Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Dân Phúc thọ nhiều lần bao vây uỷ ban, nấu cháo.

Ảnh dân Phúc thọ bao vây Uỷ ban, nấu cháo tại sân






Ngành y tế tiếp tục giết người !

Trong năm qua rất nhiều sản phụ, trẻ sơ sinh đã tử vong vì sự vô trách nhiệm của các y bác sĩ. Sự ra đi của những con người vô tội để lại nỗi ám ảnh, nỗi đau không dứt trong lòng người thân, lại một lần nữa khiến dư luận hoài nghi về đạo đức ngành y.

Nữ hộ sinh thẳng tay đánh, tát sản phụ

Khoảng 21h ngày 30/9, chị Đặng Thị Xuân Lộc (SN 1988) trú tại thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vỡ ối nên gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Đồng Phú để sinh. Sau đó chị Lộc được chuyển lên BVĐK tỉnh Bình Phước.

4h sáng ngày 1/10, bác sĩ Đặng Văn Luận, Trưởng khoa sản BVĐK Bình Phước thông báo với anh Phạm Văn Nam là chồng sản phụ rằng chị Lộc vẫn đang rặn đẻ với thái độ rất thờ ơ.

Đến khoảng 6h50 cùng ngày, nữ hộ sinh Nghĩa gọi anh Nam vào phòng và bác sĩ Luận cho biết con anh Nam phải đưa sang khoa Nhi điều trị vì thiếu oxy. Khoảng 5 phút sau, một nữ hộ sinh yêu cầu “bồi dưỡng” vì các nữ hộ sinh đã chăm sóc chị Lộc cả đêm, nên anh Nam đưa cho người này 500.000 đồng.

“Khoảng 15 phút sau, con tôi được đưa ra trong tình trạng tím tái và phải thở oxy, nữ hộ sinh gọi tôi cùng đi sang Khoa Nhi. Đến trưa cùng ngày, trong phòng chỉ còn một nhân viên điều dưỡng… nằm xem tivi, tôi lẻn vào phòng nhìn thấy con mình nằm im, thở yếu nên chạy ra hỏi nữ điều dưỡng thì bị đuổi ra ngoài.

Khoảng 14h ngày 1/10, được phép vào thăm con, tôi thấy con tím tái, hỏi điều dưỡng, người này bảo “chờ bác sĩ đến hỏi” rồi đuổi tôi ra, chẳng ngó ngàng gì đến cháu bé”, anh Nam bức xúc nói. Đến 15h, bác sĩ thông báo bé rất yếu, phải chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cấp cứu. Đến 20h30 ngày 1/10, bé tử vong dù các bác sĩ BV Nhi Đồng 2 tận tình cứu chữa. Theo giấy chứng tử, nguyên nhân bé chết vì ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện”, anh Nam cho biết.

Sản phụ Lộc uất ức kể lại: Khoảng 3h ngày 1/10, vì quá đau đớn, nên chị van xin được đẻ mổ, nhưng 3 nữ hộ sinh trong phòng vẫn làm ngơ, quay sang chăm sóc cho sản phụ vào sau! Khoảng 5h sáng, khi chị đau bụng dữ dội, lúc này các nữ hộ sinh mới soạn dụng cụ đỡ đẻ.

“Trong lúc rặn, tôi liên tục bị nữ hộ sinh tên Ngưu Thị Yến đánh vào đùi nhiều lần. Nữ hộ sinh Yến còn trèo lên bàn sinh, dùng tay ấn bụng tôi để đẩy thai xuống. Lúc đó tôi bị nghẹt mũi và ho, liền bị nữ hộ sinh Yến tát vào mặt và chửi. Tôi tiếp tục ho lần nữa, lại bị nữ hộ sinh Yến đánh vào đầu và nói: Tao bảo mày quay mặt ra kia mà! Sau đó cô Yến còn nói: Kệ cha nó, cho nó nằm đấy rặn một mình, rồi bỏ đi, dù tôi đã van xin các cô cứu mẹ con tôi”, chị Lộc kể.

Theo nguyên tắc, nếu ối vỡ trên 6 giờ là đã chấm dứt thai kỳ. Việc nữ hộ sinh đánh, tát thai phụ là không thể chấp nhận vì như vậy là vi phạm nghiêm trọng về y đức.

Ảnh: Giấy báo tử của BV Nhi Đồng 2

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Thành ủy Hà Nội chưa biết cư dân Đại Thanh bị đánh

Bộ Xây dựng chưa được báo cáo, TP Hà Nội chưa biết

Ngày 19/11, chia sẻ với báo Đất Việt, ông Đỗ Đức Duy - Chánh văn phòng, Bộ xây dựng cho biết: "Hiện tại, tôi đang đi họp Quốc hội nên chưa nắm thêm thông tin nào mới về sự việc".
Cùng ngày, tại buổi họp báo giao ban thành ủy HN, ông Phan Đăng Long - Phó ban tuyên giáo Thành ủy nói: "Hiện nay, chúng tôi chưa nắm được thông tin vụ việc này".
Bên cạnh đó, ông Lê Bá Dục – Phó giám đốc Sở xây dựng Hà Nội cũng chia sẻ: "Tôi không phụ trách mảng này nên không nắm được thông tin".
Trong khi, ngày 31/10, sau khi sự việc xảy ra, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội yêu cầu báo cáo việc thực hiện dự án và tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư Dự án Chung cư Đại Thanh.
Chị Nguyễn Thị H (đường Bưởi - Cầu Giấy) bị đánh rách trán phải đi cấp cứu ngày 26/10
Trong công văn gửi UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban chỉ đạo Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện dự án, tình hình kinh doanh tại dự án theo quy định pháp luật, xử lý tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư. Báo cáo kết quả gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 10/11/2013.
Thế nhưng, cho đến nay, đã 20 ngày kể từ khi Bộ xây dựng gửi công văn cho UBND TP Hà Nội thì Bộ vẫn chưa nhận được công văn giải trình sự việc. Đặc biệt, TP Hà Nội và Sở xây dựng Hà Nội còn chưa nắm bắt được thông tin về sự việc này.
Trước đó, ngày 5/11, ông Duy khẳng định: "Chúng tôi chưa nhận được thông tin nào từ UBND TP Hà Nội, các bên liên quan vẫn đang tiến hành xem xét sự việc này".
Chủ đầu tư coi là chuyện vặt vãnh
Ngày 14/11, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Thanh Thản, giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Số 1 Lai Châu cho biết: "Tôi không nắm bất kì thông tin nào về sự việc, cái này bên Ban quản lý chịu trách nhiệm. Sự việc xảy ra thì chúng tôi phải tìm hiểu thông tin nên thời gian qua mới không lên tiếng, muốn lấy thông tin cứ đến Ban quản lý để tìm hiểu".
Nhận định về sự việc cư dân biểu tình bị đánh đổ máu, ông Thản nói: "Chuyện này có gì đâu mà tôi phải nắm thông tin, toàn chuyện vớ vẩn, linh tinh, nắm rõ làm gì chuyện vặt vãnh chỉ tổ đau đầu, vì nó không quan trọng nên tôi không quan tâm".
Trong khi đó, PV đã nhiều lần liên hệ với Ban quản lý của dự án nhưng vẫn chưa nhận được sự hồi đáp về trao đổi thông tin.
Cơ quan công an vẫn chưa tìm ra danh tính những kẻ hành hung
Theo lời chị Nguyễn Thị H (ở dốc Bưởi, đường Bưởi, Cầu Giấy, Hà Nội), người bị đánh rách trán, khiến máu chảy nhiều trên mặt trong hôm xảy ra xô xát, đến ngày 31/10, sau 5 ngày sự việc xảy ra, phía chủ đầu tư đã ra một văn bản trả lời đơn kiến nghị của các cư dân để xoa dịu dư luận nhưng nội dung được đánh giá là không giải quyết vấn đề gì.
Về phía công an, ngày 14/11, khi được hỏi về tiến độ điều tra vụ án, ông Nguyễn Văn Vực - Trưởng công an phường Đại Kim cho biết: "Chúng tôi đã chuyển lên Đội điều tra công an quận thụ lý, hiện tại chúng tôi chỉ làm những việc mà trên quận chỉ đạo xuống, bảo lấy giấy tờ ở đâu thì chúng tôi đưa đến đó, còn việc tiến độ điều tra thì chúng tôi không nắm được".
Khi đề cập đến việc hiện nay đã có hình ảnh chỉ đích danh lực lượng đàn áp, hành hung dân, cơ quan công an có phối hợp không thì ông Vực lại đẩy trách nhiệm lên Công an quận Hoàng Mai.
Liên hệ với Công an quận Hoàng Mai thì được biết công an vẫn đang trong quá trình điều tra dù sau gần 20 ngày và thông tin, hình ảnh đã được công khai trên các phương tiện truyền thông.
Cho đến nay, 5 ngày sau khi cư dân Đại Thanh, đã chỉ rõ ra diện mạo những người hành hung ngày 26/10, các cơ quan chức năng vẫn chưa nắm được thông tin sự việc, phía chủ đầu tư cũng chưa có câu trả lời xác đáng, công an cũng chưa hề có kết luận điều tra.
Vũ Lan - Thanh Huyền

Gia đình Anh hùng bắt sống tướng Đờ cát cũng đi kiện !

Vì sao gia đình Anh hùng bắt sống Tướng Đờ Cát đi kiện? 
Vì sao gia đình Anh hùng bắt sống Tướng Đờ Cát đi kiện? 

Với CS, Mồ mả, Chùa Chiền, Miếu Đình, Nhà Thờ...mà chúng còn phá tan tành huống gì là gia đình Anh hùng. 

Và có như thế này mới thấu hiểu được nỗi đắng cay, tủi nhục của gần 90 triệu đồng bào đang phải chịu đựng dưới chế độ cộng sản man rợ này.

“Đất ở thì quy là đất nông nghiệp, thu hồi đất không có quyết định vẫn tổ chức cưỡng chế, đất không nằm trong dự án (D.A) vẫn bị thu hồi, khiếu nại (KN) thì không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, kiện ra tòa thì tòa lại bao che cho chính quyền…” - đó là hàng loạt bức xúc của bà Tạ Thanh Bình, con gái Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tạ Quốc Luật - người dẫn đầu tổ xung kích bắt sống toàn bộ Bộ Chỉ huy địch và Tướng Đờ Cát ở Điện Biên Phủ… 
Nhà, đất hợp pháp quy thành đất nông nghiệp
    
Vợ chồng ông Tạ Quốc Luật sinh được 4 người con, trong đó có 3 người con công tác trong quân đội. 

Khi còn sống, năm 2000, bà Nguyễn Thị Nghĩa (vợ ông Tạ Quốc Luật), sau khi gom góp tiền của toàn thể gia đình đã đứng ra đặt cọc với ông Phạm Đình Chọi để nhận chuyển nhượng thửa đất có diện tích 335,2m2 tại 534 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 

Trước khi giao hết tiền cho ông Chọi, do tuổi cao, sức yếu, ngày 30/12/2000, bà Nghĩa đã làm di chúc với di nguyện là giao cho con gái cả là bà Tạ Thanh Bình cùng các em trai sử dụng đất (SDĐ) này để làm nơi thờ cúng tổ tiên, cha mẹ…
   
Bà Bình nói: “Khi hoàn tất chuyển nhượng giữa hai bên thì mẹ tôi qua đời. Trong lúc tang mẹ chưa xong thì ông Chọi cũng bất ngờ lâm bệnh qua đời. Việc làm thủ tục sang tên đổi chủ và xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ đành phải tạm gác lại và chờ giải quyết từ phía chính quyền. Nhiều lần gặp các lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung để đề nghị giải quyết thì họ đều cho biết: Phải chờ có đợt làm sổ đỏ sẽ thông báo, vả lại đã có giấy xác nhận của các hộ liền kề, của tổ trưởng tổ dân phố và xác nhận của UBND phường về nhà, đất tại 534 Nguyễn Trãi là đất ở sử dụng lâu dài, ổn định, đã đóng thuế nhà ở, đất ở vị trí 1 từ năm 1993, không có tranh chấp gì thì khi nào có điều kiện, UBND phường sẽ xác nhận làm sổ đỏ. Trước đó, UBND phường Thanh Xuân Trung cũng xác nhận cho chủ hộ Phạm Đình Chọi (bên bán) tại Đơn xin xác nhận ngày 21/2/2001 như sau: “Ông Phạm Đình Chọi và gia đình có sử dụng mảnh đất thuộc danh pháp tờ bản đồ 5E.II.37 thửa đất số 56 nằm trong địa giới phường Thanh Xuân Trung quản lý là đúng”. 

Trong quá trình SDĐ, các chủ sử dụng đều nộp thuế nhà ở, đất ở đầy đủ. Hơn 30 năm qua các chủ SDĐ và xây dựng nhà ở nơi đây không hề xảy ra tranh chấp và vi phạm nào liên quan đến SDĐ hay lấn chiếm… Có điều, trong lúc đang chờ làm các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ thì gia đình bà Bình nhận được thông báo rằng nhà, đất của mình nằm trong diện giải tỏa để phục vụ cho D.A xây dựng đường vành đai 3. “Thậm chí, chính quyền phường, quận đã rất “tiền hậu, bất nhất” khi cho rằng nhà, đất này đã vi phạm chỉ giới của D.A và là đất có nguồn gốc nông nghiệp…” - bà Bình cho hay! 
   
Tự đi thu thập tài liệu, chứng cứ, bà Bình phát hiện D.A xây dựng đường vành đai 3 được thực hiện theo Quyết định 597/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo sơ đồ D.A đã được duyệt thì gia đình của bà không thuộc diện rơi vào đất D.A. 
Bà Bình khẳng định việc chính quyền cố tình quy đất gia đình vi phạm chỉ giới D.A đường vành đai 3 là có “ý đồ” vì khi nhà, đất của gia đình bà bị giải tỏa thì khu đất trống của một số “quan chức” nằm đằng sau nhà bà sẽ ra mặt đường!

Bà Bình nhiều lần KN lên các cấp nhưng gặp phải sự im lặng kéo dài không được giải quyết, trả lời thỏa đáng… ngay cả khi có ý kiến của một số cơ quan Trung ương (Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Quốc hội…) đề nghị giải quyết dứt điểm…

Sự im lặng kéo dài cho đến khi UBND quận Thanh Xuân ra phương án bồi thường nhà xây dựng với diện tích là 539,71m2 (nhà 2 tầng bê tông cốt thép) chỉ được bồi thường hỗ trợ gần 870 triệu đồng. Về đất ở 335,2m2 được bồi thường tổng là 810 triệu đồng (được chia làm 3 khúc: 60m2 phía mặt đường bồi thường 540 triệu đồng; 60m2 tiếp theo được bồi thường 216 triệu đồng; còn lại 215m2 được bồi thường 54 triệu đồng với giá 252.000 đồng/m2…
   
Gia đình không đồng ý và tiếp khiếu. 

Ngày 30/9/2009, UBND quận Thanh Xuân ban hành Quyết định số 2618 về việc điều chỉnh phê duyệt bổ xung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư… 

Tuy phương án này đã điều chỉnh bổ sung tăng thêm một số tiền đền bù cho gia đình bà Bình, nhưng vẫn tiếp tục cho rằng đất này có nguồn gốc đất nông nghiệp và bồi thường hỗ trợ theo giá đất nông nghiệp…

Không có quyết định thu hồi vẫn cưỡng chế

Ngày 26/10/2009, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất số 2763 đối với gia đình bà Bình trong khi gia đình không hề nhận được quyết định thu hồi đất. 

Bà Bình đã làm nhiều đơn kêu cứu lên các cấp… nhưng ngày 19/11/2009, chính quyền quận Thanh Xuân vẫn tiến hành cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ nhà, đất tại 534 đường Nguyễn Trãi.

Khiếu tố hành chính mãi cũng chẳng thấu, cực chẳng đã, bà Bình phải khởi kiện UBND quận Thanh Xuân ra tòa yêu cầu hủy Quyết định số 2618 ban hành ngày 30/9/2009. 

Bản án hành chính sơ thẩm ngày 25/6/2013 của Tòa Hành chính quận Thanh Xuân đã bác yêu cầu của bà Bình. 

Ở phiên tòa hành chính phúc thẩm ngày 25/10/2013, Tòa Hành chính TAND TP Hà Nội đã tuyên hoãn xử vì lý do: Tại phiên tòa, bên bị kiện là UBND quận Thanh Xuân xuất trình tài liệu mới liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử không thể thực hiện xác minh ngay tại tòa.
    
Dư luận đang chờ một phán quyết công tâm, đúng pháp luật đối với quyền lợi hợp pháp của gia đình có công với cách mạng. PV Báo Thanh tra sẽ thông tin tiếp khi vụ án được đưa ra xét xử.

Đinh Lê 
http://thanhtra.com.vn/vi-sao-gia-dinh-anh-hung-bat-song-tuong-do-cat-di-kien_t221c39n66839.html

Với CS, Mồ mả, Chùa Chiền, Miếu Đình, Nhà Thờ...mà chúng còn phá tan tành huống gì là gia đình Anh hùng. 

Và có như thế này mới thấu hiểu được nỗi đắng cay, tủi nhục của gần 90 triệu đồng bào đang phải chịu đựng dưới chế độ cộng sản man rợ này.

“Đất ở thì quy là đất nông nghiệp, thu hồi đất không có quyết định vẫn tổ chức cưỡng chế, đất không nằm trong dự án (D.A) vẫn bị thu hồi, khiếu nại (KN) thì không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, kiện ra tòa thì tòa lại bao che cho chính quyền…” - đó là hàng loạt bức xúc của bà Tạ Thanh Bình, con gái Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tạ Quốc Luật - người dẫn đầu tổ xung kích bắt sống toàn bộ Bộ Chỉ huy địch và Tướng Đờ Cát ở Điện Biên Phủ… 
Nhà, đất hợp pháp quy thành đất nông nghiệp

Vợ chồng ông Tạ Quốc Luật sinh được 4 người con, trong đó có 3 người con công tác trong quân đội. 

Khi còn sống, năm 2000, bà Nguyễn Thị Nghĩa (vợ ông Tạ Quốc Luật), sau khi gom góp tiền của toàn thể gia đình đã đứng ra đặt cọc với ông Phạm Đình Chọi để nhận chuyển nhượng thửa đất có diện tích 335,2m2 tại 534 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 

Trước khi giao hết tiền cho ông Chọi, do tuổi cao, sức yếu, ngày 30/12/2000, bà Nghĩa đã làm di chúc với di nguyện là giao cho con gái cả là bà Tạ Thanh Bình cùng các em trai sử dụng đất (SDĐ) này để làm nơi thờ cúng tổ tiên, cha mẹ…

Bà Bình nói: “Khi hoàn tất chuyển nhượng giữa hai bên thì mẹ tôi qua đời. Trong lúc tang mẹ chưa xong thì ông Chọi cũng bất ngờ lâm bệnh qua đời. Việc làm thủ tục sang tên đổi chủ và xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ đành phải tạm gác lại và chờ giải quyết từ phía chính quyền. Nhiều lần gặp các lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung để đề nghị giải quyết thì họ đều cho biết: Phải chờ có đợt làm sổ đỏ sẽ thông báo, vả lại đã có giấy xác nhận của các hộ liền kề, của tổ trưởng tổ dân phố và xác nhận của UBND phường về nhà, đất tại 534 Nguyễn Trãi là đất ở sử dụng lâu dài, ổn định, đã đóng thuế nhà ở, đất ở vị trí 1 từ năm 1993, không có tranh chấp gì thì khi nào có điều kiện, UBND phường sẽ xác nhận làm sổ đỏ. Trước đó, UBND phường Thanh Xuân Trung cũng xác nhận cho chủ hộ Phạm Đình Chọi (bên bán) tại Đơn xin xác nhận ngày 21/2/2001 như sau: “Ông Phạm Đình Chọi và gia đình có sử dụng mảnh đất thuộc danh pháp tờ bản đồ 5E.II.37 thửa đất số 56 nằm trong địa giới phường Thanh Xuân Trung quản lý là đúng”. 

Trong quá trình SDĐ, các chủ sử dụng đều nộp thuế nhà ở, đất ở đầy đủ. Hơn 30 năm qua các chủ SDĐ và xây dựng nhà ở nơi đây không hề xảy ra tranh chấp và vi phạm nào liên quan đến SDĐ hay lấn chiếm… Có điều, trong lúc đang chờ làm các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ thì gia đình bà Bình nhận được thông báo rằng nhà, đất của mình nằm trong diện giải tỏa để phục vụ cho D.A xây dựng đường vành đai 3. “Thậm chí, chính quyền phường, quận đã rất “tiền hậu, bất nhất” khi cho rằng nhà, đất này đã vi phạm chỉ giới của D.A và là đất có nguồn gốc nông nghiệp…” - bà Bình cho hay! 

Tự đi thu thập tài liệu, chứng cứ, bà Bình phát hiện D.A xây dựng đường vành đai 3 được thực hiện theo Quyết định 597/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo sơ đồ D.A đã được duyệt thì gia đình của bà không thuộc diện rơi vào đất D.A. 
Bà Bình khẳng định việc chính quyền cố tình quy đất gia đình vi phạm chỉ giới D.A đường vành đai 3 là có “ý đồ” vì khi nhà, đất của gia đình bà bị giải tỏa thì khu đất trống của một số “quan chức” nằm đằng sau nhà bà sẽ ra mặt đường!

Bà Bình nhiều lần KN lên các cấp nhưng gặp phải sự im lặng kéo dài không được giải quyết, trả lời thỏa đáng… ngay cả khi có ý kiến của một số cơ quan Trung ương (Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Quốc hội…) đề nghị giải quyết dứt điểm…

Sự im lặng kéo dài cho đến khi UBND quận Thanh Xuân ra phương án bồi thường nhà xây dựng với diện tích là 539,71m2 (nhà 2 tầng bê tông cốt thép) chỉ được bồi thường hỗ trợ gần 870 triệu đồng. Về đất ở 335,2m2 được bồi thường tổng là 810 triệu đồng (được chia làm 3 khúc: 60m2 phía mặt đường bồi thường 540 triệu đồng; 60m2 tiếp theo được bồi thường 216 triệu đồng; còn lại 215m2 được bồi thường 54 triệu đồng với giá 252.000 đồng/m2…

Gia đình không đồng ý và tiếp khiếu. 

Ngày 30/9/2009, UBND quận Thanh Xuân ban hành Quyết định số 2618 về việc điều chỉnh phê duyệt bổ xung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư… 

Tuy phương án này đã điều chỉnh bổ sung tăng thêm một số tiền đền bù cho gia đình bà Bình, nhưng vẫn tiếp tục cho rằng đất này có nguồn gốc đất nông nghiệp và bồi thường hỗ trợ theo giá đất nông nghiệp…

Không có quyết định thu hồi vẫn cưỡng chế

Ngày 26/10/2009, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất số 2763 đối với gia đình bà Bình trong khi gia đình không hề nhận được quyết định thu hồi đất. 

Bà Bình đã làm nhiều đơn kêu cứu lên các cấp… nhưng ngày 19/11/2009, chính quyền quận Thanh Xuân vẫn tiến hành cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ nhà, đất tại 534 đường Nguyễn Trãi.

Khiếu tố hành chính mãi cũng chẳng thấu, cực chẳng đã, bà Bình phải khởi kiện UBND quận Thanh Xuân ra tòa yêu cầu hủy Quyết định số 2618 ban hành ngày 30/9/2009. 

Bản án hành chính sơ thẩm ngày 25/6/2013 của Tòa Hành chính quận Thanh Xuân đã bác yêu cầu của bà Bình. 

Ở phiên tòa hành chính phúc thẩm ngày 25/10/2013, Tòa Hành chính TAND TP Hà Nội đã tuyên hoãn xử vì lý do: Tại phiên tòa, bên bị kiện là UBND quận Thanh Xuân xuất trình tài liệu mới liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử không thể thực hiện xác minh ngay tại tòa.

Dư luận đang chờ một phán quyết công tâm, đúng pháp luật đối với quyền lợi hợp pháp của gia đình có công với cách mạng. PV Báo Thanh tra sẽ thông tin tiếp khi vụ án được đưa ra xét xử.

Đinh Lê 

Công an đồn Thuỵ khuê Hà nội - côn đồ bất chấp pháp luật

Dưới đây là những gương mặt côn đồ công an đồn Thuỵ Khuê, những côn đồ này đã nhiều lần cướp đồ đồ đạc của  dân oan tại vườn hoa dân oan.
 Mới đây đã đánh ông Trượng Dũng - một người hoạt động xã hội, giúp đỡ dân oan - bị gãy ba xương sườn khi ông này cùng dân oan tới đồn đòi những đồ đạc mà công an đồn này cướp .






Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Giới tư bản đỏ lộ rõ bộ mặt kẻ cướp !


  Kinh tế suy sụp khiến các tư bản đỏ lộ rõ bộ mặt lưu manh côn đồ, ăn cướp hại dân.
Cư dân Nam cường biểu tình phản đối trò ăn cắp của chủ đầu tư

Dân Văn giang biểu tình tại MTTQ

- Chủ của Vincom là Vượng trong vòng hai năm nay đã bị dân kiện và đưa ra toà vì các lí do : chung cư Vincom tại Bà Triệu ăn chặn tiền bảo trì, móc túi cư dân qua các chi phí, dân biểu tình phản đối mới biết Vượng đã phải bán tháp này cho ngân hàng để gán nợ.
- Cư dân mua nhà Vincom tại Tỉme city và Royal đang kiện Vượng : hai trăm cư dân mua nhà khởi kiệnVic ra toà vì bán nhà sai thiết kế, ăn bớt chất lượng, ăn bớt khối lượng...dân mang hồ sơ ra thanh tra chính phủ và nhà nước, gửi hồ sơ ra EU để vạch mặt tên tỷ phú trọc phú vô học, ăn cướp này.
- Cty Lai châu trùm là Thản Nghệ an cũng đang bị dân kiện ra toà vì trò ăn cắp như Vượng, Thản đã thuê côn đồ đánh dân cư khi họ đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.
- Nam cường cũng bị cư dân khởi kiện, biểu tình phản đối vì bán nhà chậm , ăn cắp, ăn bớt chất lượng , sai với hợp đồng. Nam cường cũng thuê công an và đầu gấu Hà đông đánh cư dân, cướp máy ảnh, băng rôn. Công an đứng đó bảo kê cho côn đồ.
- Chủ Spendora do JVC An khánh làm chủ cũng tò ăn cắp như Nam cường, Vin com, Lai châu...ăn cắp, ăn bớt, ăn chặn, đàn áp cư dân khi họ khiếu kiện đòi quyền lợi của mình.

Tình trạng kinh tế khó khăn đã khiến các chủ tư bản đỏ bị sụp theo, hầu hết các chủ đều đối phó băng việc ăn cắp, ăn bớt chất lượng của dân mua nhà. Khi dân khiếu kiện thì dở trò lưu manh thuê côn đồ và công an an đánh lại dân - đó là biểu hiện của một xã hội vô chính phủ, côn đồ lưu manh và chính quyền đã bị chủ tư bản đỏ thao túng, trả tiền đề quay lại hại dân dù chúng được dân nuôi hàng ngày qua thuế.

Sự việc hôm qua xảy ra tại Phúc đồng Long biên do chính quyền đã ăn tiền của Vincom và cướp đất nghĩa trang để giao cho Vin com. Dân đã bức xúc và tấn công bọn côn đồ tại nghĩa trang, công an đóng giả côn đồ đánh dân bị dân ghi hình và nhận dạng, khi tới trụ sở truy tìm đã bắt gặp , dân hò nhau bắt để xử lý các công an giả côn đồ này.

Những sự việc diễn ra nhưu trên cũng cho thấy các cơ quan chức năng chuyên môn như : Bộ xây dựng, sở xây dựng, thanh tra các cấp hoàn toàn vô dụng trước diễn biến phức tạp từ lĩnh vực của mình. Trách nhiệm về quản lý chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng mà nhà nước, nhân dân giao cho họ đã bị họ né tránh cho dù vẫn nhận lương hàng ngày. Việc chủ đàu tư ăn cắp, ăn bớt chất lượng, làm sai thiết kế khi bán nhà cho dân lẽ ra bộ xây dựng phải chỉ đạo thanh kiểm tra, đưa ra những sai phạm của chủ đầu tư để các cơ quan pháp luật làm căn cứ xử lý, làm trọng tài cho việc tranh chấp ...thế nhưng bộ , sở coi như mù, điếc và chắc chắn chúng đứng về phía các chủ tư bản đỏ để ăn tiền, lơ đi quyền lợi của dân, còn hùa với xã hội đen, côn đồ đàn áp dân.

Đây là chuyện tuy đơn giản nhưng sẽ để lại hệ luỵ lớn cho xã hội khi cả giới trung lưu cũng trở thành dân oan, nông dân thấp cổ bé họng là dân oan rồi, nay thêm trung lưu, mai thêm trí thức, bất đồng chính kiến,...chính quyền này sẽ sụp đổ bát cứ lúc nào khi các lực lượng dân oan liên kết được với nhau, đoàn kết đấu tranh và lật đổ cái chính quyền vô dụng đối với dân chúng.

Đàn bò gần 500 con đang khoác áo đải biểu của dân kia vẫn đang ngồi diễn tuồng, để mặc dân chungs tầng tầng lớp lớp dân oan, cứ đợi đấy, trách nhiệm của các con bò sẽ đến lúc dân sờ tới. Để Đất nước tan nát như thế này trách nhiệm thuộc về ai nếu không phải là của gần 500 con bò đó ?

FB Xuân Vietnam

Vì sao Quốc hội Việt nam không làm gì được cho dân?

 

Quốc hội Viêt Nam, kỳ họp thứ 6, khóa 13
Quốc hội Viêt Nam, kỳ họp thứ 6, khóa 13 chinhphu.gov
Để đất nước chìm ngập trong cơn khủng hoảng toàn diện, nạn tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng… Vậy mà các Đại biểu Quốc hội Việt nam vẫn hầu như bó tay và không có bất kỳ giải pháp nào, nhằm tránh thoát thảm cảnh xuống cấp ghê gớm của đất nước. Vì sao lại có tình trạng như vậy?
Quốc hội vì dân hay vì đảng
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tuy vậy, trước thực tế có đến 90% các Đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN. Cho nên phải chăng Quốc hội Việt nam không thể hiện được ý chí của người dân.
Theo Hiến pháp quy định, thì Quốc hội có nhiệm vụ quyết định những vấn đề lớn, các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh … và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Đồng thời, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nhưng trên thực tế không như vậy, người ta cảm thấy vai trò của Quốc hội bị lu mờ so với thực quyền của họ. Một thực tế, nếu các đại biểu quốc hội thực hiện đầy đủ chức năng của họ thì cỗ máy nhà nước Việt nam có lẽ không đến nỗi chạy ngược lại với xu thế thời đại như hiện nay.
Quốc hội Việt nam được đạo diễn bởi Đảng CSVN theo cơ chế Đảng cử dân bầu. Điều đó đã làm cho Quốc hội phụ thuộc. Đó là lý do vì sao mà Quốc hội Việt nam chưa làm tốt được cái vai trò theo sự hiến định của Hiến pháp
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh
Đánh giá về vai trò của Quốc hội hiện nay, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà nẵng cho chúng tôi biết “Quốc hội Việt nam được đạo diễn bởi Đảng CSVN theo cơ chế Đảng cử dân bầu. Điều đó đã làm cho Quốc hội phụ thuộc. Đó là lý do vì sao mà Quốc hội Việt nam chưa làm tốt được cái vai trò theo sự hiến định của Hiến pháp. Và đó cũng là lý do vì sao trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa rồi cho thấy vai trò hết sức mờ nhạt, hết sức lung túng của Quốc hội Việt nam trong việc giải quyết các bài toán do tình hình cuộc sống của đất nước đặt ra”
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII - Ảnh: bienphong.com.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII – (minh họa)bienphong.com.vn

Vì thế, các đại biểu Quốc hội đã không hành động theo nguyện vọng của cử tri hay tinh thần vì dân, vì nước mà ho hoàn toàn chịu sự chi phối của đảng. Dẫn tới Quốc hội trở thành một cơ quan mang tính chất hình thức để hợp thức hóa các chủ trương chính sách của đảng CSVN. Vì thế, đa số đại biểu hầu như không cho phép mình phát biểu theo những gì họ nghĩ, mà chỉ bấm nút theo chỉ đạo của đảng và đặt cương lĩnh của đảng lên trên hết.
Nhận xét về cách tổ chức của Quốc Hội Việt Nam, ông Bùi Kiến Thành một doanh nhân Việt kiều đã về làm việc tại Việt nam nhiều năm cho biết:
“Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!”
Tuy nhiên, khi nói về sự hoài nghi về vấn đề “Có phải về thực chất cử tri Việt nam hoàn toàn không có vai trò trong việc lựa chọn các đại biểu của họ vào Quốc hội hay không?”. Ông Hoàng Hữu Phước đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí minh cho biết
Ở Việt Nam mấy người vào Quốc hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ… cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!
ông Bùi Kiến Thành
“Tôi nghĩ rằng không, bởi vì người dân hiện nay có sự chọn lựa rất là kỹ lưỡng. Cho nên là mỗi một người, dù có đã từng làm đại biểu khóa trước đó hoặc là người mới ứng cử bi giờ thì người nào cũng phải có sự hành động cụ thể rõ ràng. Và nhất là bây giờ người dân rất là quan tâm. Cho nên tôi nghĩ rằng, trước đây hoặc bây giờ có sự hoài nghi đó, thì những hoài nghi đó có thể được giải quyết sau Quốc hội khóa này. Và bắt đầu từ khóa sau, mọi hoài nghi, những dư luận từ bên ngoài nói về bầu cử ở Việt nam dần dần sẽ hết.”
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua...
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua…(xaluan.com)

Trách nhiệm, quyền hành và trình độ của Đại biểu
Nói về nhược điểm trong khâu nhân sự của Quốc hội, ông Lê Hiếu Đằng nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP. Hồ Chí Minh cho rằng ” Tôi nghĩ là quốc hội Việt Nam có một nhược điểm là không phải toàn đại biểu chuyên nghiệp. Do đó với thời gian 1 tháng không thể nào giải quyết rốt ráo các vấn đề quan trọng đã đặt ra. Vì vậy tôi nghĩ đó là hạn chế. Đại biểu quốc hội ở Việt Nam không phải là những người chuyên trách, những nhà hoạt động chính trị thực sự. Và trong đó, đại bộ phận là đảng viên, đại bộ phận là các đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước.“
Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác
TS Nguyễn Sĩ Dũng
Gần đây, theo báo Tuổi trẻ đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến trong phiên thảo luận của Ủy Ban Văn Hóa-Giáo Dục-Thanh Thiếu Niên Nhi Ðồng của Quốc Hội cho biết. Mỗi lần ông ra Hà Nội họp Quốc Hội, lãnh đạo địa phương dặn dò rất kỹ rằng “phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế ‘xin – cho’ thì mình xin, ai cho.” Với lý do, theo ông “Nói về tham nhũng ở địa phương chẳng khác nào dại dột vạch áo cho người xem lưng.” Bình luận về việc này, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh cho rằng “Đây là sự dũng cảm của người Đại biểu Quốc hội, phát biểu như thế tôi thấy nói hài hước, nó hơi buồn cười. Nhưng mà tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng và đúng với thực trạng của Quốc hội Việt nam. Bây giờ một đảng người ta lãnh đạo cho nên chắc chắn họ phải giữ gìn cái tiếng của họ, bởi vì xấu chàng thì hổ ai? Cho nên tôi nghĩ thực trạng đó là có và hoàn toàn là tồn tại lâu rồi. Nhưng mà tôi nghĩ bất cứ ai quan sát nghị trường ở Việt nam lâu năm cũng không có gì là bất ngờ”
Tuyên bố trên của ông Lê Như Tiến đã gây sốc cho dư luận xã hội, qua đó người dân được biết rằng các đại biểu Quốc hội, cho dù chưa hẳn họ đã được dân bầu một cách dân chủ, nhưng họ vẫn còn chịu sự kiểm soát gắt gao của những người có trách nhiệm.
Còn nhớ, cho dù các đại biểu Quốc hội dù bị khống chế, song cũng có những lần họ đã bẻ gãy được các chủ trương lớn của đảng. Mà việc Quốc hội không thông qua dự án đường sắt cao tốc – một dự án khuất tất với mức đầu tư hơn 56 tỷ USD là một điển hình. Điều đó cho thấy, nếu các đại biểu Quốc hội hết lòng vì nước vì dân, cộng với long dũng cảm thì bằng lá phiếu của mình họ cũng có thể phủ quyết những chủ trương không đúng. Tiếc rằng số các đại biểu như thế còn quá ít trong Quốc hội.
TS Nguyễn Sĩ Dũng – Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, gần đây có nói rằng “Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác.”
Điều đó không hiểu các vị Đại biểu Quốc hội có biết không?

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Được ghế nhân quyền nhưng vẫn nói một đằng làm một nẻo.

FB Bắc Truyển
Nói một đàng làm một nẻo.
Nói một đàng làm một nẻo.

Trại giam Thanh Xuân (Hà Nội) hứa sẽ đưa Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đi điều trị bệnh. Hôm nay, ba của Hạnh đi thăm và cho biết, cả hai không được điều trị bệnh, khi chị Dung đau thì được phát vài viên thuốc giảm đau, chị Dung bị sỏi túi mật gần 7 năm nay nhưng vì không nhận tội nên không được điều trị.

Đầu tháng 10/2013, tổng cục Trại giam đã chuyển chị Dung và Hạnh từ trại giam Xuân Lộc ra giam giữ tại trại giam Thanh Xuân, cách xa gia đình gần 2.000 km. Trong chuyến đi thăm vợ vào đầu tháng 10, anh Võ Văn Bửu được trại giam hứa hẹn sẽ đưa chị Dung khám và điều trị bệnh. Hiện nay, chị Dung rất yếu đi đứng không tự một mình, phải có người dìu. Lời hứa của thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ là như thế đó. Việt Nam cũng vừa tham gia công ước Chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo khi giam giữ, nhưng xem ra giữa cam kết và thực hiện là khoảng cách xa vời. 

Cố TT Nguyễn Văn Thiệu nói một câu mà ngàn thu còn đúng. Cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác còn nhiều khó khăn, chúng ta phải nổ lực hơn nữa.

* chị Hằng và anh chị tại Hà Nội giúp anh Bửu đến trại giam Thanh Xuân.
 Bạn bè đưa bố của Minh Hạnh tới trại thăm Hạnh.

Trại giam Thanh Xuân (Hà Nội) hứa sẽ đưa Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đi điều trị bệnh. Hôm nay, ba của Hạnh đi thăm và cho biết, cả hai không được điều trị bệnh, khi chị Dung đau thì được phát vài viên thuốc giảm đau, chị Dung bị sỏi túi mật gần 7 năm nay nhưng vì không nhận tội nên không được điều trị.

Đầu tháng 10/2013, tổng cục Trại giam đã chuyển chị Dung và Hạnh từ trại giam Xuân Lộc ra giam giữ tại trại giam Thanh Xuân, cách xa gia đình gần 2.000 km. Trong chuyến đi thăm vợ vào đầu tháng 10, anh Võ Văn Bửu được trại giam hứa hẹn sẽ đưa chị Dung khám và điều trị bệnh. Hiện nay, chị Dung rất yếu đi đứng không tự một mình, phải có người dìu. Lời hứa của thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ là như thế đó. Việt Nam cũng vừa tham gia công ước Chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo khi giam giữ, nhưng xem ra giữa cam kết và thực hiện là khoảng cách xa vời. 

Cố TT Nguyễn Văn Thiệu nói một câu mà ngàn thu còn đúng. Cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác còn nhiều khó khăn, chúng ta phải nổ lực hơn nữa. 


Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Công an Gò công, Tiền Giang cũng học theo khơ me đỏ.


Chỉ vì nghi ngờ em Nguyễn Hoàng Phương Phương (16 tuổi) ăn cắp xe đạp, công an xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang đã ập vào trường của em Phương giữa giờ học, giải em đi về đồn tra tấn, buộc phải nhận tội ăn trộm.
Toàn bộ học sinh của trường PTTH Nguyễn Văn Linh, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành ngày 5-11-2013 đều sợ hãi và xôn xao vì biết Phương là một học sinh hiền lành, khó có thể là người đi ăn trộm, lại bị bắt giải đi giữa giờ học, trước toàn trường như vậy.
Phương là con trai út của cố nhạc sĩ Hoàng Phương. Làng xóm gần kề biết nhau, nên Phương luôn biết cách giữ danh dự cho gia đình, dù nhà nghèo, không có điều kiện như chúng bạn.
Nhạc sĩ Hoàng Phương, là tác giả của nhiều bài hát lừng danh như Hoa sứ nhà nàng, Mẹ Gò Công... Ông mất năm 2002, gia đình còn lại lúc đó là một vợ và hai con nhỏ trong cảnh hết sức nghèo khổ.
Khi Phương bị công an viên tên Hoàng giải về đồn, dù bị đánh đập, Phương khóc và chịu đòn chứ nhất quyết không để bị gán tội vô lý như vậy.
Công an viên tên Hoàng đã đánh và tát em Phương liên tục, sau đó lại sử dụng nghiệp vụ đánh không để lại thương tích, bằng cách lấy báo cuốn lại mà đánh đập em Phương, nhưng vẫn không sao ép được Phương nhận tội.
Điều ghê sợ là trong việc bắt giữ, tra tấn em Phương suốt chiều đến tối, công an cũng như nhà trường không hề thông báo cho gia đình em Phương. Mãi khi đến tối, chị Vân, mẹ của em Phương đi làm về mới hoảng kinh khi biết sự việc thì thân thể con mình đã bầm dập.
Lâu nay những chuyện đau lòng như trên vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước này, thậm chí đã có những em bị tổn thương tâm lý đến mức đã tìm đến cái chết. 
Chỉ cách Saigon có 2 giờ đồng hồ xe chạy mà nạn bạo hành của công an đã như vậy, ở những nơi xa hơn nữa thì mạng người có còn gì?
Lại chợt nhớ đến một người quen, làm chức to trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Mấy năm trước, khi nạn bạo hành trẻ em bùng lên, tôi đề nghị thành lập một nhóm tìm hiểu và giải cứu những em nhỏ bị bạo hành như vậy. Thậm chí tôi đề nghị xin chịu mọi chi phí và nhân lực hoạt động, chỉ xin được giúp đỡ có một tư cách pháp nhân để có thể hoạt động. Người có chức này vẻ mặt thì đầy thông cảm những câu chuyện đó, nhưng miệng luôn bàn ra, cho tới nay đã hơn 5 năm, vẫn chưa thấy hồi âm.
Cả công an, cả quan chức... chúng ta cứ tệ mạt với trẻ em Việt Nam, con người Việt Nam như vậy, rồi đây tương lai đất nước này sẽ về đâu?
   Chỉ vì nghi ngờ em Nguyễn Hoàng Phương Phương (16 tuổi) ăn cắp xe đạp, công an xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang đã ập vào trường của em Phương giữa giờ học, giải em đi về đồn tra tấn, buộc phải nhận tội ăn trộm. Toàn bộ học sinh của trường PTTH Nguyễn Văn Linh, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành ngày 5-11-2013 đều sợ hãi và xôn xao vì biết Phương là một học sinh hiền lành, khó có thể là người đi ăn trộm, lại bị bắt giải đi giữa giờ học, trước toàn trường như vậy. Phương là con trai út của cố nhạc sĩ Hoàng Phương. Làng xóm gần kề biết nhau, nên Phương luôn biết cách giữ danh dự cho gia đình, dù nhà nghèo, không có điều kiện như chúng bạn. Nhạc sĩ Hoàng Phương, là tác giả của nhiều bài hát lừng danh như Hoa sứ nhà nàng, Mẹ Gò Công... Ông mất năm 2002, gia đình còn lại lúc đó là một vợ và hai con nhỏ trong cảnh hết sức nghèo khổ. Khi Phương bị công an viên tên Hoàng giải về đồn, dù bị đánh đập, Phương khóc và chịu đòn chứ nhất quyết không để bị gán tội vô lý như vậy. 
    Công an viên tên Hoàng đã đánh và tát em Phương liên tục, sau đó lại sử dụng nghiệp vụ đánh không để lại thương tích, bằng cách lấy báo cuốn lại mà đánh đập em Phương, nhưng vẫn không sao ép được Phương nhận tội. Điều ghê sợ là trong việc bắt giữ, tra tấn em Phương suốt chiều đến tối, công an cũng như nhà trường không hề thông báo cho gia đình em Phương. Mãi khi đến tối, chị Vân, mẹ của em Phương đi làm về mới hoảng kinh khi biết sự việc thì thân thể con mình đã bầm dập. Lâu nay những chuyện đau lòng như trên vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước này, thậm chí đã có những em bị tổn thương tâm lý đến mức đã tìm đến cái chết. Chỉ cách Saigon có 2 giờ đồng hồ xe chạy mà nạn bạo hành của công an đã như vậy, ở những nơi xa hơn nữa thì mạng người có còn gì? Lại chợt nhớ đến một người quen, làm chức to trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Mấy năm trước, khi nạn bạo hành trẻ em bùng lên, tôi đề nghị thành lập một nhóm tìm hiểu và giải cứu những em nhỏ bị bạo hành như vậy. Thậm chí tôi đề nghị xin chịu mọi chi phí và nhân lực hoạt động, chỉ xin được giúp đỡ có một tư cách pháp nhân để có thể hoạt động. Người có chức này vẻ mặt thì đầy thông cảm những câu chuyện đó, nhưng miệng luôn bàn ra, cho tới nay đã hơn 5 năm, vẫn chưa thấy hồi âm. Cả công an, cả quan chức... chúng ta cứ tệ mạt với trẻ em Việt Nam, con người Việt Nam như vậy, rồi đây tương lai đất nước này sẽ về đâu?

Khởi tố hình sự cả loạt công an Bắc Giang ?

Khởi tố cán bộ dùng nhục hình, ép cung vụ án oan 10 năm?

(Kienthuc.net.vn) - Nếu những lời tố cáo của ông Chấn đã dùng nhục hình để bức cung, các điều tra viên có thể bị khởi tố về tội Dùng nhục hình...
Liên quan đến vụ án giết người tại làng Me (xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) xảy ra vào khoảng 19h30 tối ngày 15/08/2003. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan bị sát hại dã man dẫn đến tử vong. Sau quá trình rà soát các đối tượng đáng nghi, Nguyễn Thanh Chấn được cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bắc Giang (khi đó) đưa vào dạng nghi vấn bởi những bất minh trong khoảng thời gian tối 15/8. Kết quả đo bàn chân của ông Chấn cho thấy chân trái ông Chấn dài 22cm, rộng 8,8cm, chân phải dài 23cm, rộng nhất 9,6 cm. Ngay lập tức, cơ quan điều tra đã coi đó là một trong những bằng chứng để kết luận Chấn là hung thủ vụ việc.
Ngoài ra, việc biên bản kết luận truy tố vụ án của cơ quan CSĐT còn có nhiều bản cung, lời khai của ông Nguyễn Thanh Chấn có chữ ký của ông này đều khớp với hiện trường gây án và bản thân ông Chấn trong những lời khai ấy cũng thừa nhận giết chị Hoan.
Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Nguyễn Thanh Chấn đều kêu oan và cho rằng mình bị cán bộ điều tra dùng nhục hình, ép cung nên mới phải nhận tội.
Những cán bộ điều tra nếu xác minh là đã dùng nhục hình, ép cung ông Chấn có thể khởi tố hình sự... 
Từ việc điều tra lỏng lẻo, thiếu chứng cứ gốc, cơ quan điều tra (khi đó) đã căn cứ vào lời khai (bị ép cung) của Nguyễn Thanh Chấn để hoàn thành hồ sơ truy tố. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã căn cứ vào tài liệu này để kết án ông Nguyễn Thanh Chấn tội giết người với án chung thân. 10 năm sau, hung thủ thực sự của vụ án Lý Nguyễn Chung đã ra cơ quan công an đầu thú. Thừa nhận việc mình đã giết hại chị Nguyễn Thị Hoan vào đêm ngày 15/8/2003. Khoảng thời gian 10 năm trong tù, đến nay ông Chấn mới được thả. Dù cơ quan chức năng còn đang tiếp tục điều tra để minh oan cho ông Chấn. Nhưng dư luận, tin những lời ông Chấn khai bị ép cung là có cơ sở.
Việc để oan sai do quá trình điều tra và quá trình tố tụng, các cán bộ tham gia có bị liên đới trách nhiệm, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với các Luật sư. Và ý kiến các luật sư đều cho rằng, cần phải làm rõ vấn đề có hay không việc dùng nhục hình ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn để ông Chấn phải chịu oan khuất suốt 10 năm. Nếu kết quả điều tra kết luận các cán bộ điều tra khi đó có ép cung ông Chấn thì có thể khởi tố hình sự theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Nguyễn Đình Xuân, Trưởng văn phòng luật sư Dân Nguyện cho rằng, qua vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn, cần phải làm rõ việc các cơ quan điều tra ép cung, cơ quan tố tụng sai luật. Vấn đề quan trọng nhất là phải xem xét bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn trong suốt 10 năm ngồi tù oan ức. Đó vừa là trách nhiệm vừa là đạo lý ở đời. Thực tế hiện nay, không ít vụ án oan sai như thế, nên cần phải làm rõ.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng Luật sư Đức Thịnh khi trao đổi với PV Kiến Thức về vụ việc trên cho rằng: “Nếu những lời tố cáo của ông Nguyễn Thanh Chấn đang được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành điều tra kết luận là có căn cứ thì các điều tra viên đã dùng nhục hình, để bức cung (nếu có thật ) để xảy ra án oan ông Chấn đã phải ngồi tù đến 10 năm thi họ có thể bị VKSTC khởi tố bị can về tội “Dùng nhục hình” qui định tại điều 298 BLHS, và tội “bức cung” theo điều 299 BLHS. Còn nếu họ không bị xử lý hình sự thì cũng bị xử lý hành chính, cấm đảm nhiệm chức vụ.
 Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến
Cụ thể, Điều 298 Bộ luật hình sự về tội dùng nhục hình quy định rõ: “Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.
Điều 299, Bộ luật hình sự về tội bức cung cũng quy định: “Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.
Nói về trách nhiệm của Tòa án các cấp trong việc xét xử, tuyên án ông Nguyễn Thanh Chấn tội giết người, có tính chất côn đồ với mức hình phạt chung thân. Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến cho rằng, nếu ông Nguyễn Thanh Chấn được tuyên vô tội. Trong trường hợp ông Chấn đã bị Toà phúc thẩm tối cao tại Hà Nội tuyên y án sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang thì TAND tối cao phải bồi thường thiệt hại cho ông Chấn theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều 32 của Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước. Đồng thời phải khôi phục danh dự cho ông Chấn theo quy định của pháp luật, để ông sớm được minh oan, hòa nhập cộng đồng.
Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án tối cao đã xử ông Chấn oan, phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền này cho nhà nước. Đồng thời, những người này sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hải Ninh