Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Cảnh báo : vàng giả tại Việt nam.

 Trong tình hình chính trị và kinh tế hỗn loạn hiện nay, cộng với trò độc quyền kinh doanh vàng thương hiệu SJC của mấy bố già trong nước đang được nhóm lợi ích nắm pháp luật bảo kê, vàng giả sẽ có thể là con bài cuối cùng để đánh vét mẻ cuối rồi tháo chạy - bà con cần cảnh giác.
 Với một thương hiệu độc quyền như SJC, trong khi nếu người mua vàng bỏ tiền ra mua vàng miếng thì không có gì đảm bảo rằng miếng vàng đó là vàng thật 99,99%. Nhà sản xuất và kinh doanh đang độc quyền, học có thể bán miếng vàng đó ra khỏi tiệm và sau đó không nhận đó là của mình, không ai đảm bảo hay làm trọng tài cho việc bạn đã mua miếng vàng đó tại tiệm của SJC. 
 Nếu bạn có tiền đi mua một lượng vàng SJC hiện nay tại Việt nam thì đi kiểm tra ở đâu, như thế nào để đảm bảo đó là miếng vàng SJC thật, có hàm lượng 99,99% là vàng ?
 Bạn thử tưởng tượng ra rằng : một ngày đẹp trời, tất cả các đại gia sở hữu SJC đi du lịch nước ngoài không về, bạn đang có vài chục hay vài miếng vàng đã mua " của họ", mang khò ra lại chỉ thấy toàn Vonfram hoặc kim loại giống vàng nào đó, vậy kêu ai ?

 Vậy các bạn hãy đọc và share bài này cho mọi người, hãy cảnh giác cao độ với đại gia vàng SJC hiện nay, trò lố độc quyền luôn đi đôi với những thủ đoạn giết người khi lợi nhuận của nó lên đến trên 300 %, chúng sẽ làm tất cả để vét mẻ cuối trước khi chạy khỏi nơi hỗn loạn. Khi ấy túi của người ôm vàng rỗng tuếch vì đã chót bị chúng lừa mua vàng giả.

 Mời xem thêm :

Vàng giả lõi tungsten bán công khai ở Trung Quốc

VnExpress - 5 giờ trước 278 lượt xem
Công ty sản xuất vàng giả ở Trung Quốc khẳng định vàng của họ trông như thật, kể cả nếu kiểm tra bằng mắt thường hay tia X.
Miếng vàng giả "trông như thật" được công ty ở Trung Quốc rao bán công khai.
Cách đây vài ngày, giới buôn vàng ở New York xôn xao với tin vàng giả lõi tungsten xuất hiện ở một tiệm vàng lớn và uy tín tại quận Manhattan. Còn ở Anh và nhiều nước khác cũng từng phát hiện vàng miếng bọc tungsten trông như vàng thật. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR đã đưa ra cảnh báo các nhà đầu tư về loại vàng giả này.
Trong khi đó tại Trung Quốc, những miếng vàng bọc tungsten được công khai bày bán dù là đồ "giả". Nơi đang quảng cáo mạnh loại sản phẩm này là ChinaTungsten Online, một công ty ở thành phố Hạ Môn, Trung Quốc.
"Tungsten là kim loại thân thiện với môi trường, bền, cứng và quan trọng nhất là khối lượng riêng gần bằng vàng (19,25g/cm3 so với 19,3g/cm3). Những ưu điểm trên khiến vàng miếng lõi tungsten hay miếng tungsten bọc vàng là sự thay thế hoàn hảo cho các loại vàng miếng đắt đỏ hiện nay", lời quảng cáo trên website của ChinaTungsten Online viết.
Để sản xuất vàng miếng giả, họ dùng một lớp vàng thật dày một phần mười sáu inch (khoảng 0,16 cm) bọc bên ngoài miếng tungsten. Do được bọc lớp vàng có độ dày như trên nên trước đó, họ phải đảm bảo miếng tungsten ngắn hơn một phần tám inch ở mỗi chiều so với nguyên mẫu.
Sở dĩ lớp vàng thật bên ngoài phải dày một phần mười sáu inch vì theo quảng cáo, nó đủ dày để "lừa" máy kiểm tra bằng tia X. Ngoài ra, nếu người ta thử bằng cách cách thông thường như phản ứng hóa học, cân trọng lượng cũng không thể phát hiện ra.
Lõi vàng giả là các miếng tungsten. Công ty trên khẳng định có thể đáp ứng vàng "fake" theo mọi yêu cầu của khách hàng.
ChinaTungsten không ngần ngại thừa nhận họ đang sản xuất hàng "fake" (giả), nhưng lại chú thích "cẩn thận" ở dưới rằng mình là một công ty làm ăn nghiêm túc và chuyên nghiệp, với kinh nghiệm hơn 20 năm về các sản phẩm liên quan đến tungsten. Công ty này khẳng định sẵn sàng cung cấp vàng miếng giả đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Một trong những ích của vàng giả, theo họ, là để làm quà tặng. "Nếu bạn là chuyên gia môi giới chứng khoán, quản lý ngân hàng hay công ty bảo hiểm, bạn có thể dùng miếng tungsten bọc vàng, khắc tên công ty và làm quà cho khách VIP. Đây sẽ là món quà rất ấn tượng mà không tốn quá nhiều tiền. Nhờ nó bạn có thể hút thêm nhiều khách hàng", website của ChineOnline viết.
Chưa hết, công ty sản xuất còn cho rằng sản phẩm này là "lựa chọn tốt nhất" đối với những người buôn vàng. Quảng cáo viết: "Nhất là khi bạn tham gia một hội chợ và phải bày biện vàng miếng lên kệ để hút khách. Phòng trường hợp kẻ gian ăn cắp mất, bạn nên dùng miếng tungsten bọc vàng này để giảm nhẹ tổn thất".
Sản phẩm của ChinaTungsten không dừng lại ở vàng miếng giả, mà còn có cả nhẫn, lắc tay hay trang sức nói chung cũng có thể áp dụng với chiêu thức như trên.
Ảnh vàng giả được làm tinh vi ở New York
Clip về miếng vàng có ruột làm bằng tungsten
Thanh Bình

Đã lá cải rồi còn thối hoắc


Lãnh đạo Vnexpress bị tố về tội vu khống nhận hối lộ và loạn dâm

Lãnh đạo Vnexpress bị tố về tội vu khống nhận hối lộ và loạn dâm

Tổng biên tập Vnexpress Thang Đức Thắng
Chu Mộng Long – Chiều nay, vừa nhận thư trả lời của Phó tổng biên tập Vnexpress Phạm Văn Hiếu, chưa kịp viết bản yêu cầu báo chí thứ hai, thì Blog Chu Mộng Long nhận được bài viết cũng lấy tên Bình Nguyên gửi qua email tố ông Phạm Văn Hiếu tội vu khống về việc nhận hối lộ và loạn dâm ở Vnexpress. Bài viết vốn đã phản ánh khách quan, đa chiều, ý kiến các bên và cơ quan có thẩm quyền, Chu Mộng Long dĩ độc trị độc, tác nghiệp theo cách của Vnexpress, chỉ cần xào nấu lại và đăng nóng để bạn đọc thưởng thức mà không cần kiểm chứng, vì không thể liên lạc với cán bộ hoạt động bí mật Vnexpress.
—————————————————————————————————

Nữ phóng viên tố bị Phó tổng biên tập Phạm Văn Hiếu vu khống loạn dâm với 3 nam phóng viên Vnexpress

Cho rằng đồng nghiệp và lãnh đạo của mình đã “bịa chuyện” mình nhận tiền hối lộ và ngủ với 3 nam phóng viên, một nữ phóng viên của Vnexpress đã gửi đơn yêu cầu cơ quan chức năng xử lý về hành vi vu khống.
Bà Hải Duyên, phóng viên Vnexpress vừa gửi đơn đến công an yêu cầu xử lý đồng nghiệp, đồng thời là lãnh đạo cùng cơ quan là Phó Tổng biên tập Phạm Văn Hiếu, vì ông này “có hành vi bịa đặt, vu khống gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự” của mình.
Trong đơn tố cáo bà Hải Duyên cho hay, ông Phạm Văn Hiếu đã tự dựng chuyện, tuyên truyền và công khai với học viên các lớp tại chức ở FPT rằng trong một lần đi chơi với học viên, bà Hải Duyên đã tiêu hết 9 triệu đồng nhận hối lộ của học viên.
Theo bà Hải Duyên, ông Phạm Văn Hiếu còn tuyên truyền với các học viên rằng, bà Hải Duyên đã đi ăn nhậu với 3 nam phóng viên và sau đó ngủ (tức loạn dâm) cùng với 3 người này. “Sự việc nói trên làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và danh dự của tôi và gia đình”, phóng viên Hải Duyên nhấn mạnh.
Trao đổi với Chu Mộng Long Blog, bà Hải Duyên cho biết, ban đầu nghe người này người kia nói lại việc ông Phạm Văn Hiếu rêu rao, bịa chuyện không tốt về mình nhưng bà vẫn bình tĩnh vì “trinh tiết mình đã mất, sợ gì nói chuyện loạn dâm”. Suốt những tháng hè, thông tin này được lan truyền đến khắp nơi, từ trong nước đến hải ngoại, từ châu Á đến châu Phi, Mỹ La tin… Bà nói, trong đơn bà đã vạch trần việc ông Phó tổng Vnexpress Phạm Văn Hiếu, do ám thị khi xem quá nhiều phim sexy, nên ông đã có những biểu hiện loạn dâm, nhiều lần tán tỉnh bà và nhiều phóng viên xinh đẹp khác rồi đề nghị loạn dâm bất thành, ông đã bày trò rêu rao bịa đặt để tạo tin hot cho tờ báo lá cải do ông nắm giữ một phần lớn cổ phần.
“Sự việc còn đến tai những người thân, gia đình của tôi, gây ảnh hưởng rất nhiều khiến tôi vô cùng bức xúc, phải làm cho ra nhẽ. Tôi có đủ các nhân chứng, cơ sở chứng minh mình trong sạch và đã nhờ luật sư, bác sĩ để giải quyết việc này đến cùng”, bà Hải Duyên nói.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Hiếu phủ nhận việc mình là người tung tin đồn thổi và cho hay, với tư cách là Phó Tổng biên tập Vnexpress nên khi nghe những thông tin từ học viên, cán bộ trong tòa soạn, ông có trách nhiệm đi kiểm chứng, tìm hiểu. “Sự việc trắng đen thế nào hiện Ban biên tập và cơ quan chức năng đang trong quá trình thẩm tra, làm rõ”, ông Phạm Văn Hiếu nói.
Còn Tổng biên tập Thang Đức Thắng cho biết, ông mới biết chuyện của hai cán bộ của mình và việc bà Hải Duyên gửi đơn cho công an thành phố cùng một số cơ quan khác, yêu cầu làm rõ việc bị đồng nghiệp “tố cáo có hành vi nhận hối lộ và loạn dâm với phóng viên”.
Theo ông Tổng biên tập Thang Đức Thắng, Tòa soạn Vnexpress có liên kết đào tạo với một số trung tâm giáo dục, các trường dân lập và cán bộ, phóng viên của tòa soạn thường đi giảng dạy và tác nghiệp khắp nơi, không quản lí được, nên chuyện nhận hối lộ và loạn dâm rồi ganh tị và tố nhau là có thể xảy ra. “Theo nội dung tố cáo, sự việc xảy ra liên quan đến các phóng viên thuộc Ban xã hội của Vnexpress. Hiện lãnh đạo Tòa soạn mới thành lập ban thanh tra để xác minh vụ việc sau đó mới có hướng giải quyết”, ông Thang Đức Thắng nói.
Công an TP cho biết đang điều tra, làm rõ nội dung đơn tố cáo của phóng viên Hải Duyên.
Bình Nguyên gửi cho Blog Chu Mộng Long
Xem Tổng biên tập FTU chửi Vnexpress
—————————————————————————————————————————————————

Mãi lộ dày đặc trên đường.


Tư liệu: Mãi lộ trắng trợn dày đặc trên đường
Cập nhật lúc :8:49 AM, 21/09/2012
Liên tục từ ngày 20/7 – 10/8/2011, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt trên quốc lộ 1A đoạn từ Đà Nẵng ra Hà Nội để ghi lại bức tranh khá toàn cảnh nạn mãi lộ trắng trợn diễn ra tại đây.
13h30 ngày 24/7/2011, chúng tôi ghi lại cảnh viên thiếu tá CSGT đi xe tuần tra 38A3456 đang chặn xe "làm luật" tại Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh - Ảnh: H.K. (chụp từ camera)
Bằng nhiều phương tiện, biện pháp nghiệp vụ khác nhau, chúng tôi tiếp cận hầu hết các “chốt chặn” trên đường để ghi hình, ghi âm toàn bộ hoạt động mãi lộ của lực lượng CSGT.
Đó là những đêm trắng hoặc phơi mình dưới cái nắng nóng như đổ lửa ở Hòa Phước (Đà Nẵng), Phú Gia, đường tránh Huế (Thừa Thiên - Huế), Lệ Thủy, Bố Trạch (Quảng Bình), Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Nghi Lộc, Diễn Châu (Nghệ An), Tĩnh Gia, Hà Trung, Hậu Lộc (Thanh Hóa), Phủ Lý (Hà Nam), Gia Lâm, Thường Tín (Hà Nội)…
Rạng sáng 1/8/2011, xe chở gỗ 47P12... bị chốt CSGT Hà Nam (đi xe tuần tra 90B3999) chặn lại "làm luật". Trong khi viên CSGT ngồi bên phải hoạnh họe đòi chung chi 1 triệu đồng thì viên CSGT ngồi bên cạnh phì phèo điếu thuốc, nhả khói vào mặt tài xế - Ảnh: H.K. (chụp từ camera)
Chốt CSGT của Hà Tĩnh (xe 38A3456) liên tục chặn xe để "làm luật" - Ảnh chụp lúc 12g50 ngày 24/7/2011 tại gần đèo Nhỏ, Kỳ Anh, Hà Tĩnh - Ảnh: H.K.
Ở một vài nơi, chúng tôi vừa tìm cách tiếp cận nhóm CSGT đang “làm luật” vừa phải tìm cách đối phó, “nghi binh” để qua mặt lực lượng “đề lô” (CSGT thuê để làm nhiệm vụ cảnh giới, báo động khi có dấu hiệu bất thường) dày đặc trên đường.
Mỗi chốt, trạm trên đường hiện nguyên hình là một “trạm thu phí” của CSGT (mỗi tỉnh có ít nhất hai trạm “trấn” ở hai đầu). Hình ảnh tài xế, lơ xe chạy lom khom đến mặc cả rồi dấm dúi “tờ giấy nằm trong tờ giấy” vào tay CSGT trở thành hình ảnh quen thuộc trên đường. Mỗi nơi gắn với một câu chuyện “làm luật” trắng trợn, nhức nhối.
Cảnh tài xế chạy đến "làm luật" tấp nập tại chốt CSGT Hòa Phước (Đà Nẵng) đêm 31/7/2011 - Ảnh: H.K.
Hai viên CSGT đi xe tuần tra 31A6439 (Hà Nội) không đeo quân hàm, chặn xe "làm luật" tại gần cầu vượt Phú Thụy (Gia Lâm, Hà Nội). Viên CSGT tên Thành ra giá tài xế xe 79H... phải chung "1 xị" rồi mới cho đi - Ảnh: H.K. (chụp từ camera)
Chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến những CSGT còn rất trẻ không tiếc lời xỉ vả, nạt nộ, mạt sát “mày, tao” với những tài xế đáng tuổi cha chú mình để mặc cả từng đồng. Có bác tài xế bật khóc tức tưởi, thậm chí vái như tế sao khi bị CSGT bắt lỗi, “làm luật” quá dày, quá vô lý.

Đất Việt

Tình trạng phi chính phủ đang diễn ra rồi !


Chuyển đơn của ông Đặng Thành Tâm đến cơ quan có thẩm quyền
(PL)- Ngày 21-9, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Nương cho biết:

Đã nhận được đơn cầu cứu xem xét khẩn cấp của ĐBQH Đặng Thành Tâm (TP.HCM) về việc bắt giữ người và khám xét tại Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn tại Hà Nội.
“Sau khi nhận được đơn trên, chúng tôi đã chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét. Bởi theo quy định của pháp luật, trong vụ việc này chúng tôi chỉ có chức năng chuyển đơn mà thôi” - bà Nương nói.
ĐBQH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ QH), cũng cho biết có nhận được đơn của ông Đặng Thành Tâm. “Tuy nhiên, hiện nay quy định của pháp luật mới chỉ có nội dung mang ý nghĩa miễn trừ trách nhiệm cho ĐBQH trong một số trường hợp đặc biệt. Còn trong vụ việc cụ thể này, khi nhận được đơn thư của ông Tâm thì các ĐBQH có quyền gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét” - ông Thảo nói.
THÀNH VĂN

Đại biểu QH 'cầu cứu' Bộ Chính trị

Ông Đặng Thành Tâm
Ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch SGI
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và lãnh đạo Việt Nam về việc nhân viên của ông bị bắt.
Theo một nguồn khả tín trong nước, lá Đơn cầu cứu xem xét khẩn cấp đã được gửi đi hôm 8/9, ngay sau khi thông tin về việc ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) ở Hà Nội, bi bắt được loan báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
SGI là công ty do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch.
BBC có trong tay văn bản này, được nói đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan báo chí. Tuy nhiên cho tới nay, chưa thấy báo nào đưa tin và cũng chưa có phản hồi gì từ các cơ quan chức năng.
Trước đó, tối 7/9, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an "đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với ông Nguyễn Duy Hưng, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.
Lá đơn của đại biểu QH khóa XIII Đặng Thành Tâm trong khi đó viết: "Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi".
"Kể từ đó đến chiều ngày 7/9/2012, công ty không thể liên lạc được với ông Hưng."
Đơn này cũng cho hay tới chiều 7/9 đại diện cơ quan an ninh điều tra mới đọc lệnh bắt và khám xét nhưng không đưa ông Nguyễn Duy Hưng về văn phòng và thực hiện công việc này trong sự chứng kiến của chỉ một nhân viên không có thẩm quyền.
Người đứng đầu SGI nhận định đây là một vụ bắt giữ "rất bất bình thường".

Bắt cóc bất hợp pháp?

Lá đơn cho hay nhiệm vụ của ông Nguyễn Duy Hưng chỉ là "lo tiếp tân, hậu cần" cho văn phòng đại diện SGI ở Hà Nội, "một cán bộ nhỏ bé của một đơn vị kinh tế"; và cho rằng việc ông bị quy kết tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là "một điều hết sức bất ngờ".
"Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi."
Đơn cầu cứu khẩn cấp của ông Đặng Thành Tâm
Văn bản dài hơn bốn trang gọi đây là việc giam giữ người trái phép, "gần như là bắt cóc bất hợp pháp ngoài đường".
Ông Đặng Thành Tâm cũng cho rằng vụ bắt giữ người này "hết sức bất bình thường và có dấu hiệu khuất tất", đồng thời đặt dấu hỏi liệu đây có phải "phục vụ mưu đồ nào đó".
Ông dân biểu yêu cầu điều tra vụ việc để "làm rõ động cơ" vụ bắt ông Nguyễn Duy Hưng, giám sát và kiểm tra quá trình tố tụng để "bảo vệ sự trong sáng của chế độ".
Lá đơn nêu nghi vấn về liên hệ giữa vụ bắt giữ này và "tình hình [có] hàng loạt những vụ án của các nhóm lợi ích, trong có cả nhóm lợi ích ngân hàng tài chính xảy ra trong thời gian gần đây".
Cùng ngày với vụ bắt giữ ông Nguyễn Duy Hưng, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng "bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với một nhân viên của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở TP Hồ Chí Minh - bà Nguyễn Thị Bích Trang.
Bà Trang bị cáo buộc tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
ITACO là công ty thuộc Tập đoàn Tân Tạo do chị ông Tâm, bà Đặng Thị Hoàng Yến, làm chủ tịch.
Bà Yến đã phải từ nhiệm đại biểu Quốc hội từ giữa năm nay do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch".

Nhiều rắc rối

Thời gian gần đây, hai chị em ông Đặng Thành Tâm đã gặp một số rắc rối.
Ngoài việc bà Yến bị tố cáo không trung thực, ông Tâm cũng bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hùng Vương, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính, hồi tháng Ba vì "vi phạm nguyên tắc quản lý".
Một số báo Việt Nam vừa lên tiếng công kích ông "khuất tất về tài chính".
Hôm 13/9, Báo Cựu chiến binh Việt Nam đăng bài của tác giả Minh Tuấn tựa đề " BấmHơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu?".
Bà Đặng Hoàng Yến
Bà Đặng Hoàng Yến, chị của ông Tâm, đã phải từ nhiệm đại biểu QH
Bài báo cáo buộc sai phạm của doanh nhân Đặng Thành Tâm và gia đình trong vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ vài năm trước.
Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) là ngân hàng từng bị mất khả năng thanh khoản và đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, cho tới khi tái cơ cấu tổ chức, dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông để ngân hàng hoạt động trở lại bình thường.
Ông Đặng Thành Tâm là một trong các cổ đông chủ chốt của ngân hàng này.
Báo Cựu chiến binh nói ông Tâm và thân nhân đã "vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng" rằng cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Bài báo còn cáo buộc các khoản chuyển tiển "khuất tất" từ Ngân hàng Phương Tây vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm.
Điều đáng chú ý là nội dung bài báo trên Cựu chiến binh giống hoàn toàn nội dung một bài báo khác đăng đúng một tuần trước đó trên tờ Tin nhanh Năng lượng mới (PetroTimes), ấn bản điện tử.
Tuy nhiên bài "Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?" đăng hôm 6/9 trên PetroTimes đã bị gỡ bỏ trong ngày.
Các động thái này dẫn tới phỏng đoán là đang có chiến dịch nhằm vào hai chị em ông Đặng Thành Tâm.
Ông Tâm chưa có phản ứng chính thức trước các cáo buộc tài chính trên, ngoài một lần bác bỏ ngắn gọn rằng ông "không làm điều gì sai".

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN TRÁI HIẾN PHÁP ?

 
 HAY THIẾU TƯỚNG, TRUNG TƯỚNG CÓ PHẢI LÀ SĨ QUAN CẤP CAO?


 Luật sư Trần Vũ Hải.

   Hiện đã có lịch trình để Quốc hội sửa đổi tương đối nhiều nội dung của Hiến pháp 1992, được sửa đổi bổ sung năm 2001. Đây là dịp chúng tôi nghiên cứu về các Hiến pháp của Việt Nam, cũng như việc thực thi chúng. Chúng tôi nghiên cứu các định chế Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành, và thấy như sau:
Điều 103 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 có quy định:
“Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
2- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh;
3- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
5- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá;
6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm, cấp nhà nước trong các lĩnh vực khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước;
10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định;
11- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
12- Quyết định đặc xá.”

Điều 114 Hiến pháp trên quy định như sau về Thủ tướng Chính phủ
“Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên;
5- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
6- Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.”

Như vậy, Hiến pháp1992 quy định quyền tối cao của Chủ tịch nước đối với các lực lượng vũ trang, phân biệt rõ vai trò của Chủ tịch nước và Thủ tướng trong vấn đề quyết định nhân sự cao cấp trong hệ thống chính quyền. Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm các nhân sự cao cấp trong cơ quan tư pháp tối cao như: Viện kiểm sát tối cao, TAND tối cao, quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân và các đại sứ thuộc ngành ngoại giao. Trong khi Thủ tướng quyết định về các nhân sự cao cấp trong cơ quan hành pháp và hành chính địa phương.

Tuy nhiên, tại Điều 25 khoản 1 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008) lại quy định như sau:
“Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a. Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân’
b. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
c. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại…”

Như vậy có 02 khả năng sau:
(i) Quy định trên của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân trái với quy định tại Điều 103 và Điều 114 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
(ii) Các sĩ quan được phong, bổ nhiệm ở mục b khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân không phải là sĩ quan cấp cao. Tức các Thiếu tướng, Trung tướng không phải là các sĩ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang.
Chúng tôi nghiêng về quan điểm các sỹ quan cấp bậc như Trung tướng, Thiếu tướng là các sỹ quan cấp cao và theo Hiến pháp phải do Chủ tịch nước phong cấp, hàm.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Bắt cóc, chụp mũ, phe nhóm mafia tại Việt nam đang ở hồi cuối.


Đại biểu QH 'cầu cứu' Bộ Chính trị

Cập nhật: 09:27 GMT - thứ tư, 19 tháng 9, 2012
Ông Đặng Thành Tâm
Ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch SGI
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và lãnh đạo Việt Nam về việc nhân viên của ông bị bắt.
Theo một nguồn khả tín trong nước, lá Đơn cầu cứu xem xét khẩn cấp đã được gửi đi hôm 8/9, ngay sau khi thông tin về việc ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) ở Hà Nội, bi bắt được loan báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
SGI là công ty do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch.
BBC có trong tay văn bản này, được nói đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan báo chí. Tuy nhiên cho tới nay, chưa thấy báo nào đưa tin và cũng chưa có phản hồi gì từ các cơ quan chức năng.
Trước đó, tối 7/9, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an "đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với ông Nguyễn Duy Hưng, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.
Lá đơn của đại biểu QH khóa XIII Đặng Thành Tâm trong khi đó viết: "Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi".
"Kể từ đó đến chiều ngày 7/9/2012, công ty không thể liên lạc được với ông Hưng."
Đơn này cũng cho hay tới chiều 7/9 đại diện cơ quan an ninh điều tra mới đọc lệnh bắt và khám xét nhưng không đưa ông Nguyễn Duy Hưng về văn phòng và thực hiện công việc này trong sự chứng kiến của chỉ một nhân viên không có thẩm quyền.
Người đứng đầu SGI nhận định đây là một vụ bắt giữ "rất bất bình thường".

Bắt cóc bất hợp pháp?

Lá đơn cho hay nhiệm vụ của ông Nguyễn Duy Hưng chỉ là "lo tiếp tân, hậu cần" cho văn phòng đại diện SGI ở Hà Nội, "một cán bộ nhỏ bé của một đơn vị kinh tế"; và cho rằng việc ông bị quy kết tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là "một điều hết sức bất ngờ".
"Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi."
Đơn cầu cứu khẩn cấp của ông Đặng Thành Tâm
Văn bản dài hơn bốn trang gọi đây là việc giam giữ người trái phép, "gần như là bắt cóc bất hợp pháp ngoài đường".
Ông Đặng Thành Tâm cũng cho rằng vụ bắt giữ người này "hết sức bất bình thường và có dấu hiệu khuất tất", đồng thời đặt dấu hỏi liệu đây có phải "phục vụ mưu đồ nào đó".
Ông dân biều yêu cầu điều tra vụ việc để "làm rõ động cơ" vụ bắt ông Nguyễn Duy Hưng, giám sát và kiểm tra quá trình tố tụng để "bảo vệ sự trong sáng của chế độ".
Lá đơn nêu nghi vấn về liên hệ giữa vụ bắt giữ này và "tình hình [có] hàng loạt những vụ án của các nhóm lợi ích, trogn có cả nhóm lợi ích ngân hàng tài chính xảy ra trong thời gian gần đây".
Cùng ngày với vụ bắt giữ ông Nguyễn Duy Hưng, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng "bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với một nhân viên của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở TP Hồ Chí Minh - bà Nguyễn Thị Bích Trang.
Bà Trang bị cáo buộc tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
ITACO là công ty thuộc Tập đoàn Tân Tạo do chị ông Tâm, bà Đặng Thị Hoàng Yến, làm chủ tịch.
Bà Yến đã phải từ nhiệm đại biểu Quốc hội từ giữa năm nay do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch".

Nhiều rắc rối

Thời gian gần đây, hai chị em ông Đặng Thành Tâm đã gặp một số rắc rối.
Ngoài việc bà Yến bị tố cáo không trung thực, ông Tâm cũng bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hùng Vương, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính, hồi tháng Ba vì "vi phạm nguyên tắc quản lý".
Một số báo Việt Nam vừa lên tiếng công kích ông "khuất tất về tài chính".
Hôm 13/9, Báo Cựu chiến binh Việt Nam đăng bài của tác giả Minh Tuấn tựa đề " BấmHơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu?".
Bà Đặng Hoàng Yến
Bà Đặng Hoàng Yến, chị của ông Tâm, đã phải từ nhiệm đại biểu QH
Bài báo cáo buộc sai phạm của doanh nhân Đặng Thành Tâm và gia đình trong vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ vài năm trước.
Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) là ngân hàng từng bị mất khả năng thanh khoản và đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, cho tới khi tái cơ cấu tổ chức, dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông để ngân hàng hoạt động trở lại bình thường.
Ông Đặng Thành Tâm là một trong các cổ đông chủ chốt của ngân hàng này.
Báo Cựu chiến binh nói ông Tâm và thân nhân đã "vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng" rằng cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Bài báo còn cáo buộc các khoản chuyển tiển "khuất tất" từ Ngân hàng Phương Tây vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm.
Điều đáng chú ý là nội dung bài báo trên Cựu chiến binh giống hoàn toàn nội dung một bài báo khác đăng đúng một tuần trước đó trên tờ Tin nhanh Năng lượng mới (PetroTimes), ấn bản điện tử.
Tuy nhiên bài "Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?" đăng hôm 6/9 trên PetroTimes đã bị gỡ bỏ trong ngày.
Các động thái này dẫn tới phỏng đoán là đang có chiến dịch nhằm vào hai chị em ông Đặng Thành Tâm.
Ông Tâm chưa có phản ứng chính thức trước các cáo buộc tài chính trên, ngoài một lần bác bỏ ngắn gọn rằng ông "không làm điều gì sai".

TỰ DO BÁO CHÍ ĐẤY CHỚ ?


Các tổ chức quốc tế chỉ trích Việt Nam gia tăng đàn áp tự do ngôn luận

Ủy ban bảo vệ nhà báo có trụ sở tại New York (CPJ/Jeremy Bigwood)
Ủy ban bảo vệ nhà báo có trụ sở tại New York (CPJ/Jeremy Bigwood)

Thanh Phương
Trong hai ngày liên tiếp, hai tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí là Phóng viên không biên giới (RSF) và Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) đã ra thông cáo và báo cáo chỉ trích tình trạng gia tăng đàn áp quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Hôm qua, Phóng viên không biên giới đã ra thông cáo lên án những hành động gây áp lực và trả đũa ngầm nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam và gia đình của họ.

Bản thông cáo của Phóng viên không biên giới ( www.rsf.org ) trụ sở tại Paris, nhắc lại rằng, trong một công văn hỏa tốc đề ngày 12/09/2012, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh « điều tra, xử lý nghiêm » những người điều hành ba trang blog « Dân Làm Báo », « Quan Làm Báo », « Biển Đông », bị coi là đã đăng tải những thông tin « vu khống, xuyên tạc, nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước Việt Nam ».
Chỉ vài ngày sau đó, ngày 16/09/2012, tại Bạc Liêu, vợ của blogger Điếu Cày, bà Dương Thị Tân, cùng với người chị của blogger Tạ Phong Tần và một vị linh mục, cha Antôn Lê Ngọc Thanh, đã bị các công an mặc thường phục hành hung và bắt về đồn, với lý do họ gây tai nạn giao thông. Qua vụ này, Phóng viên không biên giới lên án việc chính quyền Hà Nội không chỉ gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, mà còn gây áp lực, sách nhiễu, hù dọa bằng bạo lực đối với những người thân và những người ủng hộ các nhà bất đồng chính kiến đó.
Ba blogger sáng lập viên Câu lạc bộ nhà báo tự do, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải ( Điếu Cày ) và Phan Thanh Hải ( Anhbasaigon ) sẽ bị đưa ra tòa ngày 24/09 tới với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ). Trong bản thông cáo, Phóng viên không biên giới nhắc lại là ít nhất năm phóng viên và 19 cư dân mạng đang bị giam giữ ở Việt Nam, chỉ vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận. Với con số này, Việt Nam là nhà tù đứng hàng thứ ba thế giới đối với giới blogger và đối lập sử dụng mạng, chỉ sau Trung Quốc và Iran.
Trong một báo cáo công bố ngày hôm nay 19/09/20121, Ủy ban bảo vệ nhà báo, CPJ (www.cpj.org ), trụ sở tại New York, cũng đã ghi nhận là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng tệ hại, mặc dù nước này tiếp tục mở cửa kinh tế.
Tác giả của bản báo cáo, ông Shawn Crispin, nhận định : « Vào lúc kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại và đấu đá chính trị gia tăng, chính quyền rõ ràng xem các nhà báo độc lập và các blogger như là một mối đe doạ đối với ổn định của đất nước ». Theo ông Shawn Crispin, chính quyền Việt Nam « duy trì một hệ thống kiểm soát thuộc loại nghiêm ngặt nhất và cứng rắn nhất châu Á ». Bản bản cáo của ông cũng lên án một « chiến dịch sách nhiễu và hù dọa » đối với các nhà bất đồng chính kiến kể từ năm 2009.
Bên cạnh đó, theo Ủy ban bảo vệ nhà báo, chính quyền Việt Nam gần đây đã thi hành những biện pháp giới hạn quyền tự do Internet : gia tăng kiểm soát các trang blog, ra những luật mới ngăn cấm việc đăng tải trên mạng những thông tin bị xem là « gây phương hại an ninh quốc gia » và « phá hoại đoàn kết dân tộc », triển khai một lực lượng gọi là « hồng vệ binh », tức là những an ninh đóng giả cư dân mạng chuyên đả kích các blogger đối lập. Một dự thảo nghị định mới còn buộc các công ty Internet ngoại quốc phải hợp tác với chính quyền Việt Nam và phải đặt các máy chủ ở Việt Nam.
Trong bài viết đăng trên báo điện tử Asia Times ( www.atimes.com ) hôm nay, tác giả David Brown, nhận định rằng, chiến dịch trấn áp các trang blog chính trị chính là hậu quả của cuộc đấu đá nội bộ giữa phe Nguyễn Tấn Dũng với phe Trương Tấn Sang, đặc biệt trang blog Quan Làm Báo bị đánh là vì trang này đăng nhiều thông tin chỉ trích ông Dũng.
TAGS: VIỆT NAM