Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Thời của điếm làm quan.

 Thời xưa  gọi những kẻ làm quan mà không làm tròn bổn phận,  tham ô, tham nhũng, phạm tội... là cẩu quan - có thể hiểu là quan chó, một sự khinh miệt dành cho kẻ ăn cơm dân nhưng không hoàn thành nhiệm vụ.
 Thời nay, cẩu quan ít được dùng cho những kẻ làm quan tuy rằng nhiều tội lỗi, tật xấu và thói xấu còn lớn hơn thời xưa nhiều lần. Tham nhũng, mua quan bán chức, bè nhóm đục khoét ngân khố, điều hành quản lý nhà nước yếu kém gây sụp đổ kinh tế nước nhà, ức hiếp dân, cướp trắng trợn của công, của dân, cưỡng hiếp phụ nữ, học sinh, vu oan cho dân chúng những tội không có rồi bỏ tù vô tội vạ.
 Trước Quốc hội - đại hội gồm những vị đại diện cho dân chúng cả nước - thì những kẻ quan xấu đó thể hiện rõ ràng cho dân chúng biết chúng là những ...điếm quan.
 Bởi lẽ : chúng nói leo lẻo, nói dối, nói lái, bao biện, loanh quanh, đùn đẩy trách nhiệm và cũng giả vờ nhận lỗi, nhận khuyết điểm và xin ...tự kiểm điểm ở đâu đó mà dân chúng không hề biết sẽ kiểm điểm ra sao ? có nhịn ăn đi gõ mõ tụng kinh hay cạo đầu ở ẩn, sám hối, rửa tội và đền bù mọi thiệt hại ...?
 Không, không bao giờ kể từ khi cái thời đại đồ đểu xuất hiện : lúc mà  đám dân đen bỗng dưng thành địa chủ và dựa gốc đa đầu làng nghe người thân đấu tố. Mấy con mụ mù chữ bỗng dưng trở thành những bà hội đồng, những nông dân cũng mù chữ được  dạy bắn súng trường và chỉ bắn trúng đích ( người địa chủ dựa gốc cây ) cách ba mét.
 Nếu ai chưa từng xem những điếm quan này hành nghề trong hội nghị gọi là họp thì chưa thể thấy rõ nghề điếm của chúng đã đến mức chuyên nghiệp ra sao. Nói rất trơn tru, mồm miệng dẻo kẹo, mắt rớm lệ nếu cần đúng cảnh, tay chém gió nếu cần diễn cảm thêm... rất đạt.
  Một điếm quan có thể nói rất ngon lành : động đất ở thủy điện Sông Tranh chưa đến mức mất an toàn ...
Điếm quan khác thì múa cái mõm một hồi rồi ...xin nhận khuyết điểm nhanh chóng về việc đã để có chuyện vàng giả thương hiệu nhà nước bán đầy đường, giá hỗn loạn, dân nháo nhác bởi chính sách giật cục, cứ như con điếm uống nhiều thuốc lắc rồi vậy.
 Một điếm quan còn trâng tráo nói rằng : dân trữ vàng là không có lợi...chắc không có lợi cho đám điếm cổ cồn rồi chứ cho ai, rồi nào là sẽ quản lý cái túi vàng trong cạp quần của dân, sẽ ...này nọ. Tởm !
 Điếm nhà đất thì lu loa đòi xử, kiểm mấy doanh nghiệp đang rao bán nhà rẻ cho người mua, dùng quyền lực của hiệp hội điếm để bắt con điếm nhỏ phải bán dâm với giá ...của hiệp hội. Tởm nữa !
 Điếm ý tế thì cứ leo lẻo đổ lỗi cho tất cả cấp dưới yếu kém nên bệnh viện nhếch nhác, thuốc giả, bằng giả tràn lan trong khi chính điếm đó  đang ngồi ghế thứ trưởng sử dụng bằng tiến sỹ dược giả.
 Điếm quan khác thì cứ liên tục vu cho các anh thư, anh hùng hào kiệt của Đất nước : từ nhà văn, luật sư, nhạc sỹ, nhà khoa học những cái tội rất đúng với tầm lũ điếm : hủ hóa có bằng chứng rõ ràng là bao cao su. Rồi làm ra nhạc gây buồn, chán chế độ nhà điếm, rồi luật sư không nộp tô cho điếm lấy tiền son phấn làm hàng. Bắt tất chúng mày và tống lao chỉ vì dám chê điếm, chửi điếm, không vừa ý điếm...
 Xã hội thời mạt, điếm lên ngôi ngồi chễm chệ với áo cổ cồn nước hoa rẻ tiền. Xã hội ngày càng băng hoại chỉ bởi lũ điếm nghiện tiền để son phấn, câu khách làm tình mua vui. Bỏ mặc đồng bào chìm nổi trong cơm áo gạo tiền, nai lưng đóng thuế nuôi ma cô đĩ điếm đông hơn quân Nguyên. 
  Xã hội thời của điếm quan. Khốn nạn !

Liệt dương ?


Trên bảo dưới không nghe, chả lẽ bó tay?

- Tại phiên thảo luận hội trường chiều nay về kinh tế - xã hội, Phó đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà nhấn mạnh việc tăng cường kỷ cương hành chính, cương quyết xử lý những trường hợp cấp trên nói cấp dưới không nghe hoặc có nghe nhưng không thực hiện. 
ĐB Chu Sơn Hà nhận định kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội không cao và thiếu đồng bộ thời gian qua, có nguồn gốc quan trọng là do “cán bộ, lãnh đạo nhiều nơi chỉ lo giấu giếm sai sót, không còn thời gian để suy nghĩ việc tái cơ cấu kinh tế và các nhiệm vụ khác”.
Để dẫn đến những biểu hiện này trong đội ngũ cán bộ, theo ông Hà, là do những yếu kém trong công tác quản lý nhà nước, của các cơ quan tham mưu của Chính phủ cùng với sự tồn tại của tư tưởng lợi ích nhóm.
Hậu quả dễ thấy nhất đối với nền kinh tế là tỉ lệ nợ xấu cao do cho vay vốn trông vào bất động sản, cũng như một loạt tác hại đối với xã hội. Ông Chu Sơn Hà chỉ ra: “Bộ Y tế buông lỏng quản lý nhà nước đối với dược phẩm, gần đây xuất hiện nhiều loại thuốc rởm, nguy hiểm. Bộ Công thương và Bộ Tài chính buông lỏng quản lý xăng dầu, như hiện tượng chênh lệch tạm nhập tái xuất ở Petrolimex đến hàng chục nghìn tấn mỗi năm. Bộ Kế hoạch - Đầu tư buông lỏng quản lý đất đai trong quá nhiều năm đối với hơn 10 nghìn ha đất của các nông trường, trạm trại…”.
Qua những phân tích trên, Phó đoàn ĐBQH Hà Nội kiến nghị ba giải pháp: Thứ nhất, cần khắc phục ngay lợi ích nhóm đang tồn tại giữa một bộ phận lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với một bộ phận cán bộ có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý nhà nước để việc tái cơ cấu DNNN được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, có hiệu quả, tách chức năng quản lý và chức năng sở hữu của nhà nước đối với các DNNN để không làm méo mó thị trường và khắc phục sự phân biệt đối xử giữa DNNN và các thành phần kinh tế khác.
Ông Chu Sơn Hà cũng nhấn mạnh việc tăng cường kỷ cương hành chính, cương quyết xử lý những trường hợp cấp trên nói cấp dưới không nghe hoặc có nghe nhưng không thực hiện.
ĐB Hà Nội lấy ví dụ Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến kiểm tra tiến độ xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội có ý kiến chỉ đạo nhưng không được thực hiện. “Không lẽ Phó Thủ tướng mà cũng ‘bó tay chấm com’?”, ĐB đặt câu hỏi.
Phó đoàn ĐBQH Hà Nội cũng nhắc lại yêu cầu rà soát và kiên quyết cắt giảm những dự án không quá cấp bách để tập trung đầu tư cho những công trình trọng điểm có tác dụng lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Quay trở lại câu chuyện cán bộ, ông Chu Sơn Hà liên hệ cuộc vận động Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để nêu yêu cầu sớm xây dựng văn hóa từ chức trong đội ngũ công chức để không cản đường hay kéo lùi sự phát triển của đất nước.
“Vấn đề này không mới vì cách đây 62 năm, Bác Hồ đã ký ban hành quy chế công chức Việt Nam có các chế định về từ chức và từ chức bắt buộc. Nay ta cũng có quy định đó trong luật Công chức”, ông Hà nói. “Việc trong kỳ họp này QH đang thảo luận để ban hành Nghị quyết về bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm là một tiến bộ để thực hiện các sắc lệnh trên”.
Chung Hoàng- Ảnh: Quốc Khánh
Nguồn clip: VTV

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Đói há mồm ra đến nơi rồi, móc đít dân để ăn ?




Khi bộ Tài chính tính thu cả phí xe đạp điện...

Dự thảo thông tư mới của bộ Tài chính "hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đường bộ theo đầu phương tiện" đang gây nên nhiều bức xúc trong dư luận.

Việc thu phí với  ôtô thì dễ dàng được chấp nhận bởi đây là phương tiện chính gây hư hỏng mặt đường nên cần thu phí để bảo dưỡng. Tất nhiên, nó còn có những khúc mắc như thu theo kỳ kiểm định ô tô như dự thảo thông tư cũng không công bằng, chẳng hạn có những doanh nghiệp kinh doanh vận tải có những lúc khó khăn: xe ngừng hoạt động vì hỏng hay thiếu hàng hóa...
Nhưng người dân thực sự ngạc nhiên khi dự thảo thông tư này quy định thu phí cả với xe máy và xe đạp điện. Đây là những phương tiện phổ thông, thiết yếu trong việc đi lại của người dân, cũng không phải là những phương tiện gây hư hỏng mặt đường nhiều mà bộ Tài chính cũng thu phí thì thực sự là điều bất hợp lý.
Tuy rằng, mức thu như dự thảo thông tư với xe máy và xe đạp điện là không cao 50.000 đ-100.000 đ/xe/năm. Nhưng ví dụ như xe đạp điện-một phương tiện đang cần phải được khuyến khích người dân sử dụng để giảm ô nhiễm môi trường mà tiếp tục thu cả phí với phương tiện này thì nó tạo ra sự bất nhất về chủ trương, chính sách của nhà nước, khiến người dân mất tin tưởng về sự nhất quán của chính sách về giao thông hiện nay.
Với mức thu trên, dù là thu thấp với phương tiện xe máy và xe đạp điện nhưng với số lượng lớn (theo số liệu của cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, riêng số xe gắn máy cả nước hiện có trên 30 triệu chiếc) thì số tiền hàng năm thu về từ khoản phí này không phải là nhỏ.
Dự thảo thông tư này quy định thu phí cả với xe máy và xe đạp điện
Theo như bộ Tài chính dự kiến, nếu các mức thu phí theo thông tư trên được thực hiện, mỗi năm ngân sách quốc gia sẽ có thêm vài ngàn tỷ đồng. Trong bối cảnh thu ngân sách bị giảm sút do kinh tế khó khăn, chi ngân sách vẫn tăng... thì việc bộ Tài chính sốt sắng  tìm kiếm thêm nguồn thu là điều có thể dự đoán. Hơn nữa, việc thu phí đường bộ cũng được được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bằng một pháp lệnh và Chính phủ đã có nghị định quy định về khoản thu này thì việc triển khai thu phí đường bộ là đã có kế hoạch từ lâu.
Tuy nhiên, dù thu ngân sách đang khó khăn và tình hình đó còn kéo dài đến năm sau nhưng việc dồn dập triển khai thu phí, truy thu thuế... của bộ Tài chính vào thời điểm này rõ ràng không hợp lý. Tại các phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội đã kêu gọi thay vì quá tập trung vào tăng thu, nên mạnh tay cắt giảm các khoản chi tiêu từ ngân sách nhất là các khoản chi mua sắm xe công, lễ hội... nhiều khoản chi vẫn còn có dấu hiệu lãng phí, thái quá. Người ta vẫn dự tính đầu tư, xây dựng những công trình trị giá trên 10 ngàn tỷ đồng như dự án Bảo tàng Lịch sử Hà Nội... trong khi hiệu quả sử dụng của chúng vẫn là một dấu hỏi, thậm chí có những căn cứ cho thấy, những công trình đó xây lên có thể chỉ để làm...cảnh. Thế thì, trong bối cảnh khó khăn như thế này, tại sao không dừng các công trình đó lại để giảm chi, để không phải dồn dập tìm kiếm các khoản nhằm tăng thu, vắt kiệt sức dân, doanh nghiệp.
Hơn nữa, với các khoản dự kiến thu như phí với xe máy, xe đạp điện như trên...việc thu phí không hề đơn giản vì theo chính một thành viên của ban soạn thảo dự thảo thông tư: chính sách này thực hiện chủ yếu dựa vào sự... tự giác. Hiện nay, đã có quá nhiều khoản phí và lệ phí, việc có thêm một khoản phí với cả xe đạp điện mà trông vào sự tự giác thì đây lại thêm một sự khó hiểu về tư duy của người làm chính sách.
Trung Ngôn

Bão chưa vào, đê 120 tỷ đã vỡ tan?

 - Công trình đê chắn sóng trị giá 120 tỷ đồng tại Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình) đã bị sóng biển đánh vỡ tan, mặc dù theo như đường đi của cơn bão số 8, Quảng Bình chỉ bị ảnh hưởng nhẹ khi bão không đổ bộ vào.

Như VietNamNet đã đưa tin, do ảnh hưởng gián tiếp của cơn bão số 8 vừa qua đã gây sóng lớn, đánh vỡ công trình đường đê nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La (thuộc Khu Kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, thiệt hại của sự cố này lên tới 30 tỷ đồng.

Tuyến đê có giá trị trên 100 tỷ đồng trở nên tan hoang sau khi bị sóng đánh.
Thậm chí còn có nhiều khối bị vỡ cạnh khi mà công trình vẫn đang thi công.
Tại hiện trường, mặc dù đã 2 ngày trôi qua nhưng cảnh tượng của con đê chắn sóng vẫn đang còn tan hoang khi bị sóng đánh vỡ.
Những khối bê tông nặng hàng chục tấn, những rọ đá ngăn sóng bị sóng lớn cuốn phăng ra biển, đánh dạt lên triền núi.
Tính đến thời điểm trước khi xảy ra cơn bão số 8, công trình đường đê này đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Đã hợp long nối Hòn Cỏ với khu kinh tế Hòn La vào tháng 8/2012.

Hàng chục khối bê tông bị sóng đánh tan rã.

Cắt đứt đường nối từ cảng Hòn La sang đảo Hòn Cỏ.


Những khối bê tông nham nhở vết tróc…
Công trình có chiều dài 330m, rộng 9m, thân đê đắp bằng đá và được chắn bằng nhiều khối bê tông tản sóng, mỗi khối nặng 16 và 25 tấn.
Đường đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La thuộc gói thầu số 2 Dự án đường nối Khu Kinh tế Hòn La với Khu Công nghiệp xi măng Văn Tiến - Châu Hoá, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).
Được biết, trước khi có bão số 8, đơn vị thi công là liên danh Cty CP Tập đoàn Trường Thịnh và Công ty EMCO Việt Nam đã gia cố thân đê bằng nhiều khối bê tông tản sóng, đá hộc và rọ đá…
Tuy nhiên, đường đê biển có giá trị lớn này đã không chịu nổi sức công phá của những cơn sóng.

Những rọ đá được làm rất đơn giản, xộc xệch. Bên trong chỉ là những loại đá nhỏ, không thể gắn kết thành một khối vững chắc.


Nhiều rọ đá đã vỡ do lưới thép B40 bị rách trước khi đưa xuống thi công.
Dư luận đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh sự cố nghiêm trọng này. Theo như thông tin về cơn bão số 8 vừa qua, Quảng Bình chỉ bị ảnh hưởng của bão khi cơn bão này di chuyển ngoài biển.
Diến biến tiếp theo đã không như dự báo, bão số 8 không ảnh hưởng trực tiếp vào Quảng Bình mà lại di chuyển ra hướng Tây Tây Bắc. Khu vực bão đổ bộ là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
Phát biểu trên truyền hình, ông Võ Minh Hoài, Tổng GĐ Cty CP tập đoàn Trường Thịnh cho rằng, việc đường đê bị vỡ là do ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Bão rất lớn, đã đập vào toàn bộ hệ thống đê chắn sóng khiến trở về gần như bằng không. Đề nghị các ban ngành tính toán, thiết kế lại cho phù hợp”.

Theo ghi nhận của PV.VietNamNet tại hiện trường, nhiều khối bê tông của công trình bị nước biển ăn mòn, nhiều khối đã bị vỡ cạnh. Những rọ đá được thi công rất đơn giản, khó có thể chịu nổi khi có sóng to gió lớn.
Được biết, trong chiều ngày 30/10, một đoàn kiểm tra bao gồm lãnh đạo tỉnh và các ban ngành chức năng sẽ trực tiếp ra kiểm tra, đánh giá sự cố nghiêm trọng này.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc
Duy Tuấn

Hết chỗ nói về các công bộc.



Chuyện về công an đối xử với dân oan - Bài 2

  
  Gần đây, những việc làm khuất tất, lề lối làm việc gian dối của nhiều sỹ quan công an đối với những người dân oan càng gia tăng, nhân dân ai cũng đều thấy rõ. Ở đây tôi chỉ nêu thí dụ nhỏ mà rất cụ thể:
  Bà Phan Ánh Ngọc (tỉnh Bình Phước) là một chiến sĩ quân đội nhân dân đã từng chiến đấu ở nhiều mặt trận tại miền Nam Việt Nam. Bà Ngọc bị chính quyền CƯỚP đất, bà đã ra Hà Nội để nộp đơn khiếu nại,vì không có nhà trọ, bà Ngọc phải ra ngủ ở vườn hoa...
   Và bà Ngọc đã bị công an phường Thuỵ Khuê cướp tài sản riêng trong 2 lần - ngày 23/7 và đêm 27/7/2012 - chi tiết đơn xin đọc bài :"Cách hành xử của công an với dân oan - Bài 1" : http://lhdtt.blogspot.com/2012/10/chuyen-ve-cong-oi-xu-voi-dan-oan-tap-1.html
  Riêng bài này tôi tường thuật cụ thể về hành trình công việc của công an với một người dân oan là bà Ngọc. Bà Ngọc đã đến nhà tôi nhiều lần từ đầu năm 2012. Tôi chỉ hướng dẫn bà Ngọc nên nộp đơn ở cơ quan nào, địa chỉ nào nhưng lần này tôi quá bất bình về cách đàn áp dã man của viên công an phường Thuỵ Khuê với một người đàn bà quá nhiều mất mát, đau khổ.
  Chiều ngày 15/10/2012, bà Ngọc đến thăm tôi lần thứ 4. Sau khi nghe bà Ngọc trình bày cụ thể và rất chi tiết, tôi đã suy nghĩ và chọn phương án trên tinh thần "Đồng bào của nhau":

 - Bước 1: Tôi gọi điện cho trưởng công an phường Thuỵ Khuê (tên là Thi, số điện thoại 0903253764) - không nghe máy. Tôi lại gọi cho phó công an phường (tên là Hải, số điện thoại 0913506345), cũng không nghe máy. Tôi định đề nghị công an "tự giác" trả lại tài sản đã CƯỚP của bà Ngọc ngày 27/07/2012 rồi cho qua nhưng CA ở phường này không tiếp thu ý kiến trên tinh thần xây dựng của tôi mà trốn tránh. Tôi lại gọi điện thoại tới trực ban, người này yêu cầu phải làm đơn đến phường...Tất nhiên, tôi không việc gì phải viết đơn từ cho phường cả.




- Bước 2: Tôi gọi điện đến trường công an quận Tây Hồ - tên là Nguyễn Bá Hưng, số điện thoại 0903407640 - không nghe máy, phó công an quận là Ngô Chí Cường, số điện thoại 0903231358, người này thưa máy nhưng nói đang họp. Lần khác tôi gọi cho phó công an quận là Nguyễn Tiến Chiến, số điện thoại 0913204777 nhưng không liên lạc được. Tôi lại gọi cho trực ban số máy là 0439397820, ở đây sau khi nghe tôi tự giới thiệu tên là Lê Hiền Đức, 81 tuổi... thì ngay lập tức viên công an này dập máy cái rụp rất vô lễ.



- Bước 3: Tôi gọi điện cho công an Hà Nội thì gặp một cán bộ nghe máy và nghiêm túc. Lập tức ông cử người đến gặp tôi, cũng lắng nghe dân oan trình bày, đồng thời cũng nhận đơn của người này. Sau khi nghiên cứu ông đã chuyển đơn của dân oan đến bộ phận có trách nhiệm để giải quyết đồng thời ông cũng thông báo cho tôi biết để tôi liên lạc với bộ phận phụ trách việc này.
 Tôi liên lạc với cán bộ của bộ phận có trách nhiệm giải quyết việc này đã 3 lần. Cán bộ cho tôi biết là "đang xác minh". Tôi chờ đợi cho đến hôm nay là 12 ngày. Tôi gọi điện để hỏi kết quả giải quyết ra sao, cán bộ này trả lời rằng: "Bác nộp đơn lên công an phường". Trời, tôi có việc gì mà phải nộp đơn cho phường? Đây là 1 cách trốn tránh trách nhiệm, hay còn gọi là "đùn đẩy"  hoặc là "bao che vô trách nhiệm"???
   Tôi là một công dân 81 tuổi, chỉ vì công lý, lẽ phải, vì thương dân mà tôi lên tiếng chứ tôi có phải là người kiện thuê đâu? Các ông này là người ăn lương bằng tiền thuế của dân, sống bằng mồ hôi, nước mắt của dân mà không giải quyết lại đẩy cho tôi ?. Việc của ông sao ông lại nói tôi làm thay ông? Hơn nữa tôi thấy rất nhiều trường hợp người dân khi đến trụ sở CA thì là NGƯỜI, khi ra là cái xác không hồn rồi (mới từ đầu năm 2012 đến nay tôi đã đếm được 19 trường hợp dân bị chết trong sở công an).



- Bước 4: Tôi lại gọi điện đến ông cục trưởng phụ trách mảng này (A88) rất nhiều lần nhưng ông không thưa máy ??? Tôi gọi đến ông cục phó, ông nói ông đang họp, sau khi họp đã chủ động gọi lại cho tôi.Tôi chân thành cảm ơn ông Nông Văn Lưu. Ông hứa sẽ cử người đến gặp tôi để phản ánh rồi chỉ đạo giải quyết. Tôi thấy tin tưởng hơn và cũng từ những hành trình trên tôi nhận ra rằng cũng còn có nhiều người TỐT. Mong lắm sẽ có sự nghiêm túc để giải quyết vụ việc này cho dân, đồng thời cũng để ông bộ trưởng đánh giá đúng những người cán bộ tốt, phát huy hơn nữa, đồng thời để ông bộ trưởng thấy rõ được lối làm ăn không tốt của nhiều cán bộ chiến sĩ trong ngành, chính những con người đó đã "bôi tro trát trấu" và làm mất uy tín của ngành CA.

   Trên đây chỉ là một thí dụ nhỏ thôi, còn trên thực tế thì rất nhiều chuyện mà tôi đã mắt thấy tai nghe. Tôi sẽ tiếp tục phản ánh thêm nhiều chuyện khác để xây dựng cho ngành công an.
Tôi là một công dân mong nói lên sự thật ở mọi nơi, mọi chỗ khắp các ngành, các cấp để góp phần XÂY DỰNG một xã hội trong sạch đúng nghĩa của chữ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN




 

Chém gió.


Tâm tình ông Bảy Nhị: “CHỈ CẦN RÀNH BỐN PHÉP TOÁN LÀ LÀM ĐƯỢC LÃNH ĐẠO”

 basamnews  
Bài phỏng vấn dưới đây báo Nhân dân đã đăng số ra ngày 22-10-2012 sau khi biên tập. Những đoạn biên tập chỉnh sửa có màu đỏ sẫm, những đoạn bị cắt bỏ có màu đỏ tươi.
Tâm tình ông Bảy Nhị:

“CHỈ CẦN RÀNH BỐN PHÉP TOÁN LÀ LÀM ĐƯỢC LÃNH ĐẠO” 

Hồ Cúc Phương (thực hiện)
 Tôi gọi điện thoại cho nguyên Chủ tịch tỉnh Nguyễn Minh Nhị và đề nghị được về tỉnh lúa An Giang thăm ông. Biết tôi lặn lội từ Hà Nội vào, ông xởi lởi, “chờ ngày nghỉ cuối tuần, chú lên Sài Gòn kết hợp công chuyện và tới chỗ cháu luôn cho đỡ cực”. Thấy tôi tỏ ý xúc động vì tấm thịnh tình ông dành cho cô phóng viên lần đầu gặp gỡ, bạn bè bảo: “quan chức địa phương, ông nào chẳng có xe hơi, chẳng sở hữu dăm ba căn nhà ở thành phố. Một công đôi việc, đằng nào cuối tuần ổng chẳng về đây nghỉ ngơi, hưởng thụ!”. Tôi nghĩ thầm, cũng có lý. Rồi ông tới tận Văn phòng đại diện báo Nhân Dân gặp tôi, đúng hẹn, không sai một phút. Thấy tôi nhìn quanh: “xe chú đậu chỗ nào”, ông cười hiền: “chú lên bằng xe đò mà”. “Rồi trò chuyện với cháu xong, chú về đâu?”. “Kêu thằng con rể chạy xe gắn máy tới rước, lâu rồi chú chưa thăm con, thăm cháu ngoại”. “Vậy chứ chú không có nhà riêng trên này sao?” – tôi ngạc nhiên. Lại một nụ cười chân chất, “Đừng nghĩ cứ quan chức là vơ vét được nhiều tiền, thu vén được nhiều tài sản. Chú sinh ra là nông dân, làm quan chức sống cùng nông dân.  Nghỉ hưu, chú nuôi năm  hầm cá tra, được bảy năm rồi, có năm thu hoạch gần cả ngàn tấn, kiếm bộn tiền đó nghe. Chú đã gắn bó máu thịt một đời với mảnh đất Long Xuyên, An Giang. Giờ mắc mớ chi mà lên Sài Gòn ở cho mệt”.
Nhiều nhà báo từng được trò chuyện trực tiếp với người đứng đầu vựa lúa An Giang đều đánh giá ông có vốn hiểu biết rất rộng, tư duy nhạy bén, sắc sảo, cách diễn đạt giản dị nhưng đầy sức thuyết phục. Vậy mà nghe nói ngày còn nhỏ, ông còn chưa học hết lớp Nhất trường làng?
Ông Bảy Nhị (cười sảng khoái): Chính xác. Tất cả những kiến thức tôi có được trong đầu đều nhờ vào học lỏm, chẳng hề được đào tạo bài bản cái gì hết trơn. Người ta hay đặt vấn đề nghi vấn bằng cấp của mấy ông quan chức này nọ là đồ thật hay đồ giả. Trường hợp tôi rất khoẻ, khỏi phải đi xác minh chi cho cực. Đời tôi chỉ có duy nhất một tấm bằng lý luận chính trị do Trường Nguyễn Ái Quốc cấp thôi. Tôi bỏ ngang lớp Nhất vì không có tiền làm giấy khai sinh cho đủ thủ tục để thi lên đệ thất. Nhưng quyết tâm tự học không ngừng nghỉ của tôi có được là nhờ ông anh trai ruột Nguyễn Minh Đào (sau này là Phó Bí thư Tỉnh uỷ An Giang) luôn khuyên bảo, động viên. Lý do mà ổng đưa ra giản dị thế này thôi. Giấc mơ mà tôi ôm ấp từ nhỏ là muốn làm được nhiều điều tốt đẹp cho người dân An Giang quê mình. Để biến giấc mơ ấy thành hiện thực, tôi phải ráng học, phải cố gắng phấn đấu vào Đảng. Vô Đảng là để được giao trọng trách, để có thể làm được nhiều việc có ích. Xin được nhấn mạnh, trọng trách chứ không phải địa vị.  Bởi không được ngồi ở vị trí ấy, không có quyền quyết định thì có muốn phục vụ nhân dân cũng đành chịu. Còn nếu không có chữ nghĩa thì rất khó làm được công việc lãnh đạo, mà nếu có làm thì cũng rất dễ mắc sai lầm vì thiếu hiểu biết.
Và nhờ nỗ lực tự học không ngừng nghỉ, ông đã được giao trọng trách rất sớm, như một lãnh đạo trẻ nhất tỉnh. Những quyết sách đầu tiên của ông lúc đó, nghe nói cũng rất táo bạo?  
Năm 1988, mới 42 tuổi, tôi trở thành người lãnh đạo trẻ nhất tỉnh, khi nhận quyết định chuyển công tác từ Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ sang làm Giám đốc Sở Nông nghiệp An Giang. Một năm sau, tôi đề xuất xây dựng chương trình khuyến nông đầu tiên của cả nước và ký quyết định thành lập Ban khuyến nông của Sở. Phó Giám đốc đề xuất nên báo cáo Tỉnh uỷ vì đây là việc khá nhạy cảm, Bộ Nông nghiệp lúc đó không ủng hộ. Biết đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ rất đồng tình nhưng không dám quyết, tôi nói luôn với cậu phó, “khỏi báo cáo, tao chịu trách nhiệm toàn bộ. Được thì dân hưởng, tội vạ đâu tao xin gánh hết”.  Tôi nghĩ, làm người lãnh đạo thì phải dám quyết, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân vì tất cả những điều đó. Không được phép dựa dẫm, đổ thừa vào cái gọi là trách nhiệm tập thể. Tính tôi là vậy, quyết liệt tới cùng. Không chỉ một lần, sau này khi đang là Chủ tịch An Giang, tôi cũng đã kiên quyết phản đối chủ trương xây bảy cái cống ngăn thoát nước sông Hậu do Bộ Nông nghiệp chủ trương thực hiện. Tôi nói, trong này đã chống lũ triệt để xong rồi, làm chi cho tốn kém ngân sách thêm nữa, lại cản trở giao thông. Vụ việc sau đó phải báo cáo lên Hội nghị thường vụ Tỉnh uỷ. Ông bí thư bảo, “có tốn kém cũng là tiền trung ương”. Tôi phản đối, “đâu có, đó là tiền của dân. Cá nhân nào quyết làm là tôi thưa đến cùng đó”.  Mà nghe đâu nay người ta vẫn còn tiếp tục ghi danh mục đầu tư sắp tới.
“Trực ngôn nghịch nhĩ”, thái độ quyết liệt ấy chắc chắn mang lại cho ông khá nhiều hệ luỵ. Ông đã chọn cách hoá giải chúng ra sao?
Tôi quan niệm thế này, cái tâm chính là cứu cánh lớn nhất của cuộc đời mình. Làm cái gì cũng phải thật, trước hết là thật với chính mình. Nhiều người cứ tự gạt gẫm, rằng làm bậy ai biết. Nhưng ông bà mình đã dạy “cái kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cứ làm thật, ăn thật, nói thật và đối xử với nhau chân thành thì chẳng ai nỡ hại mình. Mà rủi có ai làm vậy thì Trời sẽ cứu.
Ngày tôi làm Giám đốc Sở Nông nghiệp, có một nhân viên làm đơn nặc danh kêu thưa khắp nơi. Tôi quyết định rút anh ta về làm trợ lý, theo dõi tình hình tài chính của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp do Sở quản lý. Mọi người thắc mắc, tôi nói “ ở xa không biết nên nghi tao làm bậy, mới kiện cáo tùm lum.  Giờ cho  về gần, quan sát tao làm việc trực tiếp, chắc chắn  sẽ hiểu”. Cậu đó sau này thương tôi lắm đó.
Nhớ hồi tôi quyết định giao đất xây dựng Trung tâm khảo nghiệm Định Thành rồi Nhà máy sản xuất thuốc sâu ngoài Bình Đức, tranh chấp thưa gởi khắp nơi, còn tôi trở thành đối tượng bị cấp trên điều tra, xem xét. May mắn là những cơ sở này đều phát huy được hiệu quả, đem lại lợi ích cho nông dân. Chứng tỏ mình đã giao đất đúng người, đúng chỗ. Mấy chỗ đó mà làm ăn trây trét là chắc chắn khối người mắng: “giao đất cho thằng mắt ma ấy làm gì, thấy nó phá dữ không”.
Nhân nhắc tới chuyện giao đất, tôi chợt nhớ trong một lần trả lời phỏng vấn, ông đã khẳng định như đinh đóng cột trước công luận: tôi có thể tự hào rằng suốt những năm làm lãnh đạo, tôi chưa hề có đề xuất nào gây hậu quả cho nông dân, không hề bị thế lực nào chi phối chủ trương đầu tư để kiếm lợi mà làm dân thiệt, ngân sách thiệt. Đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn sẵn sàng lắng nghe phê bình, chứ không phải giờ  “hạ cánh an toàn” rồi mới nói mình sạch, nói cho sướng miệng?
Về đề xuất gây hậu quả cho nông dân, tôi tự tin rằng mình tránh được. Bởi tôi sinh ra là nông dân thứ thiệt. Đã có lần tôi khẳng định với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Tôi uống nước phèn mà lớn, đất phèn có thể dùng thủy lợi cải tạo và kỷ thuật canh tác riêng đều có thể trồng trọt được hết các loại cây ngắn ngày nên tôi không sợ”. Những quyết sách mà tôi đưa ra không hề liều mạng, bởi tôi chỉ làm khi biết chắc chắn 99,99% thành công. Uy tín dù có nhiều, xài hoài rồi cũng hết. Thất bại là dân chửi te tua, tôi đâu dám quyết bậy.
Ngày làm lãnh đạo, tôi cũng từng xắn quần đi trồng rừng, chửa cháy rừng, thiết kế mương phèn trên đất khai hoang vùng Tứ giác Long Xuyên… cùng người nông dân, anh em kiểm lâm và bộ đội. Không được trang bị nhiều kiến thức khoa học nhưng tôi gắn bó máu thịt với mảnh đất này, tôi luôn gần dân, học hỏi kinh nghiệm từ dân. Chuyện đắp đập chắn nước để sản xuất vụ Hè Thu 1976 ở huyện Phú Tân lần đầu tiên ở An Giang là tôi học từ kinh nghiệm người Campuchia hồi còn kháng chiến (1972) qua câu họ trả lời tôi “Vì sao đêm qua nước tràn đồng?” – là vì “Ăn bắp rồi bửa đập cho nước vô”. Thuyết phục nông dân, tôi dùng hình ảnh và ngôn ngữ trực quan, nôm na. Dân hiểu và nghe, nghe là họ làm theo thôi.
Vâng, những quyết sách do dân và vì dân ấy dù sao cũng dễ thực hiện, vì nó chỉ phụ thuộc vào cá nhân ông Chủ tịch dám làm dám chịu trách nhiệm. Nhưng việc đối mặt với những mánh lới chạy dự án tinh vi, những món lợi quá lớn từ số phần trăm hoa hồng “lại quả”, trong khi vẫn phải giữ mình trong sạch là điều rất khó, thưa ông?
An Giang là một trong những địa phương có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư. Chạy dự án, lobby – vận động hành lang … để có suất ngon lành, để hưởng lợi không thiếu. Nhưng tôi dám nói mình chưa hề chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào trong chủ trương đầu tư là có cơ sở. Là người ký duyệt dự án, tôi chẳng cần nhận bao thơ của ai. Riêng chuyện biết trước qui hoạch, cho người nhà hoặc “tay chân” lén mua đón đầu chờ cơ hội bán (hoặc đền bù) lấy lời là đủ kiếm bộn tiền nhưng tôi dứt khoát nói không. Chuyện (theo thông lệ mà luật cho phép doanh nghiệp) tôi có nhận quà (tiền) cảm ơn (thưởng cuối năm) chút đỉnh từ phía doanh nghiệp, cá nhân là có. Nói chưa bao giờ nhận là không thật thà. Mỗi người chỉ dăm ba triệu thì cộng lại cũng đã là một mớ kha khá mà dân nghèo nằm mơ cả đời không có. Nhưng nếu có màu đút lót, xin xỏ hoặc mưu cầu này nọ là tôi kiên quyết gạt đi, nhận mấy cái thứ đó mình chết chắc. Nhưng mình cũng không thể quá máy móc, cứng nhắc trong ứng xử (có thể gọi là “thiếu tế nhị”) . Nhớ có những lần “tiền thưởng” khá hậu hoặc có lần người đưa bao thơ “quá dày” … Trả không được, nhận không xong, tôi giao cho thủ quỷ cơ quan lập riêng một cuốn sổ. Gặp người này người kia khó khăn, có cái chi tiền ngân sách không được tôi quyết (qua một cán bộ văn phòng) là cô chi, cuối tháng có quyết toán với nhau rành mạch. Tới ngày tôi rời khỏi ghế Chủ tịch, tôi hỏi, cô báo: “Quỷ của  chú bằng không rồi”. Tôi nói: “Vậy là huề!.Giải tán!”. (cười). Sau nầy tôi đọc báo, hình như có người biết, phê phán là làm vậy chỉ biết giử mình chớ “không kiên quyết chống tham nhũng”. Lập biên bản bắt tại tay người đút lót, theo tôi không phải cách làm hay của người lãnh đạo. Vả lại, ai đút lót mình họ đều nghe ngóng trước xem ông nầy “hảo ngọt” hoặc “thích phần trăm (%)” hay ham đi du lịch không?. Đừng tạo cho người ta cảm giác an tâm khi làm việc đó với mình thì tốt nhất, an toàn nhất. Ngược lại thì khó lắm!. Khổ nhất là họ mua mình không được thì họ sẽ phá mình bằng nhiều cách, nhất là nói xấu. Tôi trả giá cho vấn đề nầy cũng khá đắt, điển hình là một vụ khai thác tài nguyên ở nơi nhạy cảm có nhân tố nước ngoài. Tôi (Chủ tịch tỉnh) kêu lên đến sáu Bộ mà cũng không cứu được tài nguyên!.
Nhưng cùng một cái phong bì giống nhau, cảm ơn hay hối lộ thì không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ nhận biết, thưa ông?
Chính xác. Tôi nhận ra, ranh giới giữa sự tri ơn với biếu xén, hối lộ, đút lót nhiều khi rất mỏng manh. Người lãnh đạo phải rất tinh tường để nhận ra cái lằn ranh lắm khi vô hình ấy. Ngày đã nghỉ hưu, tôi có thú vui trồng và chăm cây kiểng. Có hôm đang ở xa, tôi nhận cú điện thoại từ một số lạ hoắc. Người gọi trình bày muốn mua một cây thế đã suy của tôi với giá cả chục ngàn đô. Tôi nói, cây sắp chết ôm về làm chi, anh ta bảo em thích nên sẽ cố chăm sóc để nó sống khoẻ. Tôi suy nghĩ lung lắm. Từng ấy đô la là cỡ 200 triệu đồng, nghe cũng ham, tiền nhiều ai không thích. Nhưng tôi vẫn băn khoăn, một người lạ làm vậy là có ý gì, đằng sau nó là mục đích gì. Cuối cùng, tôi kiên quyết nói không. Ít lâu sau, tôi lại nhận cuộc gọi, từ chính số điện thoại đó. Lần này, anh ta tha thiết nhờ tôi nói một tiếng để đơn vị kiểm lâm cho chuyển mấy cây gỗ từ Campuchia về. Vậy là tôi hiểu ngay vấn đề, chục ngàn đô bỏ ra mua cây kiểng của tôi là để dọn đường, chỉ cần tôi trả nghĩa bằng một chuyến vận chuyển trót lọt là dư thừa. Tôi cười “tao về hưu rồi nói ai nghe”, bụng thầm nghĩ “may quá, bán cây rồi thì biết cư xử sao đây”.
Chuyện trò nãy giờ, thấy ông Bảy Nhị đúng là một quan chức -  nông dân đươc xếp vào hàng “quý hiếm”.  Xin được hỏi câu cuối cùng, làm người lãnh đạo đúng nghĩa được dân tin yêu như ông có khó lắm không ạ?
Chỉ cần rành bốn phép toán là làm được. Đó là: luôn biết cộng thêm nghĩa tình, yêu thương;  biết trừ đi những oán thù, ghét bỏ; biết nhân lên của cải cho người dân, cho xã hội và biết chia sẻ hạnh phúc. Tôi nghĩ vậy.
Xin trân trọng cảm ơn ông!