Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Vấn nạn tham nhũng qua đấu thầu thuốc trong bệnh viện.

  Chỉ một tháng la cà ở các bệnh viện tuyến trung ương, phóng viên đã có trong tay nhiều tư liệu về các Quốc nạn đàng sau chuyện " Đấu thầu thuốc" trong bệnh viện.
 Thông thường, kế hoạch mua sắm thuốc và vật tư tiêu hao trong bệnh viện thường được được các bệnh viện trình lên sở, bộ để duyệt kế hoạch mua sắm thông qua "  đấu thầu" công khai.
    Khi kế hoạch được bắt đầu xây dựng từ cơ sở thì là lúc các trưởng khoa dược, phó Giám đốc, Giám đốc viện vô cùng bận rộn, bận ngay tại cơ quan và cả ở nhà riêng. Điện thoại không còn là thứ có thể tin cậy để trao đổi chuyện  kế hoạch thầu để gì nữa, các hãng thuốc cử quản lý dược của mình  bám sát và ngày đêm '' hỗ trợ " các cán bộ của viện làm "hồ sơ mời thầu".
   Ví dụ hãng dược Meca có mặt hàng nào mạnh về giá, thành phần dược được cài ngay vào hồ sơ mời thầu qua trợ giúp của quản lý và dược và trình dược viên. Theo chân một dược sỹ đi làm trình dược viên, làm quản lý dược cho hãng dược của Thái   tại Hà nội để lấy tư liệu đã cho thấy : quyền lực của các trưởng khoa dược, phó giám đốc, giám đốc viện vô cùng lớn, do đó thu nhập của họ từ việc hoa hồng từ  " đẩy " hãng thuốc này, hãng thuốc kia vào được cũng vô cùng lớn. Chỉ vài năm làm trưởng khoa dược tại một bệnh viện tuyến trung ương thôi, vài biệt thự được mua giấu trong khi họ cứ ở thuê nhà  hoặc ở trong một ngôi nhà đơn giản, kín đáo để tránh dư luận soi mói.
     Hưng - một quản lý dược cho một công ty dược Sipla của Ấn độ nhiều năm cho biết : anh tốt nghiệp dược tại Hà nội, không xin vào làm việc trong các bệnh viện bởi không có quan hệ, cũng không có tiền vì anh là dân tỉnh lẻ. Chuyện kiếm tiền để mua nhà, cưới cô vợ, sống được ở Thủ đô không thể được nếu không đi làm trình dược cho hãng, rồi làm quản lý dược khu Hà nội.
    Anh trầm ngâm nói : đôi khi cũng chán nghề, mình học hành đàng hoàng nhưng cái cơ chế này nó cứ đẩy mình trôi theo dòng chảy của nó, phải đánh mất mình để chấp nhận chia chác hoa hồng từ những viên thuốc, từ những chai nước cất trên lưng còng của con bệnh nghèo. Đa số bệnh nhân lại là dân nghèo và người khốn cùng, nhìn họ nhiều khi mình cũng đắng lòng nhưng rồi không thể không làm cái việc đang làm.
    Nhưng không thể bỏ nghề, làm gì, đi đâu khi đời mình đã trót gắn với nghề này. Để bứt ra khỏi cái vòng  xoáy bất lương của nghề đó, phải có một bước đột phá ghê gớm mới mong thoát ra được.
   Nga cũng từng làm cho một hãng dược của Thái lan có văn phòng tại Việt nam, ngay từ ngày đầu tốt nghiệp đại học dược, đi làm  đã được hãng đào tạo bài bản về các kỹ năng tiếp thị bán mặt hàng thuốc tây, những kỹ năng mà trong trường đại học dược không hề dạy.
    Cô phải học ăn mặc đẹp, đi đứng nói năng và giao tiếp một cách chuyên nghiệp, dùng nước hoa - thứ mà cô ghét khi còn đi học bởi nhà cô nghèo, đám bạn nhà giàu dùng thứ ấy khiến cô khinh bỉ họ. Rồi những chương trình đi du lịch của hãng " mời" các lãnh đạo Viện đi, cô cũng được đi cùng, kinh nghiệm cá nhân được nâng lên mọi mặt, quan hệ mở rộng, thu nhập cũng nâng cao khi cô rất muốn kết hôn mà chưa được.
   Đơn giản chỉ vì cứ anh chàng nào yêu một thời gian thì lại khó chịu với chuyện cô phải đi mời ăn uống các bác sỹ nam, hát hò và  quán sá với họ thường xuyên. Thậm chí hát hò trong men bia rượu cả ngày đến đêm thứ 7 mà không có thời gian về với người yêu. Cái gì cũng có giá của nó, các chàng chai lần lượt chạy,  đến giờ cô đa ngoài băm mà  vẫn đi về một mình. Đã có tiền mua được căn hộ chung cư, nhiều chàng trai qua đêm cùng nhà nhưng rồi ...
 
   Trở lại chuyện ''làm hồ sơ mời thầu " của các bệnh viện. Hãng cử quản lý dược đến nhà riêng của trưởng khoa dược  lấy thông tin, cung cấp các thông tin về sản phẩm của mình đang có, cách đẩy các đối thủ hãng khác ra khỏi sân chơi, thỏa thuận hoa hồng với bên A , cuối cùng là mang loạt giấy giới thiệu của  quân xanh cùng mình là quân đỏ để mua hết hồ sơ mời thầu. Xong.
    Cứ thế nên mới có chuyện là thanh tra phát hiện ra những mặt  hằng thuốc và vật tư trong viện có giá cao gấp cả chục lần ở chợ thuốc Ngọc Khánh, báo chí đưa tin rồi cũng lại ...chìm xuồng, vẫn tiếp tục dài dài. Tất cả đều đổ lên đầu con bệnh là dân nghèo vốn đang còng lưng với nhiều thứ thuế đến siết cổ.
    Để tồn tại  Quốc nạn đó không phải chỉ có các quan trong bệnh viện bảo kê, đâu có đơn giản như vậy. Thuốc và vật tư y tế đâu có thể được phép nhập khẩu trực tiếp như các mặt hàng giày dép hay áo quần từ Quảng đông Trung quốc được. Cục dược, Bộ y tế là những nơi nắm quyền thao túng tất cả các đầu mối, công ty dược Trung ương I, II và các công ty sân sau của các sếp nắm giữ quyền phân phối, nhập khẩu và chia thị phần, quan trong nhất là áp đặt giá cho từng viên thuốc sau khi có giá từ chính hãng.
  Chuyện còn dài lắm, chúng tôi sẽ đưa ra vài dẫn chúng cụ thể của một số gói thầu thuốc, vật tư tiêu hao và thậm chí cả thiết bi y tế hiện đang được các công ty dược ''sân sau" chạy ngang dọc  luồn lách để vào được các bệnh viện. Những tư liệu quý giá do chính các nhân viên trình dược, quản lý dược của các hãng Meca, Sipla, Alcon, các nhân viên từng làm cho dược Hậu giang, Sao kim, Trà vinh, Agimex, dược TW I...cung cấp.
   Quả thực trong số những nhân viên trình dược  đó ít nhiều vẫn còn những con người còn lương tâm, họ sẵn sàng cung cấp cho báo chí những tư liệu làm chứng cứ chống lại Quốc nạn tham nhũng qua những trò bảo kê, thao túng ngành dược, ngành y và những công ty sân sau của quan chức ngành y đứng ra kinh doanh dược.
   Bạn đọc vui lòng đón đọc để có những thông tin mà mình cần biết, nâng cao dân trí qua sự minh bạch về một ngành có ảnh hưởng đến nòi giống  : y tế và  sức khỏe của người Việt.

HÃY BẢO VỆ CÔNG DÂN CHỐNG THAM NHŨNG - LÊ HIỀN ĐỨC !


“Đây là hành vi khủng bố công dân Lê Hiền Đức”.
Cụ Lê Hiền Đức nói thế khi bị một loạt cuộc điện thoại gọi đến từ số máy 01659393814 với lời lẽ đe dọa và rất xấc xược. Lúc ấy, cụ đang ở ngoài cổng khu vực trại 3 cơ sở giáo dục Thanh Hà.
Từ lúc 14 giờ 14 phút chiều chủ nhật ngày 18/3/2012, cụ Lê Hiền Đức bắt máy từ một số máy lạ. Cuộc gọi này vào khoảng vài chục giây. Thấy cụ bừng bừng tức giận, chúng tôi hỏi thì cụ cho biết, đó là giọng của một đứa con gái trẻ. Nó bảo:
-    Giờ này không về nghỉ ngơi đi còn lang thang làm gì.
Vài phút sau, nó gọi lại, tiếp tục giọng khiêu khích. Cụ mở loa to ra cho chúng tôi cùng nghe. Tôi nhớ lại được mấy câu như sau:
-     Già rồi mà còn ngu;
-    Lôi thôi chúng tao đánh bỏ mẹ;
-    Đầu còn vài cái tóc lơ thơ. Chúng tao vặt trụi tóc lúc nào chẳng được.
-     V.v…
Chúng tôi bảo:
-     Đứa nào dám hỗn với cụ thế. Quân mấy dạy.
Cụ phẫn nộ:
-     Nói thế chưa đúng. Đây là một sự khủng bố.
Cụ nhớ lại:
Khi cụ xin vào trại không được, cụ đứng hỏi chuyện hai công an ở phòng trực, 1 nam, 1 nữ. Với công an nữ, cụ phê bình là tại sao không đeo biển tên, nếu chưa có biển hiệu thì không nên ngồi tiếp dân như thế. Thấy tóc cô này nhuộm vàng, cụ khuyên các cháu mặc sắc phục công an thì không nên nhuộm tóc, khi tiếp dân mặt lúc nào cũng phải tươi tỉnh. Công an nam tên là Trần Quang Hiệu, cụ có khen về phong cách tiếp dân. Cụ cho Hiệu số máy của cụ và bảo: Khi nào về Hà Nội rẽ vào gặp cụ, để cụ góp ý và trao đổi thêm với mục đích xây dựng ngành công an tốt lên.
Cụ bảo, khi cụ trao đổi số máy với công an tên Hiệu thì công an nữ mở sổ  ghi vào. Lúc ấy, cụ cho là bình thường nên không để ý gì.
Những chi tiết này tôi đều chứng kiến vì tôi luôn đi cạnh cụ.
Cụ suy xét:
Phải là đứa ở trong trại này. Nó trông thấy cụ mới biết mà nói có vài cái tóc lơ thơ.
Cụ cho việc người nữ công an tự ý ghi số của cụ vào sổ là không được phép vì cụ không vào trại nên không được ghi thông tin gì về cụ vào sổ trực ban. Số điện thoại của cụ, lúc ấy cụ chỉ cho riêng công an tên Hiệu thôi.
Sau đó cụ gọi điện tới nhiều người có trách nhiệm từ bộ trở xuống yêu cầu điều tra làm rõ. Dù vậy, đến tối, vẫn số máy ấy gọi vào máy cụ khoảng chục lần nữa.
Sang đến ngày hôm nay, số máy đó vẫn tiếp tục gọi điện để khủng bố cụ.
Cụ Lê Hiền Đức đã từng nhận được nhiều cuộc điện thoại nặc danh, với những lời lẽ chửi bới, đe dọa như: “Nếu không ngừng việc chống tiêu cực, ra đường sẽ bị xe tông”…, thậm chí mang cả vòng hoa tang đến đặt trước cửa. Trong các cuộc điện thoại nặc danh đe dọa cụ, chưa có trường hợp nào dai dẳng như thế này. Lần này, trước yêu cầu của cụ, chưa biết ngành công an xử lý ra sao.
Tên thật của cụ là Phạm Thị Dung Mỹ, còn tên Lê Hiền Đức là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho. Cụ từng được tặng giải thưởng Liêm Chính của Tổ chức Minh bạch thế giới năm 2007. Cụ là tài sản quí của đất nước. Cụ rất quyết liệt và luôn đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng, là địa chỉ tin cậy của những người dân oan.
Yêu cầu ngành công an sớm tìm ra kẻ khủng bố này, xử lý nghiêm khắc và công khai, có biện pháp bảo vệ tính mạng cho cụ.
Đề nghị toàn thể những người quan tâm đến công bằng xã hội, yêu sự minh bạch, các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế hãy lên tiếng bảo vệ công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức.
19/3/2012
TƯỜNG THỤY

Mù dở sau mổ bằng phương pháp Pharco


    PVTD - Báo Dân trí mới đăng bài khen bác sỹ, Giám đốc viện mắt Hà nội về " bàn tay vàng Vũ Thị Thanh" hôm 8-3. Các báo khác thì đăng tin về vụ lừa tráo đổi  thủy tinh thể  của hàng ngàn bệnh nhân đăng đầy kín mặt báo, sở Y tế Hà nôi hôm nay 20-3 - 2012 hứa sẽ có trả lời về  kết quả xử lý vụ này trên công luận. Bà con cứ cố chờ cho hết hôm nay xem xử lý sao.
  Nay tiếp tục bà con TP HCM đang bắt đầu khởi kiện bệnh viện quận về việc họ bị mù dở sau khi mổ mắt, thay thủy tinh thể  bằng phương pháp Pharco như Viện mắt Hà nội. Chuyện Viện mắt Hà nội chuẩn bị  đón tiếp đơn kiện của cả ngàn bệnh nhân đã thay Thủy tinh thể ở đó sẽ làm nóng ran mặt báo nay mai.
  Sự dối trá khó có thể dấu mãi, cho dù những bác sỹ không có một li y đức cố tình dùng tiền để bưng bít dư luận, thuê bồi nút viết bài để lăng xê họ lên tận mây xanh. Vô ích vì sự thật trước sau vẫn là sự thật.

TPHCM
Nhiều bệnh nhân “mù dở” sau mổ pharco tại bệnh viện quận
 - Ông Nhân bị đục thuỷ tinh thể nên đến bệnh viện quận Gò Vấp đăng ký mổ pharco. Sau mổ, cả 2 mắt của ông đều “mù dở”. Và trước ông, đã có 22 trường hợp gửi đơn đến Sở Y tế khiếu nại vì bị bệnh viện làm mờ mắt.
 Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, cơ quan này đã tiếp nhận đơn khiếu nại của 22 bệnh nhân ngụ tại quận Gò Vấp về việc sau khi mổ pharco tại bệnh viện quận năm 2010 nhiều người đã bị mờ mắt hoặc mù hoàn toàn. Sự việc trên chưa lắng xuống thì lại tiếp tục xảy ra “tai nạn” từ thủ thuật này cho các bệnh nhân tại quận Gò Vấp. Sở Y tế thành phố đang vào cuộc điều tra để làm rõ vụ việc.

"Tai nạn" sau mổ pharco cũng từng xảy ra với 22 bệnh nhân tại BV Mắt
Nan giải nhất là trường hợp của ông Nguyễn Văn Nhân (85 tuổi ngụ tại 485/1/8 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp). Năm 2008, thấy hai mắt bị mờ, ông Nhân đã đến bệnh viện Mắt khám và được chỉ định mổ nhưng do điều kiện gia đình nên ông chưa điều trị. Cuối năm 2011, tình trạng hai mắt của ông Nhân ngày càng mờ đi, ông đến bệnh viện quận Gò Vấp khám thì được tư vấn sẽ có bác sĩ của bệnh viện Mắt TPHCM về kết hợp mổ pharco cho người dân, tại đây ông Nhân đã đăng ký dịch vụ này với hy vọng sẽ cải thiện được thị lực.
Nhưng hơn 2 tháng sau ca mổ, mắt ông Nhân không còn nhìn thấy đường. Đầu tháng 2, gia đình đưa ông đến bệnh viện Mắt thành phố kiểm tra thì nhận được kết luận cả hai mắt của ông đã bị mù hoàn toàn. Sau sự việc trên, gia đình ông Nhân không nhận được giải quyết thỏa đáng của bệnh viện quận Gò Vấp nên đã làm đơn gửi Sở Y tế thành phố đề nghị can thiệp.
Cùng với ông Nhân, nhiều nạn nhân khác của đợt mổ pharco này cũng rơi vào tình trạng “mù dở”. Ông Trần Văn Hy (79 tuổi, ngụ tại đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp) được khám và chẩn đoán mắt bị cườm giáp nhưng vẫn nhìn thấy khoảng 80%. Sau khi được bác sĩ tư vấn, ông Hy đồng ý thực hiện ca mổ. Nhưng sau mổ mắt, đến nay mắt ông vẫn đau nhức, không nhìn thấy mọi vật xung quanh. Bệnh nhân Nguyễn Văn Hùng (75 tuổi, ngụ ở phố 4, phường 12, Gò Vấp) cũng bị cườm mắt phải, nhìn thấy mọi vật hơi mờ. Sau mổ pharco tại bệnh viện quận tình trạng thị lực ngày càng tồi tệ hơn.


  

Băng hoại y đức = bệnh nhân mù
TP - Ngoài việc mạo danh bác sĩ ở bệnh viện (BV) Mắt TPHCM để mổ cho gần 20 ca, bác sĩ ở BV Gò Vấp chưa có bằng phẫu thuật pharco lại đem bệnh nhân ra để “thực hành”.
Trong khi đó, một bệnh nhân bị mù sau mổ khác bị bệnh viện lần lữa bồi thường.
Ông Nhân và con gái ở BV Gò Vấp - ảnh chụp ở BV Mắt TPHCM sáng 19-3Ảnh: L.N
Ông Nhân và con gái ở BV Gò Vấp - ảnh chụp ở BV Mắt TPHCM sáng 19-3Ảnh: L.N.
Lấy người bệnh để “thực tập”
Sau khi Tiền Phong ngày 17-3 có bài “Nhiều bệnh nhân bị mù sau mổ pharco”, sáng 19-3, đại diện BV quận Gò Vấp đã đưa bệnh nhân Nguyễn Văn Nhân, 85 tuổi, người bị mù cả hai mắt sau mổ phaco đến BV Mắt TPHCM khám. Sau khám, ông Nhân và con gái trở về thông báo của bác sĩ: “Hết cách cứu chữa”.
Trước đó, ông Nhân bị cườm khô ở mắt, được BV Gò Vấp mổ phaco. BV Gò Vấp cho biết, bác sĩ ở BV Mắt TPHCM lên chuyển giao công nghệ và mổ cho bệnh nhân. Nhưng sự thật là một bác sĩ mạo danh làm việc tại Bệnh viện Mắt TPHCM mổ.
Sáng 19-3, trao đổi với Tiền Phong, bác sĩ Phí Duy Tiến, Phó Giám đốc BV Mắt TPHCM cho biết, theo sự chỉ đạo của Sở Y tế TPHCM, BV Mắt TPHCM là đơn vị trực tiếp chỉ đạo tuyến cho bệnh viện Gò Vấp trong việc hỗ trợ chuyên môn về mổ phaco.
Theo đó, từ năm 2011, bác sĩ Nguyễn Hoàng Cẩn, Phó phòng Chỉ đạo tuyến của BV Mắt về hỗ trợ nơi đây. Tuy nhiên, sau một thời gian, lãnh đạo BV Gò Vấp cho biết, đã có mời một bác sĩ tên Huỳnh Thế Sâm vào mổ, nên BV Mắt không được tham gia nữa.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Cẩn, cho biết: “Khi tôi nghe lãnh đạo BV Gò Vấp nói có mời bác sĩ Huỳnh Thế Sâm ở Bình Định vào mổ, tôi đã yêu cầu người này mổ thử một ca để xem tay nghề, nhưng bác sĩ Sâm từ chối với lý do chưa quen máy móc”.
Cũng theo bác sĩ Cẩn, sau đó, BV Gò Vấp và bác sĩ Sâm đã tự tổ chức, tiếp nhận bệnh nhân và bác sĩ Sâm đứng ra mổ luôn cho họ mới dẫn đến tai biến như vậy.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, bác sĩ Sâm chưa có chứng nhận kỹ thuật viên mổ phaco. Theo bác sĩ Tiến, theo quy trình, trước khi mổ cho bệnh nhân, BV Gò Vấp phải mời bác sĩ chuyên khoa ở BV Mắt TPHCM thăm khám, sàng lọc tư vấn cho người bệnh, nhưng nơi này đã không thực hiện. Đến khi xảy ra tai biến hàng loạt, họ lại ém luôn.
“BV Gò Vấp làm vậy là hoàn toàn sai”- bác sĩ Tiến nói. Theo ông, bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh chưa qua đào tạo là vi phạm y đức trầm trọng.
“Không thể đưa người bệnh lên bàn mổ để thực tập được” -bác sĩ Tiến cho biết. Sau sự cố mổ gây mù cho ít nhất 5 người ở BV Gò Vấp, bác sĩ Sâm cũng đã trốn biet.
Gian truân đòi lại ánh sáng
Gần hai năm sau khi bị BV Mắt Sài Gòn (đường Lê Thị Riêng, quận 1, TPHCM) mổ phaco khiến ông Huỳnh Hữu Thông, 50 tuổi, tạm trú tại Bà Rịa- Vũng Tàu bị mù, ông Thông vẫn chưa nhận được một đồng bồi thường.
Trước đó, sau khi từ Mỹ về Việt Nam, thấy mắt hơi mờ, ngày 5-6-2009, ông Thông vào BV Mắt Sài Gòn thăm khám, với chẩn đoán mắt phải bị đục thủy tinh thể, phải mổ theo phương pháp phaco. Các bác sĩ ở đây cam kết điều trị khỏi bệnh 100%.
Cùng ngày, ông Thông được mổ mắt theo phương pháp này, do bác sĩ Thái Thành Nam và bác sĩ Trần Phạm Duy phẫu thuật, chi phí 7,9 triệu đồng. Ngày 6-6, ông Thông quay lại BV Mắt Sài Gòn khám mới biết bị phù giác mạc.
BV này cho uống thuốc và cho biết một tuần sau sẽ khỏi nhưng sau đó không khỏi. Ông Thông đến BV Mắt TPHCM khám, được bác sĩ kết luận mắt phải bị loạn dưỡng giác mạc, nguy cơ mù vĩnh viễn.
Ông Thông yêu cầu BV Mắt Sài Gòn có trách nhiệm với việc mổ trên. Ông Thái Thành Nam, Tổng Giám đốc BV Mắt Sài Gòn cho biết, bệnh viện không thể điều trị được tai biến trên, buộc ông Thông phải trở về Mỹ thay giác mạc với giá 50.000 USD.
Sau khi điều trị ở Mỹ về, ông Thông yêu cầu bệnh viện bồi thường 85.000 USD, tuy nhiên lãnh đạo BV này chỉ đồng ý hỗ trợ 8.500 USD, vì cho rằng, bệnh viện “không sai sót chuyên môn” và sự cố bị mù do “cơ địa”.
Ngày 14-10-2010, ông Thông làm đơn khởi kiện BV Mắt Sài Gòn ra tòa án TPHCM. Tuy nhiên đã gần 2 năm, tòa án vẫn chưa đưa vụ việc ra xét xử .
Lê Nguyễn



 Net.