Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Trường đoạn dân oan Việt nam.

Những cảnh đời khiếu kiện

Cập nhật: 04:00 | 15/12/2014
-Khiếu kiện trong những năm qua đã trở thành vấn đề nóng trong xã hội. Nhiều vụ kiện kéo dài ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đến ổn định chính trị và hình ảnh đất nước.
 
  Chúng ta đã có nhiều bài học để lại hậu quả từ chuyện này. Xuất phát từ cá nhân làm sai, một đơn vị cơ sở làm sai mà những xung đột phát sinh không chỉ dừng lại ở phạm vi cơ sở.
Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Hưng Yên (Văn Giang) và ngay ở Hà Nội (làng Uy Nỗ)… là những bài học dân khiếu kiện đông người trở thành xung đột, thành bài học tày liếp. Chuyện ở Tiên Lãng (Hải Phòng) như một lời cảnh tỉnh. "Chuyện Làng Nhô" lên phim như một sự khái quát cho sự phức tạp nguy hiểm của khiếu kiện kéo dài.
khiếu kiện, đất đai, Nghệ An, Thanh Hóa, đoàn đông người, Thanh tra Chính phủ
Bạn đọc đòi lại đất của Liệt sỹ để xây nhà thờ
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, về tình hình khiếu nại, tố cáo cho thấy diễn biến trong năm 2014 có giảm song tính phức tạp lại tăng. Số lượt đoàn đông người tiếp tục tăng khoảng 12,1% so với năm 2013, có đoàn lên tới vài trăm người với thái độ bức xúc, gay gắt, nhiều lần tập trung lên TƯ. Thanh tra Chính phủ điểm qua danh sách đoàn công dân tại Văn Giang (Hưng Yên) với 400 người, đoàn của xã Quảng Chính, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) 110 người, đoàn ở phường Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) 250 người, đoàn ở xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) 320 người...
Để phân tích cụ thể và có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân từ đó có giải pháp cho vấn đề này, dưới góc độ là cơ quan báo chí, trong những năm quaVietNamNet đã trực tiếp tham gia giải quyết, đưa tin những vụ khiếu kiện, những vấn đề phức tạp nẩy sinh trong đời sống từ đó có cái nhìn khách quan. 
  Tuy là một Tòa soạn cụ thể nhưng xét thấy đơn thư khiếu kiện mang đặc tính chung của cả nước vì vậy tổng kết rút ra bài học âu cũng là điều nên làm.
Thống kê năm 2014 tại Tòa soạn, đã có gần 300 vụ đơn thư khiếu kiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tập trung nhất vẫn là lĩnh vực đất đai, chiếm 70%.. Có thể phân chia ra những hình loại sau:
- Đòi lại đất đai của cha ông do lịch sử để lại
- Thu hồi, giải tỏa đất đai không đúng
- Đền bù không thỏa đáng
- Chính quyền thực hiện không khách quan
- Tòa xử không công minh dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
- Tranh giành thừa kế, pháp luật thiên vị
- Bản thân cán bộ thực thi làm sai, có biểu hiện lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm...
Vừa qua Chính phủ đã có chủ trương các Bộ trưởng phải trực tiếp tiếp xúc với dân, giải quyết khiếu kiện kéo dài. Có Bộ trưởng đã phải “ăn bánh mì để tiếp dân” nhưng vẫn không sao tiếp hết. Thực tế đó cũng chỉ như muối bỏ bể.
khiếu kiện, đất đai, Nghệ An, Thanh Hóa, đoàn đông người, Thanh tra Chính phủ
Thu hồi đất của DN ở Quảng Ninh làm Dự án nước thải gây khiếu kiện
Hàng ngày được tiếp xúc với người dân, được đến tận nơi những xung đột mới thấy nỗi nhọc nhằn của người đi khiếu kiện. Có nhiều người bám trụ tại Thủ đô 5 năm, 10 năm, thậm chí có người 20 năm vẫn chưa giải quyết xong vụ việc. Nhiều người khiếu kiện được quan chức năng ở Trung ương yêu cầu địa phương ra nhận đưa về nhưng vài hôm sau lại có mặt. Mà đơn thư có ra Trung ương rồi cuối cùng cũng "kính chuyển" về địa phương. Chính cái vòng "kính chuyển" cứ luẩn quẩn càng thêm luẩn quẩn vì đơn thư lại về đúng nơi vừa làm sai, xử sai.
Còn tại Tòa soạn, tiếp xúc các trường hợp cụ thể mới thấy nhiều vụ không biết khóc hay cười.
Trường hợp ở Thanh Hóa nhà cửa thời kháng chiến được lệnh tiêu thổ kháng chiến, khi Hòa bình lập lại tứ tán mỗi người mỗi nơi, chính quyền sau đó đã phân chia cho người khác. Song người chủ cũ  vẫn còn giấy tờ nay đòi lại thì đất đã chia xong, trải qua bao nhiêu cấp chính quyền, bao nhiêu luật đất đai; cuối cùng Tòa án nhân dân Tối cao đã phán quyết chính quyền giải quyết lại, nhưng vụ việc vẫn…chưa giải quyết được!
Tại Quảng Ninh, một chủ doanh nghiệp nhận chuyển nhượng đất nhưng đến khi thu hồi để làm dự án (chưa nói đến Dự án có đúng và cần thiết như kết luận của Bộ Tài Nguyên- Môi trường đã chỉ ra, VietNamNet đã có bài phân tích) thì chính quyền lại không chịu đền bù cho chủ mà đền bù cho… người khác.
Tại Đà Lạt, thu hồi đất của dân nhưng đền bù lại không đủ đất, không đủ giá trị, bắt mua theo giá thị trường. Đó là trường hợp cụ thể của bà Đoàn Thị Hồng khoảng gần 70 tuổi khiếu kiện gần 15 năm, đến Tòa soạn với một tập dày đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng. Thực chất thu của dân hơn 600 m2 khi trả cho dân còn thiếu những 400 m2 mà chỉ trả có hơn trăm triệu, trong khi người dân mua 2 lô số tiền phải nộp lên đến gấp hơn 2 lần.
Một người cháu ở Nghệ An đi khiếu kiện đòi lại đất để làm nơi thờ cúng cho người chú liệt sỹ. Đất thì chính quyền đã chia cho người khác và chính quyền đã có đưa ra nhiều giải pháp, nhiều phương án. Phương án cuối là thì… không cấp.
Đúng là có đến 101 chuyện khiếu kiện, kiểu khiếu kiện.
Qua thực tế mới thấy tính phức tạp của sự việc. Có những vụ việc kéo dài khó giải quyết (như ở Thanh Hóa đòi lại đất trong tiêu thổ kháng chiến). Có những vụ việc thu hồi đất (như ở Quảng Ninh) đến cấp trên về điều tra và kiến nghị (Bộ Tài Nguyên- Môi trường) cũng không thể thay đổi.
khiếu kiện, đất đai, Nghệ An, Thanh Hóa, đoàn đông người, Thanh tra Chính phủ
Nhà của Phó Chủ tịch xã ở Sóc Sơn-Hà Nội (X) làm trên đất ki ốt gây khiếu kiện
Những vụ do lịch sử, khách quan là chuyện khó giải quyết, song cái sai lại chính từ người chịu trách nhiệm, từ con người người mới là điều đáng nói. Tổng kết của Chính phủ cũng đã chỉ ra điều này.


 Có thể thấy những sai phạm vừa qua mang tính chủ quan của con người là phần đại thể. Con người mang danh tập thể, con người mang danh pháp luật làm sai thì các vụ khiếu kiện càng dai dẳng và hệ quả để lại phức tạp mà xã hội phải chịu, người dân phải chịu. 


 Thực tế thời gian vừa qua, đồng hành cùng người dân, VietNamNet đã thực sự vào cuộc, đã điều tra và đưa nhiều vụ việc lên báo, đến các cơ quan chức năng. Có những vụ các cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát chấn chỉnh, có những việc đã có kết quả bước đầu khả quan
.

Trong các bài tiếp theo, chúng tôi đưa ra một số vụ cụ thể như một ví dụ về sự thiếu công tâm, vụ lợi của những người cầm cân nảy mực dẫn đến những hậu quả kéo dài.
Bài 2- Chính quyền sai – hậu quả đổ đầu dân
Ban Bạn đọc
Ảnh : XVN.