏ mọc lút đầu.
Một số diện tích đang được tận dụng cho thuê làm quán ăn, sân bóng mini, bãi đỗ xe, dịch vụ rửa xe... Hàng loạt dự án “treo” dọc đường Nguyễn Văn Lương (quận Thanh Xuân) của Cty CP Hacinco, Cty CP Xây dựng dân dụng Hà Nội; Cty CP Tu tạo và phát triển nhà... vẫn y như trước.
Chỉ cần đi dọc đường Phạm Hùng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, đã có hàng chục khu đất được nêu danh sau lệnh thu hồi nếu chủ đầu tư chậm triển khai.
Ngay cả những dự án, khu đất “vàng” ở các quận nội thành dù đã bị bỏ hoang nhiều năm, vượt quá thời hạn quy định nhưng nay vẫn án binh bất động.
Đơn cử tại quận Tây Hồ đang tồn tại nhiều khu đất có diện tích hàng nghìn mét vuông, được các chủ đầu tư tên tuổi đấu giá quyền sử dụng đất rồi để hoang nhiều năm nay như các lô đất Dl, D3, D5, D6, D7...
Hay như quận Ba Đình có ít nhất 9 dự án đã để hoang từ lâu. Điển hình là dự án 4.000m2tại cụm 5 phường Ngọc Hà được giao Tổng Cty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội lập dự án phát triển nhà ở từ năm 2003...
Bó tay?
Ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội cho biết, để đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, kỷ cương đô thị, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, trong thời gian qua Sở đã phối hợp với các quận, huyện kiểm tra, phát hiện và đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.
“Chúng tôi vừa kiến nghị thành phố thu hồi đất của hai dự án bất động sản treo nhiều năm nay tại quận Ba Đình để ưu tiên sử dụng làm trường học, trường mầm non, nhà văn hóa. Cả hai dự án được giao từ năm 1999 để thực hiện dự án xây dựng nhà ở nhưng đến nay chưa động đậy”, lãnh đạo Sở TN&MT cho biết.
Đại diện Sở TN&MT cũng cho rằng, có chủ đầu tư đang gặp khó khăn do tình hình chung bất động sản trầm lắng, nhưng cũng có những chủ đầu tư có ý định giữ đất mà không có hướng triển khai gì.
“Việc giải quyết cũng rất phức tạp vì nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra rất nhiều tiền và công sức, thậm chí đã triển khai thi công dang dở bây giờ giải quyết thế nào cũng phải xem xét kỹ đối với những trường hợp này”, đại diện Sở TN-MT nói.
Trả lời trước HĐND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã từng tuyên bố: “Mọi vi phạm đều xử lý theo quy định của luật, không phân biệt nhỏ hay lớn...” Thế nhưng, thực tế xử lý dự án treo, bỏ hoang đất vàng ở Hà Nội vẫn rất chậm. Số lượng dự án treo bị thu hồi như 2 dự án ở quận Ba Đình nói trên còn quá ít so với thực tế.
Theo ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, tình trạng nhiều doanh nghiệp làm giàu từ đất, tìm mọi cách, mối quan hệ để lập dự án, xin được đất nhưng không có năng lực sử dụng, bỏ hoang nhiều năm nay cần được xử lý nghiêm.
“Rõ ràng việc xử lý các dự án các khu đất bỏ hoang, chậm triển khai hiện nay là rất chậm, để dự án treo quá lâu. Sòng phẳng ra mà nói bên cạnh trách nhiệm của chủ đầu tư, có trách nhiệm lớn của cơ quan quản lý nhà nước chưa cương quyết trong thu hồi”, ông Liêm nhấn mạnh.
Tú Anh
Thằng cán bộ nhà nước, nó giầu lắm, nó còn làm môi trường ô nhiễm, thức ăn độc hại, và nó làm đạo đức suy đồi, cướp bóc hiếp dâm ngày càng nhiều/
Trả lờiXóa