Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Truyền hình ANTD bịa đặt , cho rằng ca sỹ Thanh Lam quan hệ " không lành mạnh " với con trai thứ trưởng.

 Khi ba mẹ con ca sỹ Thanh Lam được anh bạn là con trai thứ trưởng một bộ mời đi ăn tối tại nhà hàng Phù đổng thì có một đối tượng nam giới tự nhận là đã nhiễm HIV đe doạ Thanh Lam khiến nhà hàng hoảng loạn, gọi cho 113.

ca sỹ Thanh Lam nên khởi kiện truyền hình ANTD

 Khi công an 113 tới thì tên nhận là HIV kia bỏ chạy, lại lòi ra con mẹ sồn sồn tự nhận là vợ của anh bạn đã mời mẹ con Thanh Lam đi ăn tối. Chị này nói với các phóng viên xung quanh rằng : đã cảnh báo " cô ấy " ( Thanh Lam ) nhiều lần, tới cả nhà riêng..nhưng cô ấy vẫn đi với chồng tôi nhiều lần. ( Chả hiểu sao như vậy, chắc cô ấy xinh đẹp  hơn, hát hay, lịch sự hơn, không chơi với bọn HIV...?)
 Truyền hình ANTD lập tức có phóng viên quay clip Thanh Lam làm việc với công an phường Lê Đại Hành, biên bản làm việc ra sao không được phóng viên đưa lên nhưng thuyết minh trong clip có dán tem ANTD thì nói rằng :" Thanh Lam có nhận rằng " đã có quan hệ không lành mạnh " ( không lành mạnh theo tiếng Việt có thể hiẻu là : quan hệ không trong sáng, gây khó chịu, gây sóng dư luận...vv chứ không theo điều luật cấm nào trong các bộ luật thì phải ).
 Là một tờ báo của nhành an ninh, ANTD nhiều lần bị dân kéo đến tận cổng để phản đối cách làm báo xuyên tạc sự thật của tờ báo này, nhất là đối với các giáo dân tại Hà nội ở sự kiện Thái hà và Nhà Chung. Tờ báo này và tờ Hà nội mới từng thi nhau xuyên tạc sự thật cả về câu nói của Đức Cha Ngô Quang Kiệt khiến dư luận hiểu lầm, sau đó các tờ báo với các phóng viên bồi bút này im bặt không một lời xin lỗi hay giải thích trước dư luận.
 Ngay cả cái đài truyền hình Hà nội cũng từng bị các nhân sỹ trí thức khởi kiện năm 2011 về tội cho phóng viên đi phỏng vấn vài ông bà già ngoài phố, rồi về vu cho những nhân sỹ trí thức biểu tình chống Trung quốc gây hấn là những " kẻ phản động". Trần Gia Thái giám đóc đài truyền hình Hà nội quê Bình Lục bị dân chúng kéo đến cổng đài đòi đối thoại và phản đối năm 2011 khiến giới báo chí  Hà nội một phen bẽ mặt.
 ANTD hay Hà nội mới , kể cả VTV, báo công an mới đây cũng liên tục bị dân chúng ơphản đối sau các vụ xuyên tạc về Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, thật đáng thương cho họ khi tự họ biến mình thành bồi bút, văn nô, gây phương hại vô cùng cho xã hội liên tục bởi bóp méo sự thật.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Ngành y tế đã vượt quá giới hạn về sự thối nát !

Scandal Y tế mới: Hàng vạn bệnh nhân bị 'bỏ sót'

   Trên năm mươi nghìn bệnh nhân đái tháo đường và tiền đái tháo đường bị “bỏ sót” không được chẩn đoán và hàng triệu tài liệu truyền thông có nội dung sai được “nhân bản” trên toàn quốc.

Ngân sách nhà nước đã phải chi một khoản rất lớn để sàng lọc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường vì sức khỏe nhân dân. Nhưng số tiền hàng chục tỷ đồng có nguy cơ bị lãng phí khi hàng vạn người bị bỏ quên, trong khi đó nhiều tỷ đồng khác dành cho việc tuyên truyền tới nhân dân lại gây hậu quả nghiêm trọng với những sai sót khác về chuyên môn và ý thức chính trị. Vì sao lại xảy ra chuyện này?
Đái tháo đường là một dịch bệnh có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và sự phát triển kinh tế xã hội. Bệnh đái tháo đường thường phát triển âm thầm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa, biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch, đột quỵ,...
Phát hiện sớm người bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường để điều trị, phòng bệnh sẽ làm chậm xuất hiện, ngăn chặn biến chứng, giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Theo báo cáo của Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến (TT ĐT&CĐT), tỷ lệ đái tháo đường ở đối tượng bình thường tuổi từ 45 đến 69 là 7,8%, tỷ lệ tiền đái tháo đường ở đối tượng này là 38,9% (điều tra 2008 – Báo cáo của TT ĐT&CĐT).
Tiền tỷ và số phận 50 nghìn người bệnh
Xác định được tầm quan trọng của hoạt động sàng lọc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường, hàng năm nhà nước đã dành ra một khoản ngân sách lớn cho hoạt động này, trong năm 2013 ngân sách dành cho hoạt động này gần 13 tỷ đồng.
TT ĐT&CĐT của Bệnh viện Nội tiết T. Ư chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngân sách, xây dựng kinh phí sàng lọc, hướng dẫn kỹ thuật và giám sát. Địa phương chịu trách nhiệm triển khai hoạt động sàng lọc tại thực địa.
Báo cáo của 42 tỉnh/thành phố trong tổng số 63 tỉnh/thành phố triển khai hoạt động sàng lọc năm 2012, trong số 162.831 đối tượng có nguy cơ cao bị đái tháo đường được tiến hành sàng lọc, chỉ phát hiện được 5,8% người bị bệnh đái tháo đường, 14,9% người bị tiền đái tháo đường (Báo cáo của TT ĐT&CĐT).
Như vậy, nếu đem số người bệnh được phát hiện trong chương trình sàng lọc so với tỷ lệ mắc bệnh chung thì chỉ tính riêng năm 2012, chương trình sàng lọc đã “bỏ sót” ít nhất hơn 3.000 bệnh nhân đái tháo đường và gần 50.000 người tiền đái tháo đường không được chẩn đoán.
Con số bệnh nhân bị “bỏ sót” không được chẩn đoán kịp thời còn lớn hơn rất nhiều nếu biết từ 2009 – 2012 TT ĐT&CĐT đã triển khai sàng lọc gần 700.000 người có nguy cơ cao với tỷ lệ bệnh phát hiện liên tục thấp nhưng không hề có có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh.
Do TT ĐT&CĐT đã hướng dẫn sai, hay thiếu kiểm tra, giám sát, hay còn những nguyên nhân nào khác,... chương trình sàng lọc bệnh đái tháo đường đã bỏ sót hàng vạn người bệnh?
Sai sót trong chuyên môn của TT ĐT&CĐT không chỉ gây lãng phí hàng chục tỷ đồng của nhà nước đầu tư cho hoạt động này mà quan trọng hơn đó là chương trình đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe những người bệnh bị “bỏ sót” không được chẩn đoán vì những người bệnh này đã yên tâm mình không bị bệnh, sinh hoạt ăn uống thoải mái hơn và sẽ đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Trách nhiệm của quan chức y tế ở đâu ?

Thuốc giá “bèo”, chất lượng kém “tràn” vào bệnh viện?

(Dân trí) - “Có những loại thuốc đầy đủ các tiêu chí đấu thầu, giá rẻ bằng 1/10 thuốc khác, thế nhưng bệnh nhân dùng thì không khỏi. Vì thế, không thể để những thuốc giá “bèo” nhưng chất lượng lại không đạt vào bệnh viện, bệnh nhân sẽ là người khổ đầu tiên”.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức thẳng thắn chia sẻ tại buổi mở thầu nhận các hồ sơ đấu thầu thuốc vào BV Việt Đức theo hướng dẫn mới về đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện.
Lần đầu tiên báo chí được tham dự công khai buổi mở thầu thuốc tại BV. Ảnh: H.Hải
Lần đầu tiên báo chí được tham dự công khai buổi mở thầu thuốc tại BV. Ảnh: H.Hải
“Tự bắn vào chân” nếu nhập thuốc rẻ, kém chất lượng!
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Việt Đức là bệnh viện đầu ngành ngoại khoa, có những bệnh nhân phải mổ 3 - 5 lần. Vì thế, thuốc vào bệnh viện phải là thuốc tốt, giá hợp lý. Còn ham rẻ, đấu thầu thuốc rẻ thì chính người bệnh khổ, bởi thuốc chất lượng không tốt không thể nào chữa bệnh được. Cụ thể, một bệnh nhân nam bị viêm phúc mạc sau mổ cắt túi mật ở bệnh viện tuyến tỉnh vừa được chuyển lên bệnh viện Việt Đức ngày 29/8. Dù đã được mổ cấp cứu, được chỉ định dùng một loại kháng sinh tương đối tốt nhưng đến hai ngày bệnh nhân vẫn không cắt được sốt, bụng vẫn chướng lên và buộc phải thay một loại kháng sinh khác. Ngay sau khi dùng một ngày bệnh nhân đã cắt sốt, tỉnh táo, bụng xẹp.
Giám đốc BV Việt Đức cũng bày tỏ, với riêng bệnh viện Việt Đức, nếu cũng chấm thầu theo đúng thông tư về hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế (có hiệu lực từ tháng 6/2012) của Bộ Y tế, các loại thuốc muốn trúng thầu phải có giá thành thấp nhất, thì để lo cho toàn bộ số thuốc dùng từ nay đến hết năm 2014, BV chỉ phải chạy khoảng 150 tỷ. Nhưng nếu lấy đúng thuốc để chữa được bệnh cho bệnh nhân tại BV Việt Đức thì số tiền sẽ tăng gấp đôi.
“Rõ ràng, chấm thầu cho thuốc có giá thành thấp, tiền sẽ ít đi. Về mặt quản lý, chúng tôi rất muốn chi ít tiền. Nhưng chúng tôi là những người chịu trách nhiệm cho tính mạng bệnh nhân, đứng trước sự sống - chết của người bệnh, chúng tôi không thể làm thế được. Bởi những thuốc này nếu trúng thầu vào bệnh viện, có dùng cho bệnh nhân thì cũng không khỏi bệnh. Như thế, chúng tôi có tội với người bệnh”, ông Quyết thẳng thắn bày tỏ.
TS Quyết cho rằng, cùng là loại thuốc với hoạt chất giống nhau, hàm lượng giống nhau,
TS Quyết cho rằng, cùng là loại thuốc với hoạt chất giống nhau, hàm lượng giống nhau, cùng đủ tiêu chuẩn tham gia dự thầu nhưng Hội đồng tư vấn sẽ xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn thuốc tốt, giá hợp lý chứ không thể chọn thuốc rẻ, hiệu quả kém. Ảnh: H.Hải
Ông Quyết lấy dẫn chứng về một loại thuốc kháng sinh Ciprofloxacin, cùng tiêm tĩnh mạch, một loại hoạt chất, hàm lượng 200mg/100ml nhưng một loại thuốc có nguồn gốc từ Châu Âu sản xuất có giá đến 80.000 đồng/lọ, trong khi lọ thuốc còn lại chỉ có giá bang 1/10. “Về mặt pháp lý, cả 2 loại thuốc này đều đã được cấp phép vào Việt Nam, đều có đầy đủ điều kiện dự thầu, cùng được chấm thang điểm kỹ thuật trên 70, nghĩa là đủ điểm dự thầu vào BV nên đương nhiên loại thuốc giá rẻ hơn được chấm trúng thầu. Đã có bệnh viện, sau khi “chấm” thuốc giá rẻ này thì đã không thể dùng cho người bệnh vì chất lượng quá kém, không đáp ứng điều trị. Vì thế, nếu cứ áp dụng cứng nhắc theo quy định của Thông tư 01 về đấu thầu thuốc vào BV thì chẳng khác nào tự bắn vào chân mình”, ông Quyết phân tích.
Chọn thuốc tốt, người bệnh đỡ khổ
Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc BV Việt Đức, cho biết, bệnh viện vẫn thực hiện đấu thầu thuốc theo thông tư 01, tuy nhiên, quan điểm của BV là phải ưu tiên các loại thuốc có chất lượng tốt, có hiệu quả điều trị chứ không phải ưu tiên giá.
Theo thông tư 01 về hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế (có hiệu lực từ tháng 6/2012) của Bộ Y tế, các loại thuốc muốn trúng thầu phải có giá thành thấp nhất. Thực hiện theo hướng dẫn này, nhiều tỉnh đã tiết kiệm được 20 - 30% chi phí tiền thuốc so với các năm. Tuy nhiên, một điều đáng báo động cũng được đặt ra, đó là bệnh nhân đáp ứng điều trị chậm.
Giám đốc BV Việt Đức cũng cho rằng, thuốc là một mặt hàng đặc biệt nên phải có tiêu chí chấm thầu riêng. “Chúng ta không phải vì mục đích giảm giá thuốc nhằm trấn an dư luận mà phải đặt mục tiêu chữa được bệnh, đưa giá thuốc về giá hợp lý của thực tế. Nhà nước, Bộ Y tế cũng không khuyến khích chúng ta lấy thuốc rẻ mà không chữa được bệnh. Vì thế, tôi quán triệt là mua được thuốc đúng, giá hợp lý, không bao giờ được mua thuốc kém chất lượng”, ông Quyết khẳng định.
Cũng theo Ban giám đốc BV Việt Đức, những năm qua, BV Việt Đức luôn đặt tiêu chí thuốc tốt, giá hợp lý, chú ý đến từng mục đích sử dụng. Trong nhiều năm qua, Việt Đức đã chọn được giá hợp lý mà thuốc tốt vì đã có hội đồng đấu thầu thuốc với đầy đủ các chuyên gia của các lĩnh vực để phân tích thuốc nào tốt, thuốc nào không tốt.
TS Quyết bày tỏ: “Không dùng thuốc tốt rất nguy hiểm, vừa kéo dài thời gian điều trị, tăng gánh nặng cho người bệnh, vừa khó giảm tải được bệnh viện. Có một số thuốc bảo hiểm rất ủng hộ BV lấy thuốc hãng, thuốc đắt nhưng hiệu quả.
Với những loại thuốc đắt tiền này, BV Việt Đức có những quy định chặt chẽ để tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Ví như những loại thuốc có giá trị trên 200 ngàn/ đơn vi thuốc đều được đưa vào danh mục để bác sĩ điều trị biết giá. Và khi kê đơn sẽ có đơn vị kiểm soát kê đơn. Đã từng có bác sĩ bị phạt vì kê đơn thuốc đắt tiền, dẫn đến tình trạng nhiều bác sĩ khác e dè trong chỉ định. Chúng tôi luôn chủ trương phải điều trị theo tình trạng bệnh chứ không phải là vượt quá chi phí điều trị”.
Hồng Hải - 

 Vụ này đảm bảo ông Quyết ăn đòn từ bộ y tệ. Xem Bộ ra đòn đây :

(Dân trí) - Sau khi lãnh đạo BV Việt Đức bày tỏ quan điểm, việc đấu thầu thuốc ưu tiên giá có thể dẫn đến tình trạng thuốc giá rẻ, chất lượng kém trúng thầu tràn vào BV, Bộ Y tế đã yêu cầu BV Việt Đức giải trình vấn đề này.
 >> Thuốc giá “bèo”, chất lượng kém “tràn” vào bệnh viện?

Bộ Y tế yêu cầu BV Việt Đức cung cấp các bằng chứng khoa học về các thuốc trúng thầu với giá rẻ, chất lượng kém, không đáp ứng điều trị như phát biểu của Lãnh đạo Bệnh viện được cơ quan truyền thông đăng tải.
Các bằng chứng khoa học cần căn cứ trên cơ sở tiêu chí, quy trình, phương pháp thực hiện và phân tích kết quả, cỡ mẫu nghiên cứu theo hướng dẫn của Cục Quản lý dược tại văn bản số 11069/QLD-GT ngày 12/7/2013 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế  về việc đảm bảo chất lượng thuốc trong công tác đấu thầu mua thuốc.
 
Đề nghị Đồng chí Giám đốc Bệnh viện báo cáo các nội dung trên về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Quản lý dược) trước ngày 12/9/2013.
Tú Anh

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Vincom để sập cẩu tháp xây dựng khiến 13 hộ dân cạnh công trình điêu đứng

 Hôm qua, một cẩu tháp của toà nhà T8 khu Time city do Vincom làm chủ đầu tư đã bị sập.
Sập cẩu tháp xây dựng là một chuyện động trời, báo động về việc làm ăn cẩu thả, coi thường các qui định về an toàn, kiểm tra giám sát chất lượng công trình ngay trong quá trình thi công.
 VIC cũng đang bị cư dân mua nàh tại đây tố cáo, gửi hồ sơ ra tận thanh tra chính phủ và báo chí để khiếu kiện vì bị bán cho nhà chất lượng kém, kém xa thiết kế được duyệt khi ký hộ đồng mua nhà.

 Chủ đầu tư đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, khó khăn nên bỏ qua thương hiệu, uy tín của mình để ăn bớt kể cả từ cái lỗ thoát sàn WC, cái ổ cắm điện, miếng gỗ lát sàn...xem qua trong trang FB do cư dân mua nhà tại Time city lập ra thấy kinh khủng về sự cẩu thả, bất tín của chủ đầu tư khi xây nhà bán cho dân, coi thường khách mua, cố tình lừa đảo trắng trợn.




Côn an khu vực đến làm việc với các hộ dân bị câu tháp đổ đè hỏng nhà.

 Thị trường bất động sản đóng băng khiến các chủ đầu tư chết đứng, VIC không là ngoại lệ. Hiện Vic đang rao bán nhà với giá chỉ bằng nửa giá năm trước nhưung tình hình bán nhà vẫn không khá lên được một phần do bị dân tố cáo, khiếu kiện gây chán chường cho những ai có ý định tới xem hay hỏi thông tin mua nhà của VIC.
 Chuyện các chủ đầu tư xây dựng ở Việt nam khi đất đai nhà cửa đang thời bong bóng thì ép giá, lừa ký hợp đồng qua quít để ép người mua, kiếm lời , nay không bán được nhà thì cố ăn bớt những cái bán rồi nhưng chưa giao...đang là chuyện phổ biến. Nó cũng như chó cùng dứt dậu mà thôi, đến việc cố tình lừa để người mua ký vào hợp đồng sơ sài còn làm thì chuyện ăn bớt có gì mà họ không dám làm, nhất là khi họ đang cạn túi và bị sức ép cống nộp từ các cấp chính quyền.