Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Minh Hạnh - cô gái bảo vệ quyền lợi cho công nhân bị đày ra bắc.














Bạn hữu cùng thân nhân ra trại giam Thanh Xuân, Hà Nội, thăm Đỗ Thị Minh Hạnh hôm nay 11-10-201
 "Theo lời kể của cô Đỗ Thị Minh Hạnh với thân phụ là ông Đỗ Ty, nhà cầm quyền đã chuyển Minh Hạnh và chị Mai thị Dung ra Bắc bằng xe thùng "đặc chủng ”. Cả Minh Hạnh và chị Dung bị nhốt trong xe thùng từ Nam ra Bắc trong tình trạng sức khỏe kém và không được cung cấp đầy đủ đồ ăn thức uống. Minh Hạnh đã bị còng tay, xích chân trong thùng xe, cả hai bị ngất xỉu nhiều lần trên đoạn đường dài từ Nam ra Bắc." _______________ Bị trù dập hành hạ trong tù, Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung quyết không nhận tội Hai nữ tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung sau hơn 1 tuần bị chuyển trại ra Bắc một cách âm thầm, đã dược gia đình và bạn hữu tìm đến thăm hôm nay 11-10-2013. 
   Bất chấp dư luận, nhà cầm quyền đã trút đòn thù, hành hạ thân xác, và từ đầu tháng 10 vừa qua đã lưu đày hai tù nhân bất khuất này đến phân trại 3, trại giam Thanh Xuân ở tận Hà Nội, trong lúc cả hai đang trong tình trạng mang bệnh hiểm nghèo, hầu gây khó khăn cho việc thăm nuôi. Việc này gia đình không hề nhận được thông báo cho tới chuyến đi thăm định kỳ cách đây vài ngày ở trại giam Xuân Lộc mới biết vì không gặp được. Gia đình của Minh Hạnh và chị Mai Thị Dung đã thu xếp ra tận Hà Nội để thăm gặp người thân sáng nay. Được biết, trong đoàn thăm viếng sáng nay tại trại giam Thanh Xuân, Hà Nội, ngoài ông Đỗ Ty thân phụ cô Minh Hạnh và anh Võ Văn Bữu chồng chị Mai Thị Dung, còn có chị Bùi hằng cùng 4 thân hữu khác tháp tùng. Theo lời kể của cô Đỗ Thị Minh Hạnh với thân phụ là ông Đỗ Ty, nhà cầm quyền đã chuyển Minh Hạnh và chị Mai thị Dung ra Bắc bằng xe thùng "đặc chủng ”. Cả Minh Hạnh và chị Dung bị nhốt trong xe thùng từ Nam ra Bắc trong tình trạng sức khỏe kém và không được cung cấp đầy đủ đồ ăn thức uống. Minh Hạnh đã bị còng tay, xích chân trong thùng xe, cả hai bị ngất xỉu nhiều lần trên đoạn đường dài từ Nam ra Bắc. 
    Thân phụ của Đỗ thị Minh Hạnh cho biết hiện nay cán bộ trại giam đang khuyến dụ Hạnh và chị Dung ký bản nhận tội sẽ được “thả sớm”. Ông cũng cho biết trong lúc chờ thăm gặp Hạnh, thì cán bộ trại cũng đến “vận động” ông hãy khuyên Hạnh "sớm nhận tội để được thả …". Nhưng Minh Hạnh cương quyết không chấp nhận. Trường hợp Chị Mai Thị Dung, theo anh Võ Văn Bửu qua lần thăm gặp hôm qua 10-10, cho biết là chị Dung đã tuyệt thực từ hôm 1-10 và tuyên bố thà chết trong nhà tù chứ không bao giờ chấp nhận đề nghị "nhận tội" của trại giam để được thả sớm. Tính đến nay thì Chị Dung đã tuyệt thực được 11 ngày, và tình trạng rất nguy hiểm cho tính mạng. Hiện chị Dung không còn đi được, phải có 2 nữ tù nhân khác cõng ra, giọng nói của chị rất yếu không nghe rõ. Đến sáng nay khi ông Đỗ Ty vào thăm Đỗ Thị Minh Hạnh thì Hạnh cho biết là chị Dung vừa được trại đưa đi cấp cứu sáng nay vì chị bị kiệt sức ngất xỉu. Về tình trạng sức khoẻ của Minh Hạnh, trong lúc gặp con sáng nay, ông Ty thấy Hạnh rất ốm, tuy nhiên vẫn mạnh mẽ và kiên định trong việc đấu tranh của mình. Dù thương lo cho con, nhưng ông cũng bày tỏ sự hài lòng những gì Minh Hạnh đã làm và đang theo đuổi lý tưởng nhằm bảo vệ cho giới công nhân nghèo khổ bị bóc lột, cùng những người nông dân bị mất đất trong xã hội hiện nay. Ông nói với con là ông "tin tưởng và tự hào" về con gái mình.

   http://diendanctm.blogspot.com/2013/10/ha-noi-bi-tru-dap-hanh-ha-trong-tu-o.html 

TRẦN THỊ HẢI YẾN - CÓ DẤU HIỆU BỊ CÔNG AN HIẾP DÂM TẬP THỂ - TRƯỚC KHI BỊ GIẾT CHẾT.



Sự kiện một phụ nữ độc thân bị cho là "thắt cổ tự tử" chết ở trại giam bị công an vội chôn, có dấu hiệu nạn nhân đã bị công an cưỡng hiếp hội đồng trước khi bị giết chết.

Công an huyện Tuy An bắt tạm giam chị Chị Trần Thị Hải Yến từ ngày 15/1 và phạt chị Yến 30 tháng tù về tội "cố ý gây thương tích". 

Vì bị oan sai nên chị Yến đã kháng án. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 1/7, TAND tỉnh Phú Yên tuyên hủy án sơ thẩm, giao cho VKSND huyện Tuy An điều tra lại. Trong quá trình tiếp tục bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an huyện Tuy An, ngày 7/10, chị Yến tử vong và bị kết luận là "thắt cổ tự tử" trong nhà tù.

Mẹ ruột của nạn nhân là bà Nguyễn Thị Thanh Liễu cho biết chiều ngày 8/10, sau khi khám nghiệm tử thi, vợ chồng bà làm đơn xin nhận thi thể con gửi cho ông Trần Việt Cường, Phó Trưởng Công an huyện Tuy An.

Bà Liễu kể lại sự việc công an gạt gia đình, vội vã chôn xác Trần Thị Hải Yến.

"Khoảng gần 16 giờ, công an bảo bây giờ đưa thi thể con tôi về quê. Vợ chồng tôi vội về trước để thu gom quần áo của Yến rồi đưa lên mộ, chỉ còn chị ruột của Yến là Trần Thị Diệu Hiền ở lại bệnh viện trông chừng. Nhưng khi chúng tôi về gần đến nhà khoảng 16 giờ 30 phút thì Hiền hốt hoảng gọi điện thoại cho biết công an không đưa thi thể con tôi về quê mà lại đưa lên nghĩa trang Thọ Vức, TP Tuy Hòa. Hiền la khóc không chịu nhưng bị họ khống chế và xe cứ chạy"

Nghe tin, gia đình bà Liễu vội quay xe lại, lên nghĩa trang Thọ Vức. Nhưng khi đến nơi thì thấy chị Yến đã được chôn, còn Diệu Hiền thì gào khóc trên mộ em.

"Gia đình tôi phải nuốt nước mắt để con nằm dưới mộ được yên. Sao họ vội vã đem con tôi đến nơi xa xôi để chôn cất. Họ có ý gì đây?"

Anh rể của Yến là ông Phan Trường Sơn , người đại diện cho gia đình chứng kiến khám nghiệm tử thi cho biết có nhiều điểm hoài nghi về cái chết của em vợ mình. Trên người Yến có nhiều vết bầm.

"Với những vết thương này, gia đình chúng tôi không tin em Yến đã thắt cổ tự tử. Hơn nữa, TAND tỉnh hủy án sơ thẩm rồi, sao em tôi tự tử được!"

Thêm nữa, một nguồn tin riêng từ thân nhân gia đình Yến cho biết là vùng kín của Yến cũng đã bị xâm phạm. Những vết thương trong khám nghiệm cho thấy môi, ngực, bắp chân , trước trán, 2 bên má, và đỉnh đầu phải, ngón chân có nhiều nơi bị xước, sưng bầm.

Từ những dấu hiệu nầy cho thấy CÔ GÁI TRẦN THỊ HẢI YẾN ĐÃ BỊ CÔNG AN TUY AN HIẾP DÂM HỘI ĐỒNG TRƯỚC KHI GIẾT CHẾT.

Nguyễn Thùy Trang

(*) (1) Ảnh minh họa, (2) Gia đình nạn nhân Trần Thị Hải Yến

Trịnh Nguyễn Bắc Ninh - chính quyền đã trở thành các băng nhóm.


  Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm, công an bắt 11 người



Dân cư khu Trịnh Nguyễn - Từ Sơn phản đối việc chính quyền địa phương trưng thu đất làm nhà máy nước thải gần khu dân cư, trung tuần tháng 6/2013. Ảnh blogger Nguyễn Xuân Diện
Dân cư khu Trịnh Nguyễn – Từ Sơn phản đối việc chính quyền địa phương trưng thu đất làm nhà máy nước thải gần khu dân cư, trung tuần tháng 6/2013. Ảnh blogger Nguyễn Xuân Diện
Trong ba ngày nay 09, 10 và 11/10/2013, chính quyền Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn liên tục có các hành động trấn áp đối với người dân khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, nơi có các bất đồng xung quanh vấn đề xây dựng một nhà máy nước thải tại địa phương, kéo dài từ nửa năm nay. Theo các nguồn tin tại chỗ, công an địa phương đã bắt đi tổng cộng 11 người.
Vụ đất đai mà chính quyền địa phương đe dọa cưỡng chế liên quan đến 42 hộ cư dân khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, cách Hà Nội khoảng 20 km về phía bắc, là một điểm nóng từ nhiều tháng nay. Sau khi chống lại một vụ cưỡng chế của chính quyền hồi tháng 6/2013, một mặt, các cư dân liên tục đưa đơn lên chính quyền các cấp trên (tỉnh Bắc Ninh và Chính phủ) để yêu cầu giải quyết, mặt khác, người dân địa phương đã lập trạm canh gác suốt ngày đêm ngay tại khu ruộng này, để đề phòng chính quyền địa phương can thiệp bất ngờ.
Cho đến nay cơ quan Thanh tra Chính phủ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã không hồi đáp các đòi hỏi của dân cư Trịnh Nguyễn. Hơn nữa, ngày 09/10, công an Bắc Ninh bất ngờ “bắt cóc” ông Đỗ Văn Hào, là người đứng đầu danh sách 42 hộ dân cư trong các yêu sách, kiến nghị, cùng vợ và bà Đỗ Thị Thiêm, người được coi là tích cực nhất trong việc bảo vệ các quyền lợi của cư dân Trịnh Nguyễn (nạn nhân của một vụ tạt a-xít cách đây ít lâu). Công an địa phương cũng phá phách và cướp đi các đồ đạc của những người trông coi khu ruộng, nơi chính quyền muốn cưỡng chế.
Ngày hôm qua, bảy người nữa bị bắt tại địa phương, trong khi biểu tình đòi công an thả người. Hôm nay, thêm một người nữa bị bắt.
Bà Ngô Thị Đức, 76 tuổi, một trong những người dân có ruộng nằm trong khu đất bị chính quyền đe dọa cưỡng chế, cho biết tình hình tại chỗ và phản ứng của bà.
Bà Ngô Thị Đức (Bắc Ninh)
11/10/2013
« Bảy người mới bị bắt là Đặng Thị Mỳ, Đỗ Thị Sỹ, Ngô Thị Phương, Ninh Chiến, Đỗ Thị Giao, Nguyễn Thị Hồng và bà Phúc Châm. Hôm nay, họ lại bắt tiếp ông Đặng Văn Nhu, là một thương binh, bị bắt giữ luôn tại huyện Từ Sơn.
Ở trong xã, nói chung bây giờ họ tuyên truyền, họ nói dân là sai. Nhưng dân, từ đầu chí đuôi, không chống dự án nhà máy nước thải này, mà chỉ đề nghị là làm xa khu dân cư thôi, xuống dưới Đồng Khô, cách đó khoảng 1 km. Nhưng họ không chấp nhận.
Khu ruộng trên này là khu ruộng của toàn những người thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình cô đơn quả phụ, không có con cái, những người bị chất độc da cam. Nhưng họ cứ đè ra họ giữ. Gia đình nhà tôi có sáu khẩu, được 6,5 sào ruộng, nhưng mà bây giờ họ đè ra họ bảo là bán cho họ, nếu không làm là sai.
Từ trên bốn tháng nay, chúng tôi làm lều ở ngoài ruộng để trông. Ngày thì các cụ trông, đêm thì thanh niên, phụ nữ quãng 30-40 tuổi. Đến sáng ngày ra, các cụ xuống, thì con cháu lại về đi làm. Ăn cơm tại đấy, ngủ tại đấy. Bốn tháng trời như thế, từ cơn bão số 1 đến cơn bão số 10, rất nhục ! Mưa gió như thế, mà cứ phải ôm cái cột lều, muỗi đốt, ướt át… Họ có thương dân đâu ?!
Nhân dân bây giờ khổ quá đi. Họ bắt hết người này đến người khác, xong họ lại gọi (để bắt bàn giao đất ruộng). Đến bây giờ nhà ông Hào là đầu đơn (kiện), vợ có ruộng không bán, họ bắt bán ruộng không bán, họ bắt cả hai vợ chồng. Bây giờ con cái khổ quá, lúc nào con cháu ở nhà ấy cũng khóc, và con cái cũng không đi làm ăn gì được.
Ngay như bà Lân Thiêm chẳng hạn, bị nó rẩy a-xít, đã bắt được hai nghi phạm, nhưng vẫn không tìm ra thủ phạm thực sự. Bây giờ bà ấy vẫn chưa khỏi, máu vẫn chảy, vẫn phải dùng thuốc…, thế mà nó vẫn bắt lên nó nhốt.
Từ khi làm cái dự án nhà máy nước thải này, không họp dân bàn bạc gì cả, cứ đè ra mà làm thôi. Người dân mất hết cả quyền. Nhà tôi chẳng hạn, sáu khẩu mất 6,5 sào ruộng thì không biết sống bằng nghề gì. Bây giờ đi làm mướn có lúc người ta cũng không khiến. Thậm chí còn phải đi bắt con cua, con ốc, rồi trồng rau cỏ để ăn thôi. Gia đình là gia đình liệt sĩ, nghĩ cũng cay quá !
Bây giờ, họ chỉ bênh vực những người có tiền. Chủ đầu tư toàn những người có tiền, họ mua được hết cả. Còn người dân chân đất, mắt toét, người ta chẳng thương gì cả ! ».
Các tin bài liên quan

Viện răng hàm mặt cũng sai phạm lớn.

SAI PHẠM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT LẠI "DẬY SÓNG"

Theo kết luận điều tra của Thanh tra Sở Y tế hồi giữa năm 2013, bệnh viện có dự án đầu tư trang thiết bị bằng nguồn vay kích cầu với 9 loại thiết bị: Ghế máy nha khoa (người lớn và trẻ em); máy cắt phẫu thuật sóng radio; máy phẫu thuật sóng siêu âm; bàn phẫu thuật điện; đèn mổ 2 nhánh; máy gây mê giúp thở; monitor 06 thông số; hệ thống X-quang cone – beam. Tổng số vốn đầu tư cho các trang thiết bị được thành phố phê duyệt là 10,3 tỷ đồng.

Dự án trên sau đó bệnh viện đã tự ý điều chỉnh tăng thêm 1,68 tỷ đồng nhưng không báo cáo lên Sở Y tế và UBND thành phố. Thanh tra Sở Y tế kết luận bệnh viện tự ý điều chỉnh dự án là không đúng thẩm quyền theo quy định nên yêu cầu bệnh viện hủy kết quả đấu thầu gói thầu của dự án này và tiến hành lại các thủ tục mua sắm theo đúng quy định của pháp luật.

Trong đơn thư gửi đến Chủ tịch UBND thành phố và các cơ quan truyền thông, cán bộ công nhân viên chức bệnh viện Răng Hàm Mặt cho rằng: “Gói thầu 10 tỷ đồng ghế máy, trang thiết bị UBND thành phố đã hủy bỏ hồ sơ nhưng ban lãnh đạo lâm thời điều hành bệnh viện lại tìm cách lách luật xã hội hóa gói thầu này để ăn chia thêm lần nữa”.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/sai-pham-tai-benh-vien-rang-ham-mat-lai-day-song-788755.htm

Cần khởi tố bộ trưởng y tế.

(Tin tức thời sự)- Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết định khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” xảy ra tại BVĐK huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, làm 3 trẻ sơ sinh bị tử vong.

Ngày 10/10, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đây là bước tiếp theo để cơ quan cảnh sát điều tra áp dụng các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật, làm rõ vụ án.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa khởi tố bị can nào mà vẫn đang trong quá trình tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc. “Chúng tôi vẫn đang điều tra và sẽ cung cấp ngay khi có thể”, thượng tá Công nhấn mạnh.

Trước đó, sự việc xảy ra khi cả 3 sản phụ sinh con trong ngày 19 và rạng sáng 20/7, sản phụ và con đều khỏe mạnh. Thế nhưng, khi cả 3 trẻ sơ sinh lần lượt được cán bộ chuyên môn tiêm vacxin viêm gan B, sau khi tiêm được 30 phút, cả 3 trẻ xuất hiện dấu hiệu tím tái, khó thở và được chuyển đến ngay phòng hồi sức cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ đã tiến hành cấp cứu theo đúng quy trình nhưng cả 3 cháu đã tử vong ngay sau đó.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thiện, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa khẳng định, 3 liều thuốc vacxin viêm gan B tiêm cho 3 trẻ sơ sinh thuộc lô vacxin được Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa tiếp nhận vào ngày 18/7/2013.

Lô vacxin này được sản xuất vào tháng 9/2012 (hạn sử dụng vacxin là năm 2015) theo chương trình tiêm vacxin mở rộng.

Trình độ tiêm phòng cũng được lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh khẳng định là "quá tốt vì y tá có tay nghề hơn 20 năm".

Ông Võ Quy Nhơn, Trưởng phòng Y tế huyện Hướng Hóa cũng khẳng định, quy trình bảo quản vacxin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa cũng không phát hiện sai sót.

Chiều ngày 20/7, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị Trần Văn Thành cho biết, cơ quan chức năng tỉnh đã niêm phong toàn bộ lô thuốc vacxin viêm gan B này.

Nói về nguyên nhân dẫn đến 3 trẻ sơ sinh bị tử vong, ông Trần Văn Thành cho biết: hiện chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vacxin viêm gan B (loại vacxin tiêm trong 24 giờ sau khi sinh) nhưng theo đánh giá sơ bộ nguyên nhân nghi do sốc phản vệ sau khi tiêm vacxin.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị, Bộ Y tế đã đến ghi nhận, xem xét nhưng không làm rõ được nguyên nhân dẫn đến việc ba trẻ sơ sinh bị chết. Sau đó, Bộ Y tế phải phối hợp với Bộ Công an để điều tra làm rõ nguyên nhân.

Cũng trong thời gian này, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với hai cán bộ liên quan đến vụ việc là bác sỹ Lê Thị Kim Phượng, người chịu trách nhiệm chính trong ca trực và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận, người đã trực tiếp tiêm vaccine cho ba trẻ sơ sinh.

Như vậy, sau gần 3 tháng sau khi vụ việc đau lòng xảy ra Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, nhưng đến nay vẫn chưa quy trách nhiệm cho cá nhân nào.

Thái Linh (Tổng hợp VOV,TTO) - Báo Đất Việt.

Bệnh viện Mắt Hà Nội thừa nhận tái sử dụng kim tiêm

"Chúng tôi đã tiến hành hấp và tái sử dụng kim", bà Hương - phó GĐ bệnh viện Mắt Hà Nội, nói.
Sáng 7/10, sở Y tế Hà Nội đã tổ chức cuộc họp báo về vụ đơn tố cáo "tráo thủy tinh thể" chấn động dư luận trong thời gian qua. Bà Nguyễn Thu Hương, phó Giám đốc bệnh viện Mắt, Hà Nội đại diện bệnh viện trả lời những thắc mắc của PV Người Đưa Tin cũng như các cơ quan báo chí. Tại cuộc họp, rất nhiều vấn đề được vị phó giám đốc bệnh viện làm sáng tỏ, nhưng cũng không ít những câu trả lời của bệnh viện Mắt Hà Nội khiến báo chí cảm thấy thất vọng.
Buổi họp báo còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Khắc Hiền, (Giám đốc sở Y tế Hà Nội); ông Phan Đăng Long, (phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội)…
Sản phẩm dịch nhầy Duovis của Mỹ và Ấn Độ được cho là bị đánh tráo khi phẫu thuật mắt.
Lỗi thuộc về bộ phận tài chính (?)
Nhiều ngày qua, dư luận cả nước phẫn nộ khi bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy (khoa Đáy mắt) "tố" về "việc tráo thủy tinh thể" ở bệnh viện Mắt Hà Nội. Bà có thể cho PV biết quy trình phẫu thuật cho một bệnh nhân muốn thay thủy tinh thể?
Tôi khẳng định, bệnh viện không hề có sự tráo đổi thủy tinh thể như đơn tố cáo của bác sĩ Thủy. Bởi trong quá trình phẫu thuật, nếu thủy tinh thể mà bệnh nhân đã chọn không phù hợp, phẫu thuật viên sẽ tư vấn để bệnh nhân đổi sang nhân thủy tinh thể của một hãng khác. Nếu thay loại thủy tinh thể đắt tiền hơn, bệnh nhân phải đóng thêm tiền, còn nếu thay loại ít tiền hơn, bệnh nhân sẽ được trả lại phần thừa. Điều này đều được thể hiện rõ ở hóa đơn thanh toán viện phí. Còn về quy trình, khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ điều trị sẽ khám rồi tư vấn về loại nhân thủy tinh thể phù hợp với bệnh nhân. Sau đó, các bác sĩ phẫu thuật sẽ khám lại và tiếp tục tư vấn cho bệnh nhân về nhân thủy tinh hợp nhất.
Sau khi hoàn thành ca phẫu thuật, các bác sĩ sẽ dán mác loại thủy tinh thể đã thay cho bệnh nhân lên hồ sơ. Theo tôi, để xảy ra vụ lùm xùm như hiện nay là do bộ phận hành chính sơ suất. Bởi khi bệnh nhân xuống đóng tiền mua thủy tinh thể, bộ phận này đã dùng con dấu của hãng thủy tinh thể IQ để đóng lên tất cả hồ sơ, dù bệnh nhân dùng loại thủy tinh thể hãng Focus, Hoya. Có ba loại thủy tinh thể ở bệnh viện mắt: Loại IQ có giá 3.243.000 đồng, loại Hoya giá 3.240.000 đồng, loại Focus có giá 3.220.000 đồng. Ngay sau khi phát hiện, bệnh viện đã thu hồi lại con dấu đó. Bên cạnh đó, đối với các bác sĩ phẫu thuật, chúng tôi cũng chấn chỉnh, khi tư vấn cho các bệnh nhân chọn thủy tinh thể cũng cần phải yêu cầu bệnh nhân ký xác nhận rồi mới tiến hành phẫu thuật.
Theo đơn tố cáo, bệnh nhân bỏ tiền ra đặt mua dịch nhầy Douvis của Mỹ nhưng bị các bác sĩ tráo sang dịch nhầy Ấn Độ rẻ tiền. Một ống dịch nhầy Ấn Độ lại được dùng chung cho 4-5 bệnh nhân. Đây có phải hành vi lừa dối trắng trợn?
Dịch nhầy chỉ là vật tư tiêu hao trong phẫu thuật. Chúng tôi có ba loại của Mỹ, Đức và Ấn Độ. Ba loại này giá thành có khác nhau một chút, chất lượng khác nhau nhưng không hề ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật… Có bệnh nhân khi phẫu thuật chỉ sử dụng ½ ống, tuy nhiên có người phải dùng đến 2-3 ống. Trong gói 6,5 triệu đồng, bệnh nhân chỉ được 1 ống dịch nhầy. Chính vì thế, ca này dùng ít sẽ bù trừ cho ca dùng nhiều. Bệnh viện không hề có tiền chênh lệch từ khoản này.
Chất lượng dịch nhầy không làm thay đổi đến kết quả phẫu thuật, sao các bác sĩ lại không khuyên bệnh nhân sử dụng hãng của Ấn Độ cho rẻ?
Nếu bác sĩ phẫu thuật tốt có khi không cần phải sử dụng đến dịch nhầy. Tuy nhiên, có những bác sĩ phẫu thuật chưa quen sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng loại dịch nhầy của Mỹ để có độ quánh và chất lượng cao hơn loại dịch nhầy khác.
Bà Nguyễn Thu Hương (Phó Giám đốc bệnh viện Mắt Hà Nội).
Tái sử dụng kim tiêm!
Việc dùng cho 4-5 người sử dụng chung nhau một chiếc kim liệu có dẫn đến lây lan bệnh HIV và viêm gan B không, thưa bà?
Tất cả các ca phẫu thuật, chúng tôi đều thực hiện trong môi trường vô khuẩn. Bên cạnh đó, không hề có chuyện mấy người dùng chung một chiếc kim để lấy dịch nhầy.
Chúng tôi được biết, mỗi ống dịch nhầy chỉ đi kèm với một chiếc kim. Bà khẳng định không có chuyện mấy người dùng chung kim thì số kim còn lại lấy ở đâu?
Chúng tôi đã tiến hành hấp và tái sử dụng kim. (Rõ ràng có sự mâu thuẫn trong câu trả lời của bà Hương. Trước đó bà này trả lời không có chuyện dùng chung kim cho các bệnh nhân-PV).
Trên tay chúng tôi là phiếu phẫu thuật miễn phí của bệnh viện Mắt Hà Nội cho các đối tượng người mù có chữ ký của bà Vũ Thị Thanh, (Giám đốc bệnh viện). Tuy nhiên, với một ống dịch nhầy của Ấn Độ sử dụng cho 7 người. Vậy, phải chăng khi phẫu thuật miễn phí cho những người mù, các bác sĩ làm cho có mà không cần quan tâm đến chất lượng?
Thú thực tôi không biết phiếu phẫu thuật ấy từ đâu ra (!?)
Xin cảm ơn bà!                                  
Bệnh viện phải kê khai cụ thể gói 6,5 triệu đồng
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Việt Cường, (chánh thanh tra sở Y tế Hà Nội) cho rằng: "Trong gói thay thủy tinh thể trị giá 6,5 triệu đồng, bệnh viện Mắt Hà Nội phải kê khai cụ thể các thành phần, trong đó có giá bao nhiêu để cho các cơ quan báo chí và người dân được biết. Bên cạnh đó, khi sử dụng loại thủy tinh thể hãng nào, các bác sĩ cần phải ghi rõ vào bệnh án. Nếu có sự thay đổi, người phẫu thuật bắt buộc phải thông báo cho bệnh nhân được rõ. Qua quá trình thanh tra, chúng tôi thấy, sự việc này bắt nguồn từ sơ suất bộ phận tài chính của bệnh viện". 
Vương Chân (ghi)

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Tình tiết rúng động vụ “tráo thủy tinh thể” ở bệnh viện Mắt Hà Nội ( tiếp )


SGTT.VN - Sau khi BS Nguyễn Thị Thu Thủy tố cáo trực tiếp với Bí thư Phạm Quang Nghị về việc “đánh tráo thủy tinh thể” tại Bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội. Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo giải quyết nhiều lần nhưng chị Thủy không hài lòng với kết luận thanh tra.
Những sản phẩm của Mỹ và Ấn Độ bị đánh tráo khi mổ 
UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận đã có 703 ca bị “tráo thủy tinh thể” trong lúc mổ so với hóa đơn ban đầu. BS Thủy không hài lòng với kết luận “sai sót” vì cho rằng không thể có sai sót với số lượng lớn như vậy.
Điều đầu tiên BS Thủy đề cập khi gặp nhà báo là mong muốn “được bảo vệ” theo quy định của luật tố cáo, và không muốn chụp hình đăng báo.
Theo lời BS Thủy, trong năm 2011 BV Mắt Hà Nội đã mổ cho khoảng 3.000 ca. Giá mỗi ca mổ khoảng 6,5 triệu đồng. Với số tiền này người bệnh sẽ phải được dùng toàn bộ chất liệu của Mỹ. Nhưng trên thực tế giám đốc BV Vũ Thị Thanh đã cho đấu thầu các chất liệu rẻ tiền để tráo đổi trong lúc phẫu thuật.
Cụ thể trên hóa đơn thu tiền của người bệnh đều ghi rõ thể thủy tinh nhân tạo IQ của hãng Alcon (Mỹ), nhưng trên thực tế trong lúc mổ nó đã bị tráo sang nhân HOYA và Focus của hãng khác. Từ những số liệu thống kê đầy đủ, chi tiết, chị Thủy và một đồng nghiệp trong bệnh viện tính toán có khoảng 800 ca mổ đã bị đánh tráo.
Nghiêm trọng hơn, từ dịch nhầy Duovis của Mỹ (600.000 đồng/hộp) đã bị tráo sang dịch nhầy Ấn Độ rẻ tiền (chỉ có giá 245.000 đồng/hộp). Mặt khác thay vì chỉ dùng cho một bệnh nhân, thì mỗi ống dịch nhầy Ấn Độ lại được chia dùng cho từ 4 – 5 bệnh nhân. Sau khi khớp nối toàn bộ số liệu, các chị tính toán đã có khoảng 3.000 ca mổ bị tráo dịch nhầy. Như vậy qua nhẩm tính, số tiền gian lận đã lên đến hàng tỉ đồng.
Đề cập đến vấn đề y đức, chị cho biết các bệnh nhân trước khi mổ hoàn toàn không được làm xét nghiệm HIV và viêm gan B. BS Thủy phân tích, trong mắt thường có nhiều mạch máu, cộng với ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 7 phút, mà mỗi ống dịch nhầy Ấn Độ, dùng cho 4 – 5 người lại chỉ dùng chung một kim truyền dịch, điều này khiến nguy cơ lây nhiễm rất cao. BS Thủy nói thêm, sau khi lên tiếng phản ánh vụ việc, bệnh viện đã cho bệnh nhân xét nghiệm trước khi mổ. Từ đó phải có khoảng 5 – 10% trong tổng số bệnh nhân đến mổ bị phát hiện bệnh.
Sau khi gửi nội dung tố cáo lên sở Y tế và UBND TP Hà Nội, cả hai đơn vị đều thừa nhận những tố cáo trên là đúng, nhưng BS Thủy không hài lòng khi vụ việc chỉ được kết luận là “sai sót chuyên môn”.
Mặt khác UBND TP cũng chưa trả lời rõ ràng về hành vi gian lận tráo đổi dịch nhầy trong 3.000 ca mổ. Điều nữ BS này nhấn mạnh là trong suốt một năm qua đến giờ, bà Thanh vẫn tiếp tục gian lận.
Hàng loạt đơn thư, và các số liệu có liên quan tố cáo hành vi gian lận tại BV mắt Hà Nội 
Một vấn đề khác được chị Thủy lên tiếng tố cáo là việc gian lận trong vật tư tiêu hao của ca mổ. Cụ thể hệ thống máy Infinity khi vận hành cần một bộ phận catsset infinity có giá trên 2,3 triệu đồng/cái. Trung bình 1 catsset dùng cho 20 ca mổ, nhưng giám đốc Thanh đã xây dựng định mức chỉ với 4 ca mổ/1 catsset. Như vậy số tiền gian lận khoảng 500.000 đồng/ 1 ca mổ. Tương tự theo định mức 1 ca mổ dùng 1 bộ dao giá trên 400.000 đồng, nhưng thực tế thì 10 ca mổ chỉ sử dụng chung 1 bộ. Tính ra số tiền gian lận gần 400.000 đồng mỗi ca mổ.
Đề cập đến vấn đề y đức, chị cho biết các bệnh nhân trước khi mổ hoàn toàn không được làm xét nghiệm HIV và viêm gan B. BS Thủy phân tích, trong mắt thường có nhiều mạch máu, cộng với ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 7 phút, mà mỗi ống dịch nhầy Ấn Độ, dùng cho 4 – 5 người lại chỉ dùng chung một kim truyền dịch, điều này khiến nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Bên cạnh đó, BS Thủy còn cho biết những bệnh nhân có thẻ BHYT thì tiền catsset và dao mổ đã được BHYT thanh toán, nhưng bà Thanh vẫn thu thêm 1 triệu đồng mỗi ca mổ. BS Thủy tính toán từ tháng 7/2012 đến nay có khoảng 3.000 ca mổ bị gian lận, số tiền cũng lên đến hàng tỷ đồng.
Thậm chí, BS Thủy còn lên tiếng tố cáo gian lận trong việc mổ từ thiện khi bệnh viện mổ thay thủy tinh nhân tạo cho 25 bệnh nhân trại phong ở Quốc Oai, Hà Nội, với chi phí được tài trợ 1,3 triệu đồng mỗi ca mổ. Tuy nhiên các ca mổ này đã không được thực hiện theo đúng quy định như những ca mổ thay thủy tinh thể khác…
“Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại BV đa khoa Hoài Đức chỉ với vài chục triệu đồng chẳng thấm tháp gì so với vụ việc này” – Chị Thủy so sánh.
Để có cái nhìn khách quan, nhiều chiều, chúng tôi đã có buổi làm việc với giám đốc BV mắt Hà Nội Vũ Thị Thanh. GĐ Thanh lý giải gì về những nội dung tố cáo của BS Thủy như thế nào sẽ tiếp tục thông tin đầy đủ tới bạn đọc.

Dân bị coi như lợn - công an trùm bao tải bắt cóc dân Trịnh Nguyễn

 Mới 9 giờ sáng : 
-           Cô ơi, sáng  nay bọn công an nó ập đên và bắt mẹ cháu và bà vợ ông Hào đi rồi ạ, công an tràn về đầy xóm, lúc đầu nó ập vào nhà cháu nhưng mẹ cháu không có nhà, sau đó chúng bắt được mẹ cháu ở nhà cậu cháu
-           Bà Thiêm bị công an bắc thang vào nhà bắt đi rồi ạ, bắt cả bà Thiêm và cả bà vợ ông Hào, chúng trùm  mặt và bịt mồm hai bà khiêng đi rồi a, không biêt là đưa đi đâu, hiện trường lều lán trông cánh đồng Lỗ Vó đã bị công an dỡ bỏ hết rồi cô ạ
-           Cô ơi sáng nay bất thình lình có 15 chiếc xe chở công an và bộ đội về canh gác các gia đình và bắt đi hai người rồi ạ,
-           Sáng nay Trịnh Nguyễn công an về đông lắm, khoảng hơn 600 người, đứng thành từng tốp khoảng 10 canh các gia đình, và bắt đi 2 người, không biết ai là người tiếp theo, bắt không có lệnh.,
.........

Những tiếng nói dồn dập đưa đến những tin vô cùng kinh hãi, tôi cố gắng trò chuyện xem có ai bị đánh không? Mấy hôm trước ở Trịnh Nguyễn có xảy ra vụ việc gì lên quan đến sự viêc này không, có ai ghi được hình ảnh bắt người không? …..tuy nhiên vì công an đã bố trí một lượng đông đảo ập vào canh giữ tất cả các gia đình, cả làng bị khủng bố và không ai cũng bị giam trong không gian hẹp của nhà mình, không ai đến để hỗ trọ nhau được, các gia đình có người bị bắt rất sốc và kinh sợ.

Công an bịt mặt, trùm đầu những người bị bắt là phòng ngừa trong trường hợp có lọt được cái ảnh nào ra ngoài thì cũng không biết được ai với ai hay sao?

Khoảng gần trưa, khi tôi về đến gần Trịnh Nguyễn, thấy công an dày đặc đang canh gác một đám đông người dân dưới một chân cầu trên đường quốc lộ 1A cũ, gần  lối rẽ vào Trịnh Nguyễn, tôi dừng lại hỏi thăm nhưng người dân ầm ừ và lảng tránh, tôi vẫn đoán đây là dân Trịnh Nguyễn, tôi vòng ra sau đám đông và lột khẩu trang ra, một số người nhận ra tôi và chen nhau kể, thì ra họ rất sợ các tờ báo đảng và đài truyền hình vtv, họ bảo những người đó nói không thật, không đưa tin theo sự thật.

Sau một hồi trò chuyện mới biết, sáng nay có một đội đang cùng với cụ Lê Hiền Đức đang họp bên chính phủ hay trung ương gì đó về vấn đề nhà máy nước thải, họ nói nếu nhóm này mà ở nhà thì chắc cũng bị bắt rồi

Nghe câu chuyện cứ như kiểu vừa đánh vừa đàm của chiến trường năm 1972, ông Hào là người được người dân Trịnh Nguyễn ủy quyền làm đơn tố cáo và sáng nay ông đang làm việc với cấp trung ương thì ở nhà công an vào trùm đầu vợ, bịt mồm bắt mang đi, cả xóm bị canh gác là vì không cho ai can thiệp giải cứu vợ ông và chị Thiêm nữa, gần như không ai lấy được hình ảnh nào về cảnh bắt bớ của công an.

Công an đã đưa ra một kế hoạch bắt bớ vô cớ, chặt chẽ và tốn kém để  ngăn chặn truyền thông.

Sau khi bắt người mang đi, công an cũng không canh gác các gia đình khác nữa, bà con Trịnh Nguyễn ùa đi tìm hai người bị bắt, họ đi qua UBND phường, công an Phường nhưng không thấy người, họ đã ra biêu tình ở đường quốc lộ 1A cũ làm ách tắc giao thông, công an bắt một số người lên xe nhưng tất cả cùng ùa lên xe nên công an lại thả người xuống.

Khoảng 11h 30’  có tin tiếp ông Hào đã bị bắt, không biết dẫn đi đâu, lạ thật, ông Hào đang ở Hà Nội, đang làm việc với chính phủ hay trung ương gì đó với cụ Đức cơ mà, lại đang ở Hà Nội nữa

Đứa bé gái con ông Hào gục mặt xuống như sụp  hẳn đi, còn thằng anh lớn và một số người hỏi tôi
-     Bây giờ làm thế nào
Tôi bảo
_    Bây giờ đi đòi người, dò la người ở đâu thì đến đấy đòi người, người là quan trọng nhất, còn vấn đề nước thải thì để xử lý sau

Tuy nhiên hiện nay  đang có 100 người dân Trịnh Nguyễn đang ở phòng tiếp dân ở đường Ngô Thì Nhậm ở Hà Đông nhưng gần 3h chiều mà họ chưa được tiếp, còn nhóm đàm phán hay đối thoại gì đó thì cũng bặt vô âm tính, không ai biết họ đang ở đâu. Công an bắt người sao đến văn phòng này để đòi người cơ chứ.

Người dân kể, họ nghe công an hỏi thăm nhau, ai ra lệnh bắt nhưng có vẻ như là cũng không ai biết

Chị Thiêm, thủ lĩnh của người Trịnh Nguyễn vừa qua bị tạt axits đến bây giờ chưa tìm ra thủ phạm, bây giờ bất thình lình bị công an đến nhà cậu bắc thang vào nhà trùm đầu, bit mồm khiêng đi.

Câu chuyên nhà máy nước thải thực ra là thế này, dân làng ở đấy không đồng ý xây dựng nhà máy nước thải tại khu vực Lỗ Vó mà muốn chuyển đến một vị trí xa hơn

  Quyền quyết định đó của người dân Trịnh Nguyễn được xác định thông qua văn bản chấp nhận của UBND phường châu phê theo qui định tại mẫu văn bản phụ lục kèm theo thông tư 05/2008/TT-BNTMT của Bộ TNMT, nếu không có văn bản này thì sở TNMT tỉnh Bắc Ninh không đủ điều kiện để phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, làm cơ sở cho UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt dự án đầu tư nhà máy nước thải Từ Sơn

Người dân Trịnh Nguyễn không đồng ý thì UBND phường Châu Khê không thể ra văn bản đồng ý được, dự án thiếu điều kiện cần để phê duyệt dự án đầu tư nhà máy nước thải tại vị trí cánh đồng Lỗ Vó

Có một nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Bộ TNMT qui định không đúng tinh thần của luật môi trường 2005, đó là gần như cho phép tất cả các dự an được phê duyệt dự án đầu tư trước khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không đưa ra được lí do một cách khoa học và thỏa đáng, trường hợp nào và vì sao lại thế, vô tư đi ngược với nguyên tắc của khoản 4 điều 22 của Luật môi trường 2005

Do đó người dân Trịnh Nguyễn hoàn toàn dựa vào Luật Môi Trường để bảo vệ quyền lợi của mình, các nội dung của các văn bản dưới Luật trái với Luật và không được giải thích khoa học thì không có giá trị, bởi lẽ nghị định chỉ là văn  bản hướng dẫn thi hành luật.

Quyền của người dân Trịnh Nguyễn đối với dự án là dựa vào luật pháp như trên, thật sự lo  lắng kiểu đề xuất đối thoại tạo điều kiện cho bọn Bắc Ninh vừa đánh vừa đàm mà thật ra không đàm mà chỉ có đánh, có qui định nào để người dân Trịnh Nguyễn lên trung ương đối thoại về việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải đâu, nó sẽ đánh chết mất thôi,…. Thương lắm những người dân Trịnh Nguyễn.

5h chiều  ngày 9/10/2013

Thanh Tran FB
Xem thêm : 

Nhân dân Trịnh Nguyễn Bắc ninh tiếp tục biểu tình giữ đất, yêu cầu đối thoại với chính quyền.

  Mấy ngày nay, nhân dân Trinh Nguyễn Bắc ninh liên tục biểu tình giữ đất, họ đang yêu cầu chính quyền đối thoại với họ về những việc làm khuất tất của chính quyền.
  Chính quyền được dân bầu ra, ăn lương làm việc cho dân nhưng lại làm việc thế nào để dân phải yêu cầu đối thoại ? dự án nếu là công trình công cộng, lợi ích Quốc gia và minh bạch thì sao không họp công khai với dân trước sự có mặt của báo chí chứng kiến, đưa tin mà làm ăn chày bửa, lén lút, dân phát hiện ra thì lại mang các lực lượng ăn cơm dân ra để xô đẩy theo kiểu ăn cướp đất vậy ?
 Bài học Văn giang còn nóng hổi kia chắc chưa được chính quyền Bắc Ninh học tập noi gương ? 
Những hình ảnh của nhân dân Trinh Nguyễn mấy ngày nay :













 Tổ quốc ghi công cũng ...ra đường.


Trống dân dùng chống lũ cướp đất.


Học sinh cùng ngừoi thân chống cướp đất



Theo Blog của  Cụ Lê Hiền Đức.